Trung Trung Đỉnh sinh ngày 21 tháng 9 năm 1949, là ngời con của vùng đất Vĩnh Long – Vĩnh Bảo – Hải Phòng. Khi đối diện với ông chắc hẳn ai cũng sẽ nhận thấy ngay chất “văn sĩ” của ông qua cặp kính gọng đồi mồi màu hổ phách. “Gã đúng là một kẻ “lạc rừng” rất mực hồn nhiên, quáng quàng thế nào mà lại “lạc vào nghiệp viết” [68].
Trung Trung Đỉnh nhập ngũ từ năm 17 tuổi là bộ đội địa phơng nên sống trong cộng đồng đồng bào dân tộc Tây Nguyên, ông có rất nhiều kỉ niệm với anh em đồng bào đã từng ăn thề cùng với họ, có thể nói toàn bộ tuổi trẻ của ông gắn liền với Tây Nguyên. Xuất thân trong một gia đình đồ Nho, cụ thân sinh là ông đồ dạy học và vẽ tranh. Sinh trởng trong môi trờng đó nên từ bé ông đã có khao khát là đợc học đến hết bậc thì mới thôi nhng chiến tranh xảy ra, ông đi bộ đội nên giấc mơ đèn sách bị gác lại. Trong giới nhà văn – chiến sĩ có lu truyền một câu chuyện khá hy hữu rằng Trung
Trung Đỉnh là nhà văn duy nhất không biết đất nớc đã giải phóng trong khi đang ở chiến trờng, đó là thời gian ông cùng một số anh em đồng bào Tây Nguyên vào rừng đi săn, lấy thịt cho trạm giao liên suốt hơn ba tháng ròng rã. Đến khi đất nớc đợc giải phóng, rất nhiều bạn bè lo trở về quê hơng lấy vợ nhng cái khao khát từ bé lại trỗi dậy mãnh liệt nên ông quyết tâm “thi vào đại học xong rồi làm gì mới làm”. Môn học mà nhà văn này yêu thích nhất là sinh vật nhng thi không đỗ, về sau ông hạ tiêu chuẩn xuống là đỗ vào trờng nào học trờng ấy. Thời gian ôn thi ông làm Đội trởng đội chiếu bóng lu động chiếu phim phục vụ bộ đội và bà con đồng bào ở Gia Lai – Kon Tum. Năm 1977, ông đã thi đỗ Trờng Đại học văn hóa ở Đà Nẵng, đợc cơ quan chọn đi học về th viện. “Hễ cứ rỗi tí nào là đọc sách. Toàn sách dịch thôi? Đọc nhiều, đọc liên tục. Đọc mờ cả mắt.Đọc sớng lắm! Đó là thời gian tôi đọc đợc nhiều sách nhất, đủ loại, từ văn học cho đến Kinh Thánh. Nhất là những nhà văn đợc giải Nobel” [20, 7]. Nhập học đợc ít lâu, vô tình trong lần đến thăm mấy ngời bạn là nhà văn, ông đã gặp nhà văn Nguyễn Chí Trung – Trại trởng Trại viết văn Quân khu 5, ngời đã đọc một vài tác phẩm của ông trớc đấy, Nguyễn Chí Trung đã khuyên ông về trại sáng tác rồi học sau, thế là nghiệp văn chơng theo ông từ đó cho đến giờ. Ông tốt nghiệp trờng viết văn Nguyễn Du khóa 1, học ký sự lịch sử quân sự và về Văn nghệ quân đội công tác. Hiện nay, ông là Giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam. “Tôi có một chị cả, hai ông anh, một em gái nhng ngoài tôi ra chẳng ai theo nghiệp viết, chỉ có một ngời cháu viết “đồ ăn nhanh” thôi”. “Tôi luôn có một cuốn sách đang viết dở, một cuốn sách đang đọc dở và một việc sắp phải đi”. Đó là những gì ông tự nhận về mình, ông không khi nào để mình ngơi việc, bận đến mấy nhng ông luôn ấp ủ để viết một điều gì đó, luôn dành một khoảng thời gian để đọc sách mỗi ngày và hễ cứ ngơi việc một tý là ông đi, “tôi tự hào rằng mình là ngời phủ chân khắp toàn quốc”. Ngoài viết văn ông còn sáng tác thơ và tham gia viết kịch bản phim.
Trung Trung Đỉnh tên thật là Phạm Trung Đỉnh, nhng vào những ngày đầu mới viết văn tập đánh máy, đánh thế nào lại thành ra Trung Trung Đỉnh và cái tên ấy “nghe cũng giòn giã”, làm thành một kỷ niệm nên lấy làm bút danh. Truyện ngắn đầu tay có tên là “Những khấc coong chung” đợc in trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ, một trờng ca dài tới 10 trang in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội có cái tên đậm chất Tây Nguyên “Pui Kơ Lớ”. Sự nghiệp văn học của Trung Trung Đỉnh đợc khẳng định với 5 truyện ngắn, 5 tiểu thuyết đã đợc xuất bản. Năm 2007, Trung Trung Đỉnh là một trong số ít những nhà văn vinh dự đợc nhận giải thởng Nhà nớc. Các tác phẩm đã đợc xuất bản gồm có:
Các tập truyện ngắn: Thung lũng Đá Hoa (1979), Ngời trong cuộc (1980), Đêm nguyệt thực (1982), Những ngời không chịu thiệt thòi (1982),
Bậc cao thủ (1994).
Tiểu thuyết: Ngợc chiều cái chết (1985-1986), Tiễn biệt những ngày
buồn (1990), Lạc rừng (1998-1999), Sống khó hơn là chết (2007), Ngõ lỗ thủng (1990).