Theo quan niệm chung nhất kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật, tức là sự cấu tạo tác phẩm tuỳ theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối hợp chúng với tư t- ưởng. Kết cấu khiến cho tác phẩm trở nên mạch lạc, có vẻ duyên dáng của trật tự. Trong một tác phẩm nghệ thuật, kết cấu luôn là vấn đề sống còn bởi đó là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, đồng thời nó là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Thông qua các phư- ơng thức, các thủ pháp nghệ thuật để tạo dựng tác phẩm hoàn chỉnh. Kết cấu tác phẩm không những thiết lập được nội dung giá trị tư tưởng cho một sáng tạo nghệ thuật mà nó còn cải biến, đào sâu hàm nghĩa những cái được miêu tả. Nhìn vào đấy, độc giả thấy được những liên hệ cốt lõi giữa cái hiện t- ượng cũng như khả năng chiếm lĩnh thế giới trong tính đa diện, phức điệu, sinh động của người nghệ sĩ trước hiện thực khách quan.
Kết cấu có chức năng là “ bộc lộ chủ đề và tư tưởng các tác phẩm: triển khai, trình bày, hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ” [29, 157]. Kết cấu của tác phẩm văn học bao gồm: “phân bố các nhân vật (hệ thống các hình tượng), các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện); các phương thức trần thuật (kết cấu trần thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn với cái được miêu tả); chi tiết hoá các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn
từ), cốt truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn ngoại đề trữ tình (kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện)” [31, 715].
Tiểu thuyết là một thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển, còn chưa định hình và nó cũng là thể loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực. Trong một tác phẩm nhà văn có thể phối kết hợp các thủ pháp kết cấu khác nhau để làm nên một tiểu thuyết hoàn chỉnh, chứa đựng một nội dung phong phú. Người ta ví việc nhà văn xây dựng kết cấu tác phẩm như “người hoạ sĩ khi vẽ một cái cây thì không thể vẽ tất cả và cũng chẳng thể nào vẽ từng chiếc lá một cách riêng lẻ. Ở nhà văn cũng vậy, khi chọn lọc những nét cần thiết ở các sự kiện đời sống chính là lúc nhà văn đang cải biến và xây dựng lại một cách mạnh mẽ các chất liệu nội dung” [67, 42].
Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh không nằm ngoài đặc điểm chung của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Dung lượng ngắn cùng lối kết cấu mở, những gọt xén, chia cắt của không gian, thời gian đem đến cho người đọc một sự cảm nhận ở chiều sâu của vấn đề. Từ lối kết cấu cốt truyện theo trình tự thời gian, sự kiện trước kia, Trung Trung Đỉnh cũng đã có sự đổi mới, xây dựng một lối kiến trúc theo kiểu lồng ghép các “mảnh vỡ tâm trạng”.
Ngõ lỗ thủng là một kiểu kêt cấu như thế.