Nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn mộng giác trong việc thể hiện đề tài lichị sử qua tiểu thuyết sông côn mùa lũ (Trang 39 - 46)

Nguyễn Huệ(1753-1792) là nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XVIII, là trụ cột số một của phong trào Tây Sơn. Sự xuất hiện của Nguyễn Huệ làm mờ đi các nhân vật lịch sử khác của phong trào Tây Sơn. Các sử gia phong kiến đều ghi nhận Nguyễn Huệ là một con ngời tài ba lỗi lạc trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giaọ Cùng với Nguyễn Nhạc (ở thời kì đầu khởi nghĩa), ông đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lần lợt tiêu diệt hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn, đánh tan năm vạn quân Xiêm và hai mơi vạn quân Thanh xâm lợc.

Nguyễn Huệ sinh năm 1753, là em út trong ba anh em (có sách chép Nguyễn Huệ là con thứ hai, anh Nguyễn Lữ). Ông còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm, sau này ngời dân địa phơng gọi ông là Đức Ông Bình hay Đức Ông Tám. Lớn lên ông đ-

ợc đa đến “thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trơng Văn Hiến. Hiến là môn khách của Tr- ơng Văn Hạnh, và Trơng Văn Hạnh là thầy dạy Nguyễn Phúc Luân – thân phụ Nguyễn

ánh. Sau khi Trơng Văn Hạnh bị quyền thần Trơng Phúc Loan hãm hại, Trơng Văn Hiến chạy vào Bình Định. Chính ngời thầy này đã phát hiện đợc khả năng của Nguyễn Huệ và khuyên anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tơng truyền câu sấm: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” là của ông.

Về thần thái Nguyễn Huệ , theo nh Đại Nam chính biên liệt truyện: “Huệ nói tiếng nh chuông, mắt lập loè nh ánh điện, là ngời thông minh giảo hoạt, giỏi chiến đấu ngời ngời đều kinh sợ”. Một sử quan thời Nguyễn chép: “Huệ tóc quăn, mặt đầy mụn, có con mắt nhỏ nhng tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận thì thế thắng uy anh hùng lẫm liệt cho nên mí bình đợc phơng Nam, dẹp phơng Bắc, tiến đến đâu thì không ai hơn đợc(...). Có thể hình dung ra Nguyễn Huệ là một con ngời nhanh nhẹn, thông minh, quả cảm, quyết đoán, vẻ ngoài đã có uy và khiến cho những ngời đã có lần tiếp xúc với ông đều có những cảm nhận sâu sắc”[53, 19-21].

Tài năng nổi bật nhất của Nguyễn Huệ là lĩnh vực quân sự. Từ khi theo anh tham gia khởi nghiệp, Nguyễn Huệ đánh trận nào thắng trận đó. Nhng tên tuổi của ông thực sự nổi bật bắt đầu từ khi chỉ huy trận đánh Tống Phúc Hiệp, tái chiếm Phú Yên. Năm 1775, trong tình thế các tớng đều thua trận, bạc nhợc, Nguyễn Nhạc quyết định cử em (Nguyễn Huệ mới 23 tuổi) làm chủ tớng mang quân vào Nam. Trong trận này, Nguyễn Huệ bắt sống Nguyễn Khoa Kiên, giết Nguyễn Văn Hiền khiến Hiệp bỏ chạỵ Tớng Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống. Tớng khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận. Sau trận này, Nguyễn Nhạc yêu cầu Việp quận Công phong cho Nguyễn Huệ “Tây Sơn hiệu tiền tớng quân”. Chiến thắng Phú Yên là dấu ấn đầu tiên của Nguyễn Huệ trên con đờng binh nghiệp rực rỡ của ông sau nàỵ Từ đây ông trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhà Tây Sơn.

Sau Chiến thắng ở Phú Yên, Nguyễn Huệ đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc tấn công Gia Định. Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tớng mang quân

thuỷ vào đánh Gia Định. Trong vòng bảy tháng, Nguyễn Huệ đánh thắng và bắt đợc hai chúa Nguyễn. Nhà Tây Sơn từ chỗ bị dồn vào Quy Nhơn đã chủ động dành lại không những Nam Trung Bộ mà cả Nam Bộ và tiêu diệt hai chúa Nguyễn. Tháng 3, năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức vào Gia Định đánh Nguyễn ánh, giết chết tên cai cơ ngời Pháp là Mạn Hoè, Nguyễn ánh trốn ra đảo Phú Quốc. Tháng 2, năm 1783, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ mang quân Nam tiến. Nguyễn ánh lại bị Nguyễn Huệ đánh tan phải chạy ra đảo Thổ Chu rồi tự mình sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm sai hai tớng là Chiêu Tăng và Chiêu Sơng đem hai vạn thuỷ quân cùng ba trăm chiến thuyền sang giúp. Ngoài ra còn còn 3 vạn quân bộ tiến qua Chân Lạp, dới danh nghĩa là giúp vua Chân Lạp nhng thực chất là chờ cơ hội diệt quân Tây Sơn. Đợc tin báo, vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đem quân vào chống giữ. Khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến Rạch Gầm- Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, rồi đánh một trận tiêu diệt quân Xiêm. Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày, gần 5 vạn quân Xiêm đã tiêu diệt, chỉ sót lại khoảng vài nghìn ngời, chạy theo đờng thợng đạo về nớc. Trong trận đánh quân Xiêm, Nguyễn Huệ chiến thắng nhanh chóng và chiến thắng lớn nh vậy vì “nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong chiến dịch này đã đợc đa lên một trình độ mới về tác chiến hợp đồng nhiều binh chủng, hợp đồng thuỷ bộ, đặc biệt ông đã đa thuỷ quân lên một đại vị caọ Nguyễn Huệ vừa là một tớng lục quân có tài vừa là một tớng thuỷ quân giỏi”[36, 300].

Thời gian này, Bắc Hà ngày một suy yếu, Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm Phú Xuân. Năm 1786, Nguyễn Huệ đợc cử làm tổng chỉ huy cùng Nguyễn Lữ đánh ra Bắc. Lấy đợc thành Phú Xuân, Nguyễn Hữu Chỉnh thuyết phục Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh” đem quân ra đánh Thăng Long dù cha đợc lệnh của vua anh. Quân Trịnh nhanh chóng tan rã, Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê. Vua Lê Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ là Nguyên suý Dực chính phù vận Uy quốc công và gã công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Sợ Nguyễn Huệ chuyên quyền, Nguyễn Nhạc vội vã ra Thăng Long triệu Nguyễn Huệ về, phong Bắc Bình Vơng, cho cai quản từ đèo Hải Vân trở rạ Quân Tây Sơn rút về, Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền,

Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh. Đến lợt Nhậm chuyên quyền, Nguyễn Huệ tức tốc ra Thăng Long diệt Nhậm. Xong việc, Nguyễn Huệ giao Thăng Long và Bắc Hà cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích và Ngô Văn Sở đảm đơng công việc rồi về Phú Xuân. Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh sai Tôn Sĩ Nghị mang 20 vạn quân (có chỗ nói 29 vạn) tiến vào biên giới nớc tạ Các tớng giữ Bắc Hà của ông lui về Biện Sơn(Ninh Bình) cố thủ. Nhận đợc tin cấp báo quân Thanh sang xâm lợc nớc ta, ngày 25 tháng 11 năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc. Đến Tam Điệp, Quang Trung – Nguyễn Huệ chia quân thành năm đạo tiến đánh Thăng Long. Câu nói nổi tiếng của ông trớc khi xuất quân: “Ta với các ngơi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trớc đã, đến tối 30 lập tức lên đờng hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngơi nhớ lấy, đừng cho ta nói khoác”. Trong khi Quang Trung cha đánh Ngọc Hồi, thì Tôn Sỹ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi bỏ chạy về nớc. Chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh, sáng Mồng 5 tết, Quang Trung tiến vào Thăng Long với chiếc áo bào sạm đen vì khói súng trong sự đón chào nồng nhiệt của nhân dân. Thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ nổi bật ở đặc điểm: “Đánh tiêu diệt và tiêu diệt lớn; tiến công chủ động liên tục, thần tốc, bất ngờ, áp đảo, cơ động lực lợng thần tốc và linh hoạt; sử dụng nhiều binh chủng và tổ chức tác chiến hợp đồng binh chủng khéo léo; sử dụng những vũ khí độc đáo, tạo nên xung lực và hoả lực mạnh; có cách đánh chiến dịch và cách đánh từng trận sáng tạo và thích hợp”[36, 306].

Nh vậy, trên lĩnh vực quân sự, Quang Trung – Nguyễn Huệ là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến công nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đời binh nghiệp của ông cha từng thất bại một trận nào quả là hiếm có không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giớị

Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ là một vị tớng tài trên lĩnh vực quân sự mà còn tỏ ra là một ngời có “tầm nhìn chiến lợc” trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao. Ông tiếp thu đợc kinh nghiệm của tiền nhân, chiến thắng quân đội của Thiên triều xong lại cầu phong. Trớc khi mang quân ra đánh Tôn Sĩ Nghị, Nguyễn Huệ đã nói với Ngô Thì Nhậm: “Ta ra chuyến này thân coi việc quân, đánh giữ thế nào đã định kiến. Chẳng

qua chỉ trong mơi ngày là đuổi xong quân Tàụ Nhng nghĩ nó là nớc lớn gấp mời nớc ta, sau khi bị thua tất nó lại mang quân sang đánh báo thù. Nh vậy, việc chiến tranh không bao giờ hết và dân ta sẽ khổ mãi vì việc binh đaọ Vậy sau này chỉ nên dùng lời nói ngọt mà tránh việc can quạ Việc đó ta giao cho ngơị Chờ 10 năm nữa nớc ta trở nên giàu mạnh thì có sợ gì nó”[53, 29]. Trong ngoại giao với nhà Thanh, khi mềm dẻo, khi cứng rắn, Nguyễn Huệ luôn đạt đợc mục đích của mình. Vua nhà Thanh chấp nhận phong V- ơng cho Nguyễn Huệ, gạt con cờ Lê Chiêu Thống ra ngoàị Không chỉ có thế, Nguyễn Huệ còn đấu tranh để bỏ lệ cống ngời vàng, cho ngời đóng giả vua Quang Trung sang yết kiến Vua nhà Thanh. Khôn khéo trong ngoại giao, Quang Trung – Nguyễn Huệ một mặt hàng năm vẫn cho đem cống phẩm sang Thiên triều nhng mặt khác vẫn nuôi hoài bão lấy hai tỉnh Lỡng Quảng về cho đất Việt. Năm Nhâm Tý(1792), vua Quang Trung sai Vũ Văn Dũng làm chánh sứ cùng một phái đoàn sang nhà Thanh dâng biểu xin cầu hôn công chúa con Vua Càn Long và xin trả lại cho Đại Việt hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây vốn là của Đông Việt và Tây Việt, hai bộ tộc anh em của tạ Sự thực thì đây chỉ là một cách vua Quang Trung xem thử nhà Thanh phản ứng để rồi nhân cớ đó đem quân sang đánh. Việc cha thành thì Quang Trung bị bệnh và mất nên phải đình lạị

Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, từ khi lên ngôi, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã làm đợc nhiều việc quan trọng, để lại dấu ấn sâu đậm cho lịch sử Việt Nam. Là ngời luôn đề cao tinh thần dân tộc, ông chủ trơng lấy chữ Nôm làm ngôn ngữ chính thức của nhà nớc. Chính vì vậy, dới thời ông xuất hiện nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm có giá trị. Ông cho lập Sùng Chính viện, cho dịch các sách kinh điển Trung Quốc ra chữ Nôm. Vốn xuất thân từ nông dân nhng Nguyễn Huệ rất quý và biết trọng dụng tầng lớp trí thức. “Sự tài giỏi của vua Quang Trung là ở chỗ ngay khi mới tiếp xúc, ông đã có thể nhận biết bản chất và lòng trung thành của ngời đang diện kiến, không một sự che dấu xấu xa nào thoát khỏi con mắt tinh tờng của ông. Từ nhận biết về bản chất con ngời, ông đã sử dụng trí tuệ và tài năng mỗi ngời vào những công việc thích hợp, có lợi cho đất n- ớc. Dần dần các trí thức đã nhận thấy mục tiêu mà nhà vua đeo đuổi phù hợp với nguyện vọng của đất nớc nên họ đã tôn phù và hết lòng phục vụ sự nghiệp của Tây Sơn ”[53,

36]. Ông không phân biệt trí thức Nam hay Bắc, nghĩa là thực tài thì nhà vua đều trọng dụng. Cứ lấy việc ban bố chiếu cầu hiền và ba lần cho ngời đi mời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về cộng tác với nhà Tây Sơn đủ thấy tấm lòng của ông đối với tầng lớp trí thức đơng thờị Dới thời Quang Trung – Nguyễn Huệ, nhiều trí thức lớn nh Phan Huy

ích, Phan Văn Lân, Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ...đã tìm đợc “đất dụng võ”.

Đối với những vấn đề xã hội, ngay từ khi mới lên ngôi, nhà vua đã chú ý đào tạo những ngời sẽ tham gia vào guồng máy xã hộị ông chỉ rõ: “Nho sinh và sinh đồ cứ đợi đến kì thi, vào thi, hạng u sẽ tuyển vào, hạng kém thì bãi học ở trờng xã còn nh sinh đồ ba quan nhất thiết bắt về làm dân cùng dân chịu su dịch”. ông cũng ban lệnh: “Chọn nho sĩ trong xã có học thức hạnh kiểm, đặt làm thầy dạy, giảng tập cho trò của mình”. Ông ban chiếu lập học để mọi ngời đều có điều kiện cơ hội học tập để sau này phục vụ đất nớc. Đối với lĩnh vực tôn giáo ông cũng có những chính sách táo bạo: chỉ để lại những ngôi chùa lớn và những nhà s đắc đạo chân tu cho ở lại trụ trì, còn những kẻ lời biếng nấp bóng cửa chùa trốn tránh lao động, trốn tránh trách nhiệm công dân, ông cho về làm ruộng chịu su dịch nh mọi ngờị Nh vậy, dù tín ngỡng hay văn hoá giáo dục, Quang Trung – Nguyễn Huệ đều chú trọng vào thực chất. Mọi sự lợi dụng về tín ngỡng hay những kẻ hủ nho cố chấp đều “không có đất” để tồn tạị

Về kinh tế, nhà vua chủ trơng phát triển nông nghiệp. Trong chiếu khuyến nông ông viết: “Trẫm chịu mệnh trời, giữ nghiệp lớn....Nay buổi đầu đại định, chính sách khuyến khích sản xuất làm cho dân giàu đợc tiến hành lần lợt. Xét ra trốn tránh công việc, giấu giếm của cải là thói thờng ở đời, cho nên phơng pháp đề phòng không gì tốt hơn là phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn đất hoang, phàm dân du thủ du thực cho về làng chăm lo đồng áng...”. Không chỉ có khuyến khích phát triển nông nghiệp, nhà vua còn chú trọng phát triển thơng nghiệp. Khi vừa mới chiến thắng quân Thanh, nhà vua chủ động đề nghị với Phúc An Khang, tổng đốc Lỡng Quảng, cho “mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hàng hoá không ngng đọng để làm lợi cho dân”. Đồng thời ông cũng mời gọi các thuyền buôn phơng Tây đến đầu t, buôn bán.

Xuất phát từ một võ tớng, Nguyễn Huệ rất đề cao luật pháp. Ông luôn giữ đợc quân lệnh nghiêm minh. Lần đầu tiên ra Thăng Long trong đám tang vua Lê Hiển Tông, có một vị quan không nghiêm trang trong tang lễ ông đã lôi ngay ra chém. Trong trận đại phá quân Thanh, Nguyễn Huệ vừa hành quân vừa mộ lính. Với đội quân ô hợp, trẻ có già có, nông dân có, nhà s có nhng dới quân lệnh của ông đã trở thành đội quân chính quy bách chiến bách thắng. Sách Minh đô sử nhận xét về Quang Trung: “Có nhiều mu l- ợc, hiệu lệnh nh lửa, hễ ai phạm vào luật cấm thì chém tơi không tha, tớng sĩ đều kinh sợ nh thần minh”. Khi lên ngôi vua, Quang Trung – Nguyễn Huệ chú ý đến vấn đề luật pháp. Ông đã áp dụng chế độ quân chính để ổn định an ninh trong một xã hội đầy biến động. Sách Tây Sơn lợc thuật nhận xét: “Nhà vua không lập pháp lệnh, việc tha kiện đều do miệng ngài phân xử, có tội thì phần nhiều dùng đòn mà đánh để trừng trị. Bầy tôi ở trong hay ngoài đều sợ oai của ngài, không dám can tội hối lộ ”. Dới thời ông, trộm cớp không dám hành nghề.

Đánh giá về Nguyễn Huệ trong lịch sử có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Huệ là một trong những nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ông đã chiến đấu liên tục, chiến đấu với nhiều kẻ thù, trong và ngoài, xử lý những tình huống hiểm nghèo của đất nớc, đa đất nớc thoát khỏi mọi hiểm hoạ. Trong suốt 20 năm chiến đấu, Nguyễn Huệ cha hề chùn bớc, ông tin tởng vào chúng dân, trọng dụng nhân tài, là một nhà chiến lợc lỗi lạc, một vị hoàng đế giỏi trị vì đất nớc. Ông đa ra những quyết sách quan trọng nhằm đa đất nớc tiến lên. Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc trên cả các lĩnh vực khác xây dựng đất nớc, đấu tranh cho thống nhất tổ quốc với cơng vị là một hoàng đế anh minh”[36,

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn mộng giác trong việc thể hiện đề tài lichị sử qua tiểu thuyết sông côn mùa lũ (Trang 39 - 46)