Triển vọng của sự phát triển quan hệ Việt-Trung trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quan hệ việt nam trung quốc từ 1986 đến nay (Trang 66 - 72)

Đặng Tiểu Bình, chính trị gia, nhà cải cách kinh tế nổi tiếng của Trung Quốc đơng đại đã từng nói rằng: “Thời gian là chuẩn mực duy nhất để kiểm nghiệm chân lý”. Đối với quan hệ chính trị Việt - Trung, trong tròn một thập kỷ qua kể từ khi hai nớc bình thờng hoá quan hệ ngoại giao đã thu đợc nhiều kết quả, thành tựu đáng kể, phù hợp với xu thế đối thoại và hợp tác trên thế giới, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chung sống hoà bình và hợp tác giữa chính phủ và nhân dân hai nớc.

Từ năm 1991 đến 2001, mời năm là một khoảng thời gian ngắn ngủi so với lịch sử 50 năm quan hệ Việt - Trung, song những gì mà mối quan hệ này đã đạt đợc là hết sức tốt đẹp. Nó minh chứng cho một hớng đi đúng đắn và chính xác của lãnh đạo hai nớc. Trong thời gian tới, mối quan hệ này chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa. Cùng với việc tăng cờng quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế toàn diện nhằm bổ sung cho nhau giữa hai nớc sẽ ngày càng phát triển. Việc tăng cờng và phát triển quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật và thơng mại Việt – Trung với tiềm năng của hai bên sẽ phục vụ cho lợi ích chung của hai nớc và đáp ứng nguyện vọng của nhân nhân Việt Nam cũng nh của Trung Quốc. Việc phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa hai nớc, là cơ sở để củng cố và thúc đẩy quan hệ chính trị ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Trên cơ sở điều kiện thuận lợi cho quan hệ Việt -

Trung nh nói ở phần trớc, chúng ta có quyền tin tởng vào sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt - Trung trong thời gian tới.

Tuy nhiên để hớng tới tơng lai, chúng ta cần phải thấy rõ một số vấn đề còn tồn tại giữa hai nớc, đồng thời trên cơ sở đó cùng nhau tìm ra biện pháp giải quyết thích hợp nhất. Những vấn đề do lịch sử để lại nh: tranh chấp biên giới lãnh thổ, vấn đề biên giới biển Đông. Với việc kiên trì nguyên tắc đã thoả thuận về duy trì ổn định tình hình hiện tại, không tiến hành bất cứ hành động nào có thể gây phức tạp thêm tình hình, không dùng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực đối với tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển; Với những kết quả đã đạt đợc nh việc ký “Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ” tháng 12 – 2000 và Hiệp định hợp tác nghề cá trong thời gian qua, chúng ta hy vọng trong thời gian tới một số vấn đề còn tồn tại sẽ đợc giải quyết. Trên cơ sở đó, chúng ta hy vọng chắc chắn rằng những tranh chấp về lãnh thổ còn tồn tại, kể cả những tranh chấp trên biển Đông sẽ đợc giải quyết trong những thập kỷ đầu của thế kỷ mới này. Đặc biệt, vấn đề trên biển hai bên thực hiện cam kết: tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán để tìm ra một giải pháp cơ bản mà hai bên đều có thể chấp nhận đợc. Trớc khi vấn đề đề đợc giải quyết, với tinh thần dễ trớc khó sau, hai bên tích cực bàn bạc tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển trong lĩnh vực nh: bảo vệ môi trờng biển, khí tợng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Nhất trí giải quyết những vấn đề nảy sinh với thái độ bình tĩnh, xây dựng không để bất đồng làm ảnh hởng đến sự phát triển bình thờng của quan hệ hai nớc.

Về quan hệ kinh tế thơng mại Việt - Trung, cũng nh quan hệ kinh tế -thơng mại giữa hai nớc với các nớc khác, vừa có mặt hợp tác, vừa có mặt cạnh tranh. Tuy nhiên xuất phát từ quan hệ hữu nghị, Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cờng hợp tác tơng trợ, hạn chế cạnh tranh có thể gây khó khăn cho nhau, nhất là trong tình hình Trung Quốc đã gia nhập WTO trớc Việt Nam, cạnh tranh gay gắt trên thị trờng quốc tế và khu vực, có thể ảnh hởng lớn tới quan hệ kinh tế – thơng mại giữa hai nớc.

Trong thời gian tới, quan hệ hai nớc Việt - Trung cũng sẽ xảy ra khả năng vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau để cùng phát triển. Hai nớc cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau vì nhân dân hai nớc đã có quan hệ láng giềng từ ngàn năm nay, vì sự tơng đồng về ý thức hệ và vì cả hai nớc đều có thể tranh thủ thị trờng của nhau. Song song với mặt hợp tác là mặt đấu tranh trong quan hệ hai nớc là điều không thể tránh khỏi. Chẳng hạn nh, đấu tranh để chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chống lại sự áp đặt của nớc này lên nớc khác, đấu tranh để tìm ra một giải pháp công

bằng, thoả đáng cho cả hai phía trong vấn đề biển Đông Tuỳ từng giai đoạn, tuỳ…

từng vấn đề mà mặt hợp tác hoặc mặt đấu tranh sẽ nổi lên, nhng hai nớc cần đứng trên năm nguyên tắc chung sống hoà bình và hiến chơng Liên Hiệp Quốc để quan hệ với nhau.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh quan hệ hai nớc, trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần phải quán triệt nguyên tắc độc lập tự chủ kết hợp với những bớc đi linh hoạt. Có giữ vững đợc độc lập tự chủ thì Việt Nam mới không bị động, không phụ thuộc vào Trung Quốc và không làm ảnh hởng đến chính sách đối ngoại rộng mở, đa phơng hoá, đa dạng hoá quan hệ mà Việt Nam đang thực hiện. Việt Nam là một nớc nhỏ, Trung Quốc là một nớc lớn nên đòi hỏi Việt Nam phải có biện pháp và sách lợc linh hoạt, mềm dẻo để không làm ảnh hởng đến sĩ diện nớc lớn của Trung Quốc, không để quan hệ Việt - Trung trở lại quan hệ đối đầu nh thập kỷ 80.

Mối quan hệ đại cục tốt đẹp chính là tiền đề quan trọng để hai nớc vừa đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể, giải quyết dứt điểm những bất đồng còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nớc ngày càng phát triển. Chúng ta hy vọng rằng bài học “xơng máu” năm 1979 là nỗi đau cuối cùng trong lịch sử bang giao hai nớc Việt - Trung.

Ngày nay, chủ trơng của Việt Nam là hoà bình và muốn làm bạn với tất cả các nớc, trong đó quan hệ với Trung Quốc đợc giành vị trí quan trọng. Song nh vậy không có nghĩa là đánh mất hay nhân nhợng những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia. Bao giờ tinh thần cảnh giác vẫn là cách tốt nhất để vừa phát triển đợc quan hệ vừa giữ vững đợc chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, sự phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quan hệ quốc tế ở thế kỷ XXI. Quá khứ bao giờ cũng lùi lại nhờng đờng cho những điều tốt đẹp hớng tới tơng lai. Chính vì lẽ đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng chắc chắn rằng mối quan hệ Việt - Trung cũng nằm trong xu thế trên sẽ ngày càng phát triển, góp phần tạo dựng hoà bình, ổn định ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng.

c – kết luận

Việt Nam và Trung Quốc là hai nớc núi, sông liền một dải. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nớc đợc hình thành trong quá trình lịch sử và đợc củng cố, phát triển khi nhân dân hai nớc thực sự làm chủ vận mệnh của mình.

Trong quá trình cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã dày công vun đắp mối tình hữu nghị Việt - Trung. Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nớc đã sát cánh bên nhau, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần quốc tế cao cả nh lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mối tình thắm thiết Việt – Hoa; Vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Tình hữu nghị đó đợc kinh qua thử thách, đợc tôi luyện trong cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập và giải phóng dân tộc của mỗi nớc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ xâm lợc, nhân dân Việt Nam đã nhận đợc sự giúp đỡ to lớn của nhân dân và chính phủ Trung Quốc. Sự giúp đỡ đó đã góp phần mang lại thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn và quý báu ấy. Mặc dù, sau ngày Việt Nam thống nhất do nhiều nguyên nhân khác nhau quan hệ hai nớc đã đi vào một khúc quanh dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Song tình hình đó chỉ là mảng tối nhỏ trong cả bức tranh rực rỡ của quan hệ hai nớc.

Dới sự tác động của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển trên thế giới cũng nh chính những đòi hỏi cấp thiết của công cuộc cải cách và đổi mới, hai nớc đã bỏ qua hiềm khích “khép lại quá khứ” cùng ngồi lại với nhau trong cuộc hội đàm tại Thành Đô (Bắc Kinh – Trung Quốc), với tinh thần “Hớng tới tơng lai” các nhà lãnh đạo cấp cao hai nớc đã đi đến quyết định bình thờng hoá quan hệ Việt - Trung, khai thông sự hợp tác trên nhiều mặt giữa hai nớc. Lịch sử bang giao giữa hai nớc bớc sang trang mới.

Từ sau khi bình thờng hoá, quan hệ giữa hai nớc đã đợc khôi phục và phát triển nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hoá, giáo dục , trong đó quan hệ chính trị là lĩnh vực đ… ợc phát triển với tốc độ nhanh và đạt đợc nhiều thành tựu nhất. Điều đó đợc minh chứng qua các chuyến thăm cấp cao hàng năm của lãnh đạo hai nớc cũng nh của các cơ quan, đoàn thể, ban ngành địa ph- ơng giữa hai nớc. Việc hai bên duy trì các cuộc gặp, tiếp xúc cấp cao hàng năm trở thành truyền thống, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nớc không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, những vấn đề còn tồn tại giữa hai nớc đã đang dần đ-

ợc giải quyết thông qua thơng lợng. Do vậy, nhân dân hai nớc hy vọng, tin tởng sâu sắc rằng quan hệ Việt - Trung sẽ tiếp tục đợc củng cố và tăng cờng.

Nhìn lại chặng đờng nửa thế kỷ qua của quan hệ Việt - Trung, chúng ta có thể rút ra những nhận xét cơ bản sau:

Một là, kể từ khi nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà và nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, mối quan hệ Việt - Trung đã đợc xây dựng, phát triển trên những cơ sở vững chắc đó là: sự gần gũi về địa lý, văn hoá và truyền thống của hai dân tộc đợc thử thách qua quá trình đấu tranh cách mạng của hai nớc, đợc các vị lãnh đạo và nhân dân hai nớc dày công vun đắp, phù hợp với mục tiêu lý tởng cách mạng của hai dân tộc Đây là nền tảng vững chắc cho việc củng cố và phát triển mối…

quan hệ Việt - Trung trong suốt nửa thế kỷ qua và trong thời gian tới.

Hai là, mối quan hệ và tình hữu nghị Việt - Trung có liên quan chặt chẽ đến an ninh và phát triển của mỗi dân tộc, góp phần quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp cách mạng mỗi nớc. Ngợc lại sự lớn mạnh của Việt Nam và Trung Quốc sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nớc, hai dân tộc ngày càng phát triển.

Ba là, tuy quan hệ Việt - Trung có lúc thăng trầm nhng nhìn tổng thể mối quan hệ này ngày càng đợc củng cố, phát triển theo hớng đa dạng hoá, phong phú hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn, hiệu quả ngày càng cao hơn, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân hai nớc và đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu á - Thái Bình Dơng và trên thế giới.

Để củng cố và phát triển quan hệ hợp tác Việt - Trung ngày một tốt đẹp hơn, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng đất nớc, chúng tôi xin đợc đề xuất một vài kiến nghị nhỏ mà trong thời gian tới Việt Nam cần phải thực hiện đợc:

1. Tiếp tục phát triển hợp tác toàn diện với Trung Quốc, coi đó là yêu cầu chiến lợc trong chính sách đối ngoại. Trung Quốc là một nớc láng giềng, một nớc lớn và cũng là một nớc xã hội chủ nghĩa, phát triển quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có đợc môi trờng hoà bình để tập trung phát triển, có thể tranh thủ đợc thị trờng lớn nhất thế giới, giảm những bất lợi do sự thoả hiệp giữa các nớc lớn và không bị đơn độc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc độc lập, tự chủ kết hợp những bớc đi linh hoạt nhng khéo léo trong xử lý quan hệ với Trung Quốc cũng nh với các nớc lớn khác trên thế giới.

3. Đối với vấn đề biển Đông, Việt Nam phải kiên định lập trờng của mình. Để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nớc, Việt Nam cần tăng cờng sức mạnh quân sự đặc biệt là lực lợng hải quân để đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Việt Nam cần phải tăng cờng công tác tuyên truyền hơn nữa cả trong và ngoài nớc để d luận biết rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trờng Sa và Hoàng Sa là không thể chối cãi. Đồng thời Việt Nam cần tăng cờng sự hợp tác với các nớc lớn và các nớc trong khu vực để gắn chặt lợi ích của họ vào Việt Nam và cố gắng để ASEAN có một tiếng nói chung về vấn đề biển Đông, nhằm hạn chế các hoạt động phiêu lu của Trung Quốc ở biển Đông nh họ đã làm vào tháng 3 – 1988.

Với những hớng đi đó, Việt Nam sẽ vừa duy trì đợc quan hệ hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc vừa phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ đất nớc.

Phụ lục

I - Bảng biên niên các sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt - Trung kể từ khi hai nớc bình thờng hoá quan hệ trong mời năm (1991 - 2001).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quan hệ việt nam trung quốc từ 1986 đến nay (Trang 66 - 72)