Những tác động thuận chiều của tình hình quốc tế và khu vực tới quan hệ Việt Trung.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quan hệ việt nam trung quốc từ 1986 đến nay (Trang 58 - 60)

Trên cơ sở quan hệ chính trị và những thành tựu trong quan hệ giữa hai nớc Việt- Trung sau mời năm bình thờng hoá, chúng ta có quyền hy vọng vào tơng lai của sự hợp tác này. Việc hai nớc thoả thuận, nhất trí và đi đến ký Hiệp định biên giới trên bộ vào ngày 31 – 12 – 1999, đồng thời ra “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”, ký “Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ” vào tháng 12 – 2000 đã tạo cơ sở thuận lợi cho việc tăng cờng tình hữu nghị láng giềng Việt - Trung, trong đó có sự hợp tác về lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, con đờng tiến vào thế kỷ mới của quan hệ hai nớc không phải lúc nào cũng bằng phẳng và thuận lợi, mặc dù tiềm năng và triển vọng của mối quan hệ này là rất lớn.

3.1. Những yếu tố thuận lợi đối với sự phát triển quan hệ Việt - Trung trong những năm đầu thế kỷ XXI.

3.1.1. Những tác động thuận chiều của tình hình quốc tế và khu vực tới quan hệ Việt - Trung. Trung.

Sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế. Sự đối đầu giữa hai phe không còn tồn tại nữa. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế phổ biến, chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Bởi lẽ, nó thể hiện nguyện vọng thiết tha của các dân tộc trên hành tinh và phù hợp với lợi ích của tất cả các quốc gia trên trái đất, dù đó là nớc nhỏ hay nớc lớn, giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển. Trong xu thế đó, nguy cơ chiến tranh huỷ diệt bị đẩy lùi, môi tr- ờng hoà bình thế giới không ngừng đợc củng cố. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay rất nhiều nớc có chế độ chính trị – xã hội khác nhau vẫn tiếp tục vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại hoà bình. Điều này đợc thể hiện rõ nét trong thời gian qua.

Mặc dù còn không ít những thách thức ở phía trớc, sự bang giao giữa các nớc, đặc biệt giữa các nớc lớn đã đợc cải thiện đáng kể. Trải qua thử thách của cuộc chiến tranh Mỹ – Irắc , vì “trách nhiệm chung”, và cả vì lợi ích của riêng mình, Nga, Trung Quốc, Pháp đang xây dựng quan hệ ở những mức độ khác nhau với Mỹ. “Lửa thử vàng” quan hệ các nớc lớn có trải qua thử thách nhng không bị phá vỡ, tiếp tục hình thái vừa đấu tranh, vừa hợp tác, không đối đầu trực diện. Tuỳ lúc, tuỳ nơi mà mặt này hay mặt kia hơn chút đỉnh. Trên cơ sở đó, Mỹ và Trung Quốc đã hai lần tổ chức Hội nghị thợng đỉnh (tháng 11 – 1998 và tháng 4 - 1999) và thiết lập quan hệ

“Đối tác chiến lợc mang tính xây dựng”. Bên cạnh đó, Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thiết lập đợc quan hệ “Hợp tác hữu hảo láng giềng mang tính xây dựng”, tiếp đó Nga và Trung Quốc ký hiệp định biên giới …

Bên cạnh đó xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế ngày càng trở thành một xu thế chung và là dòng chảy chính của thế giới. Chạy đua kinh tế thay cho chạy đua vũ trang. Hệ thống kinh tế thế giới là một thể thống nhất không thể tách rời khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nớc ngày càng tăng. Đặc điểm này, không những đã làm giảm quy mô và phạm vi xung đột giữa các quốc gia so với thời kỳ chiến tranh lạnh, mà còn là nhân tố quan trọng trong việc duy trì hoà bình của thế giới. Trong tình hình đó, không một quốc gia nào có thể đứng đợc và tồn tại độc lập với thế giới xung quanh. Xu hớng toàn cầu hoá nền kinh tế đã lôi cuốn hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ cùng nhau hợp tác và chia sẻ lợi ích. Do vậy, các nớc trên thế giới tiếp tục u tiên cho phát triển kinh tế. Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã dẫn tới sự liên kết kinh tế, thơng mại khu vực và toàn cầu diễn ra rất sôi động. Hai nớc Việt Nam - Trung Quốc có thể tranh thủ thời cơ thuận lợi này để phát triển kinh tế, cũng nh thúc đẩy quan hệ Việt - Trung hơn nữa. Đặc biệt với Trung Quốc đang tham vọng trở thành một cờng quốc đối trọng với Mỹ trong một trật tự thế giới đa cực mà Trung Quốc là một cực, nên Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với tất cả các nớc trên thế giới, đặc biệt với các quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam.

Còn Việt Nam cũng không muốn mãi mãi là một quốc gia nghèo nàn và lạc hậu, đang cố gắng mở cửa kinh tế đối ngoại nhằm đa đất nớc có một vị thế quan trọng trớc hết trong khu vực Đông Nam á.

Quan hệ Việt - Trung bên cạnh những thuận lợi do xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển trên thế giới đem lại, còn có thêm điều kiện rất thuận lợi nữa, để tăng cờng sự hợp tác giữa hai nớc, đó là do hai nớc đều nằm trong khu vực châu á - Thái Bình Dơng - khu vực có nền hoà bình và an ninh tơng đối ổn định, có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới. Có thể nói rằng Trong mời năm qua châu á - Thái Bình Dơng là nơi an bình nhất không những so với trớc đây mà còn so với một số khu vực khác trên thế giới” [26]. Bên cạnh đó khu vực Đông Nam á, với sự ra đời của Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam á (ARF) vào tháng 7 – 1994 – có sự tham gia của hầu hết các nớc lớn, là một đóng góp tích cực cho hoà bình và an ninh của khu vực. Tiếp đó tới năm 1996, ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối

ngoại đầy đủ. Một năm sau, năm 1997, hai bên đã thành lập Uỷ ban hợp tác Trung Quốc – ASEAN. Theo đó, hai bên đã đồng ý đối thoại theo năm cơ chế, trong đó có hiệp thơng chính trị cấp cao Trung Quốc – ASEAN. Với những cơ chế đối thoại trên sẽ góp phần vào việc giải quyết các bất đồng thông qua thơng lợng hoà bình và an ninh trong khu vực, thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên. Nh vậy, đây chính là những điều kiện hết sức thuận lợi cho các nớc trong khu vực phát triển kinh tế. Do đó, việc bình thờng hoá và phát triển quan hệ Trung – Việt không những phù hợp với trào lu chung của thế giới mà còn là lợi ích thiết thực của hai nớc.

Về kinh tế, mặc dù hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ đã ảnh hởng nặng nề tới hầu hết các nớc trong khu vực châu á. Song nhìn chung cho đến năm 2001, cuộc khủng hoảng đã đợc khắc phục, kinh tế của các nớc khu vực châu á - Thái Bình Dơng đang đợc khôi phục và bắt đầu phát triển, tính liên kết khu vực đang đợc xúc tiến. Các nớc nằm trong APEC (trong đó có Trung Quốc và Việt Nam là thành viên) đang đàm phán để nỗ lực thiết lập cho đợc một khu vực tự do về thơng mại và đầu t. Bên cạnh đó, bản thân các nớc ASEAN cũng đang xúc tiến chuẩn bị thực hiện khu vực thơng mại tự do ASEAN(AFTA). Ngoài ra, Trung Quốc còn rất chú trọng tới chiến lợc phát triển khu vực “Đại Tây Nam”, và khu vực “Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ” nên quan tâm tới việc hợp tác với các nớc ASEAN. Tham gia vào sự hợp tác đó là đòi hỏi cấp thiết và phù hợp với lợi ích chung của hai nớc Trung – Việt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quan hệ việt nam trung quốc từ 1986 đến nay (Trang 58 - 60)