Không gian trong tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết ngõ lỗ thủng của trung trung đỉnh (Trang 59 - 64)

Chiến tranh kết thúc, con người trở về với muụn mặt của cuộc sống đời thường. Các nhà văn có sự mẫn cảm với cuộc sống đã không thể bỏ qua hiện thực đời thường đó. Từ thể tài lịch sử dân tộc, văn học đã chuyển sự

quan tâm chủ yếu sang thể tài thế sự và đời tư. Với sự thay đổi quan niệm về hiện thực, không gian xây dựng trong tác phẩm tạo nên bức tranh chung về hiện thực đời sống cũng có sự chuyển đổi. Từ không gian lịch sử kì vĩ, rộng lớn của núi rừng Trường Sơn, đường chiến dịch trải dài như mặt trận, những căn hầm, mặt trận, chiến khu như trong Dấu chân ngời lính hay cả một vùng Tam Ngãi rộng lớn như trong Ngời mẹ cầm súng, hay cả một sứ Hòn anh dũng hiên ngang như trong Hòn đất…Giờ đây không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đã thu hẹp phạm vi một cách cụ thể hơn, gần gũi, gắn bó hơn với con người. Đó cũng là nơi con người bộc lộ hết mọi mối quan hệ, mọi phẩm chất tốt - xấu, những vấn đề xung đột trong cuộc sống thường ngày về những cái bình thường, nhỏ nhặt nhất. Cảm hứng nhân bản đã trở thành cốt lõi của những nguyên tắc phản ánh đời sống, quy định hệ quy chiếu tác phẩm.

Ngõ lỗ thủng đã xây dựng một không gian cụ thể rất riêng, đặc trưng

cho cuộc sống đô thị thời kì chuyển giao giữa cái cũ và cái mới. “Nó chỉ đơn giản là một cái ngõ nhỏ như bao con ngõ khác ở xứ sở này. Nó gần phố Vân Hồ 3, nơi tôi và rất nhiều bạn văn đã sống ở đó trong những ngày tháng gian khổ của đất nước. Bản thân ngõ nhỏ đó không có tên nhưng những người đi tập thể dục đã khoét một lỗ thủng để đi vào công viên Thống Nhất. Đó là lối đi đến công viên gần nhất của những hộ sống gần đấy. Tôi gọi nó là “ngõ lỗ thủng” đúng như thực tế vốn có của nó mà thôi” [36]. Đó là cái ngõ có thật trong cuộc sống, chính nó đã đi vào đời sống, đời viết của ông. Bằng một sự quan sát và khả năng phát hiện tinh tế, nhà văn đã cho người đọc thấy được một “nền văn hóa” rất riêng, rất đặc trưng “nền văn hóa “ngõ Lỗ Thủng”. “ở đó cuộc sống của những người công nhân, trí thức, thợ thủ công, lao dộng tự do trong thời kì khốn khó đ… ược tái hiện lại rất sống động và đặc trưng, giúp người đọc có thể hình dung được rõ ràng về giai đoạn

Những thành viên trong ngõ không phải ai khác “toàn dân tứ chiếng giang hồ sau ngày giải phóng Thủ đô, dạt tới đây, tụ lại đây trên một khu rác rưởi và lần mò kiếm sống” [19, 162]. Có lẽ do cuộc sống quá lam lũ nên đám dân trong ngõ ít có dịp đề cập đến vấn đề văn hóa. Chẳng ai muốn mình phải sinh ra và lớn lên trong cái ngõ “văn hóa” ấy. Lối sống trong ngõ thì vẫn dữ và ngày càng dữ chưa hề có dấu hiệu khả quan gì cho thấy sự thay đổi. Người ta có thể chứng kiến thường xuyên những trận cãi vã, rượt đuổi, đánh đập nhau, những câu chửi tục. “Rất tục. Tục tới mức không thể tục hơn thế” [19, 163] của những gia đình cũng vô cùng “văn hóa”, cha chửi con, vợ chửi chồng, “cái kiểu bực nhau ấy có mà suốt ngày hai bốn trên hai bốn”. Ấy là cái nét “văn hóa” của đám dân trong ngõ, họ tự tạo cho mình một “môi trường văn hóa” riêng, cái gì ngoài xã hội có thì trong ngõ cũng không đến nỗi kém cạnh. Cũng có đám cưới, đám hỏi, mừng sinh nhật, h- ương khói ngày rằm nh… ưng lại “theo cái lối tiến hành riêng, cái cách biểu hiện riêng, cách thẩm định riêng. Và vì thế, chia buồn, chia vui cũng đặc sắc, âu yếm hay tức giận, không nhất thiết theo một lề thói nào” [19, 164]. Những chuyện cám ơn hay xin lỗi là lẽ thông thường trong cuộc sống thế nhưng đối với cái ngõ “văn hóa” này thì “tất cả những thứ ấy đều trở nên lố bịch”, chúng bị coi là những thứ “xa xỉ phẩm bừa phứa”. Ngõ Lỗ Thủng vốn có cái tên là ngõ Thắng Lợi nhưng không ai chịu gọi, lại cứ tự bôi xấu vào mặt mình. Mấy chục năm, cái lỗ thủng trong ngõ được che khuất khách đi đường bằng lùm găng và đống rác lúc nào cũng chất ngang thắt lưng. Người ta đã có ý định xây bít cái lỗ thủng đó lại nhưng “sự chỉ huy của bà Còng đối với cái ngõ toàn dân thất cơ lỡ vận này chỉ là để cho có tính hình thức” [19, 184]. Mỗi lần xây bít lại là mỗi lần chọc thủng, thậm chí người ta đã cử người trông coi nhưng chỉ được vài ngày những viên gạch cứ từ từ bục ra “khiêm tốn và quyết liệt”. Nhưng có biết rằng, cái lỗ thủng ấy chỉ dành riêng cho “khách quen” mà lượng “khách quen” lại ngày một đông hơn,

chính đó là nguyên nhân tạo nên những mâu thuẫn xung đột. Những “vị khách quen” ấy chiều chiều cứ ra quán nước anh Gù và tiến hành những phi vụ của mình. “Người câu trộm cá , hái trộm hoa, bưng trộm cây cảnh, hái trộm củi, cắt cỏ. Người bê mẹt ô mai, thuốc lá, kẹo cao su có ng… ười chờ cho nhá nhem tối vào đó hành nghề son phấn ” [19, 183]. Thật là những… phi vụ đáng “tự hào” cho cái ngõ chấp chới, xềnh xoàng, nham nhở, hôi hám, uế tạp bốn mùa, cho cái nơi mà ngời ta gọi là “cửa ngõ mở ra với thế giới bên ngoài” [19, 183]. Ngừ Lỗ Thủng trở thành một nơi “linh thiêng, linh thiêng tới mức nó có thể tồn tại nh… ư một vật thiêng của cộng đồng, t- ựa như cây duối, cây đa” [19, 183]. Không gian tù túng, chật hẹp đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến lối sống của những cư dân trong ngõ. Đã có một thời bà Hượu phải đi làm cái nghề “bán thân kiếm sống”. Sau khi chồng chết theo con, bà thôi bán ốc, chuyển sang buôn bán cá mè câu trộm của mấy người trong ngõ khi “dịch vụ buôn bán” ấy không thích hợp, bà quay ra bán khoai lang, khoai sọ luộc. Còn Gù quyết chí ra tay, làm lại cuộc đời, mở quán bán nước chè, bánh rán, các loại kẹo màu, thuốc lá cho những khách… “tuyền nghèo” thế mà vẫn đông. “Chủ yếu là đám người trong ngõ, cánh sinh viên của một trường đại học về quê, ghé chờ xe ngoài phố. Cả các bác thợ mộc bên xưởng gỗ, cánh công nhân vệ sinh, bọn thanh niên đầu trộm, đuôi cướp tụ tập nhau đánh bài ăn thuốc lá ba số ” [19, 187]. Mỗi ng… ười mỗi số phận, mỗi mảnh đời riêng, tất cả đều hội tụ về ngõ Lỗ Thủng này cùng chung sống trong một “môi trường văn hóa”, cùng phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Anh thằng Nghẽo to khỏe nhưng lại ngu đần, lấy phải con vợ đành hanh thua bạc bỏ trốn để thằng em nuôi bố mù lòa. Hay những thằng như Hà choắt “nom như ông cụ non”, sống bằng nghề lấy củi trộm trong công viên, đó là nghề chuyên nghiệp, nó không thể bỏ, “bao giờ hết cây thì nó mới hết việc”. Thằng Mĩ thì to cao, tóc tai bùm xùm, nom như tư- ớng cướp, sống bằng đủ thứ nghề: bổ củi, cướp trộm ống nước ngoài công

viên, đánh trộm cây cảnh Còn thằng Ngọc nổi tiếng với nghề câu cá trộm,… nó hành nghề từ năm lêm mười tuổi. Nó coi cái hồ công viên là nguồn sống, là niềm vui, nỗi buồn của mình.

Nột “văn húa” ngừ Lỗ Thủng được biểu hiện cụ thể qua những gia đỡnh “văn húa” cũng khụng kộm phần kộm cạnh…Tiếng bước chân chạy huỳnh huỵch, vội vã và quyết liệt, tiếng hô hoán, chửi bới nhau ngậu xị, trong tay ai cũng có vũ khí. Hóa ra cuộc ẩu đả không phải của ai xa lại mà là cha con, vợ chồng lão Hợi quần nhau. “Ngày nào nhà ấy chả có vài cuộc cãi lộn. Cãi lộn, đấm đá, chửi bới trong nhà với nhau chưa chán, khuya khoắt thế lôi nhau ra gào thét” [19, 223]. Những th… ước “phim trưởng” quay chậm với những tiếng khóc, tiếng chửi rôm rả. Hết lôi nhau ra ngoài, chúng lại kéo nhau về nhà “chửi cho chán mồm” mới thôi. “Vợ thằng Minh nằm sõng sợt chân tay giẫy đành đạch, miệng chửi rủa, khóc lóc Mụ Hợi… … lại xông vào đòi “xé xác con đĩ”, lão Hợi xông lên chửi vợ như đàn bà” [19, 224].

Không khí ở cái ngõ này lúc nào cũng “rôm rả” những cuộc ẩu đả và hệ quả của nó thì thật “đáng khen”. Ông lão Tía chui vào cái quần rách nát của mình cùng với can xăng và bao diêm, tự kết thúc đời mình bằng một ngọn lửa chỉ vì mấy hôm bị mụ vợ chửi thậm tệ quá. Quả thật “những nét văn hóa” này cần đợc đa ra trớc “bàn dân thiên hạ” để mà phong tặng sắc phong “ngõ Lỗ Thủng văn hóa”, “gia đình văn hóa”. Cái lỗ thủng nham nhở kia không thể nào xây bít được và nó vẫn đang nuốt vào trong bụng nó không biết bao nhiêu số phận không hồn hôi hám và bệnh hoạn. Những khu tập thể chật chội “dở quân, dở dân, dở cơ quan, dở gia đình, dở quê, dở tỉnh (...). Gạch ngói, vôi vữa ùn ùn chở về đây, dựng vội vàng những căn nhà tệ mạt hơn cả kho phân đạm của xã, chỉ để xà xẻo, tuồn xi măng, vật liệu cho bọn con phe ngoài phố. Hôm nay chuyển hố xí sang phía góc trái, vài tháng lại tìm cớ chuyển sang góc phải ” [21, 237]. …

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết ngõ lỗ thủng của trung trung đỉnh (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w