Nhà Tây Sơn kể từ khi dấy nghiệp năm Quí Tỵ 1773 đến lúc thất bại hoàn toàn, năm 1802, với biết bao sự kiện lớn lao là một đề tài hấp dẫn để các nhà văn khai thác. Tuy nhiên dựa vào mục đích sáng tác, quy mô tác phẩm và ý đồ nghệ thuật, các nhà văn có thể khai thác toàn bộ hoặc một phần sự nghiệp nhà Tây Sơn. Với Hoàng Lê nhất thống chí và Tây Sơn bi hùng truyện, các tác giả Ngô gia văn phái và Lê Đình Danh khai thác gần nh toàn bộ sự nghiệp nhà Tây Sơn. Một số tác phẩm khác nh Phẩm tiết
(Nguyễn Huy Thiệp), Gió lửa (Nam Dao), Mùa ma gai sắc (Trần Vũ), Mu sĩ của Qung Trung: Trần Văn Kỉ (Hoài Anh)...lại khai thác một phần sự nghiệp nhà Tây Sơn, thậm chí có tác phẩm chỉ khai thác một khoảnh khắc khi Quang Trung ra Thăng Long. Đến với Sông Côn mùa lũ, một trờng thiên tiểu thuyết có quy mô lớn, Nguyễn Mộng Giác cũng không khai thác toàn bộ sự nghiệp nhà Tây Sơn mà chỉ tái hiện từ lúc anh em Tây Sơn khởi dấy và dừng lại ở sự kiện Quang Trung băng hà. Thời gian mà tác giả dừng lại lâu nhất, kể tỷ mỉ nhất là thời kì khởi nghiệp. Điều này làm cho tác phẩm tăng thêm tính tiểu thuyết giảm tính sử thị Có lẽ vì thế mà Nguyễn Khắc Phê băn khoăn: “Phần viết về ông giáo Hiến và giai đoạn anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp quá dài so với những trang dành cho sự nghiệp của Nguyễn Huệ”[44, 87]. Theo nhà văn Nguyễn Mộng Giác thì dụng ý của ông là “xét lại” nhiều hơn khi viết về Nguyễn Nhạc. Từ trớc tới nay ngời ta xem Nguyễn Nhạc nh một ngời gian hùng nhiều hơn là anh hùng trong khi đó thì “không có Nguyễn Nhạc thì không có phong trào Tây Sơn. Ông hoàn toàn xuất sắc vai
trò ngời lãnh đạo một cuộc khởi loạn: ông dùng bọn trộm cớp vô lại mà không để chúng cuốn theo để trở thành một tên cớp lớn, ông dùng những trí thức nho sĩ nặng óc sách vở mà không bị họ loè bằng chữ nghĩa, ông đi dây tài tình giữa các thế lực để giữ quyền bính, Trịnh phía Bắc, Nguyễn phía Nam” [19, 1461]. Dừng lại kể tỷ mỉ về thời kỳ khởi nghiệp, nhà văn muốn thấy đợc vai trò của Nguyễn Nhạc đối với phong trào Tây Sơn, đồng thời đó cũng là một cách cắt nghĩa, giải mã hàng loạt biến cố sau này trong tác phẩm. Từ thời kỳ khởi nghiệp cho đến lúc Quang Trung băng hà, các sự kiện diễn ra tuần tự, với nhịp độ vừa phải, không có độ nén về thời gian cũng không kéo giãn thời gian. Tác giả chủ yếu sử dụng kiểu thời gian sinh hoạt và thời gian sự kiện tơng ứng với hình thức phân tuyến nhân vật thế sự và nhân vật lịch sử. Cách sử dụng thời gian nh vậy vừa khắc hoạ đợc tính cách nhân vật vừa làm nổi bật đợc những sự kiện thời Tây Sơn. Tác giả cũng không viết tiếp mời năm còn lại của nhà Tây Sơn mà dừng lại cái chết của vua Quang Trung. Về điều này Nguyễn Mộng Giác giải thích “ Tôi không chọn điểm kết thúc là năm Gia Long lên ngôi, vì sau khi Quang Trung mất, lịch sử không còn sức hấp dẫn nữa, ít ra là đối với tôi” [19, 1461]. Dừng lại ở thời gian lịch sử ấy, nhà văn còn muốn lu giữ ấn tợng mạnh mẽ về hình ảnh đẹp đẽ của vua Quang Trung trong lòng bạn đọc đồng thời nó cũng phù hợp với mối tình tởng tợng giữa Huệ và An xuyên suốt tác phẩm.
Nh vậy, cách khai thác không gian, thời gian hợp lí, có trọng điểm đã tạo hiệu quả lớn trong việc thể hiện nội dung t tởng và bộc lộ cảm xúc của nhà văn.