Trong cõi mộng thơ Huy Cận thờng diễn ra tình yêu ấy là tình cảm trắng trong thanh khiết giữa những tâm hồn tìm đợc sự hòa điệu Trong khi Huy

Một phần của tài liệu Thế giới mộng trong thơ của các nhà thơ mới 1932 1945 (Trang 65 - 68)

trắng trong thanh khiết giữa những tâm hồn tìm đợc sự hòa điệu. Trong khi Huy Cận say với tình trong mộng thì Xuân Diệu say với tình trong đời. Với Huy Cận yêu là giao lòng giao cảm thì với Xuân Diệu yêu là phải nói, phải bộc lộ bằng mọi hình thức hiện hữu của thân thể.

“Em phải nói, phải nói và phải nói

Bằng lời yêu nơi cuối mắt đầu mày Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực "

( Xuân Diệu )

Tình yêu trong “Lửa thiêng” diễn ra trong không gian chứ không phải trong thời gian, mất không gian là mất tình yêu. Điều đó tạo nên sắc thái đặc biệt của thơ tình Huy Cận."Thơ tình Xuân Diệu thiết tha, sôi nổi...là cờng độ sống, là để sự chiến thắng sự trôi chảy của thời gian. Còn với Huy Cận tình yêu chỉ còn là

phơng tiện giao nối lòng ngời để chiếm lĩnh không gian chiến thắng sự cô đơn, bơ vơ" [ 47, 91 ] Tình yêu Huy Cận nh là một thứ tình yêu hoà lẫn với mộng. Anh yêu nhng ít sống trong giây phút hiện tại nh Xuân Diệu mà tình yêu nh một sự chắp nối lại những duyên xa cho nên bao giờ cũng có tính chất ngậm ngùi.

Tình yêu trong thế giới mộng của Huy Cận chuyển hoá thành một không gian thẩm mỹ. Đó là không gian mang chất đẹp buồn. Nếu nh tình khúc Xuân Diệu ào ạt đắm say, thơ tình Nguyễn Bính thổn thức não nề, Hàn Mặc Tử thiết tha và tuyệt vọng thì thơ tình Huy Cận lại dịu và thấm. " Mộng ảo là yếu tố điều hoà cơ chế thơ tình Huy Cận" [ 56, 61] Nhà thơ sống trong trạng thái chơi vơi chếnh choáng, sống với tình cảm ngọt ngào trong trẻo, hô hấp bằng không khí yêu thơng trìu mến:

Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời Hồn em anh thở ở trong hơi... Nắng thơ dệt sáng trên tà áo Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

( áo trắng)

Sự hoà quện của tiếng nói tâm hồn, hơi thở và ánh nắng, tà áo, cành lá và căn nhà tạo nên chiếc võng yêu thơng ru con ngời trong giấc mơ hạnh phúc.

Đôi lứa thần tiên suốt một ngày Em ban hạnh phúc chứa đầy tay Dịu dàng áo trắng trong nh suối Toả phất đôi hồn cánh mộng bay

( áo trắng )

Cảm giác cụ thể của nhà thơ trong thế giới thần tiên mộng ảo, niềm hạnh phúc lứa đôi đợc cảm nhận nh cầm nắm đợc trên tay.Trong cõi tâm linh nhà thơ cái đẹp của cuộc đời nên thơ đến hoá mộng, thơ mộng đến thần tiên. Nhà thơ đi giữa cuộc đời mà ngỡ chỉ là giấc mộng đẹp. Hình ảnh áo trắng vừa trong trẻo vừa tinh khiết nhẹ nhàng bay bổng kết thành đôi cánh mộng đa tâm hồn đôi lứa về chốn thiên đờng tràn đầy hạnh phúc. Nếu không có những giấc mộng đẹp về tình yêu và niềm tin, hạnh phúc cũng nh tình yêu đời thắm thiết thì làm sao Huy Cận có đợc những bài thơ tơi sáng nh thế giữa cuộc đời buồn đau tăm tối ấy.

Đỉnh cao của mộng ảo đúng nh nhiều ngời đã nói là “Đi giữa đờng thơm”. Tình yêu trong mộng của Huy Cận đầy hơng thơm và cây lá:

Cả không gian hồn hậu và thơm tho

Gió đa hơng mùi dìu dịu phất phơ”

Chính vì “Yêu giữa đời mà hồn ở trong mơ” nên tha thiết mà vẫn e dè “chừng mực” “ Ngời khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình , Nh” “ sắp nói nhng mà không khóm trúc...”. Cũng nh Lu Trọng L, Huy Cận đã tạo nên thứ sầu mộng

của riêng mình. Song trong thơ Lu Trọng L đó là thứ mộng đầy ắp nhạc, còn trong thơ Huy Cận lại đầy hơng. Cái chất nhạc trong thơ Huy Cận nh tiếng thì thầm phải lắng nghe mới cảm nhận đợc và lắng nghe trong mộng bằng tâm thức:

Đi rất êm, b

ớc êm nữa ngời ơi

Tiếng động gần d thanh xa xôi...”

( Lời dịu )

Tình yêu trong “ Lửa thiêng” không chỉ dịu mà còn thấm. Thấm vì nó sâu sắc và không kém phần khắc khoải:“Ngời ở bên trời ta ở đây /Chờ mong phơng nọ, ngóng phơng này/ Tơng t đôi chốn, tình ngàn dặm” (Vạn lý tình )

“Ngậm ngùi” là thi phẩm tiêu biểu cho cái sầu mộng ảo não của Huy Cận trong mảng thơ tình:

Cây dài bóng xế ngẩn ngơ

Hồn em đã chín mấy mùa thơng đau Tay anh em hãy tựa đầu

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi .

Đọc thơ tình Huy Cận ta thấy mộng luôn gắn với tình buồn nhng mộng cũng luôn gắn với tình vui. Tuy nhiên chất mộng ảo trong những khúc ca vui có nét khác biệt ; biến tình lứa đôi, hồn em – hồn anh – thành biểu tợng của cái đẹp nguyên khôi vĩnh viễn. " Những bài thơ nh “ Tựu trờng", "áo trắng", "Xuân ý", "Học sinh", "Đi giữa đờng thơm", "Tình tự", "Xuân...” Làm thành một cụm hoa xinh tơi trong thế giới thâm u “ Lửa thiêng”. Nó cũng nh những giai điệu vui giữa một tổng phổ buồn" . [ 56, 62 - 63]

Khi viết về tình yêu, Huy Cận thờng tạo nên thế giới mộng. Chỉ trong cõi mộng con ngời mới có đợc một tình yêu hoàn toàn thơ mộng và thánh thiện. ở đó những tấm lòng yêu bay bổng say mê với hạnh phúc ngọt ngào. Viết “

Ngậm ngùi” là thi phẩm mà thi sĩ muốn nhờ thơ ca đa vào thế giới mộng mơ để an ủi một mối tình đau. Giấc mơ là cơn ma mát lành xoa dịu tâm hồn sau những lần vấp ngã. Thi nhân mong ngời yêu có giấc mộng đẹp, hạnh phúc, chứ đừng thấy ác mộng:

Lòng anh mở với quạt này

Trăm con chim mộng về bay đầu giờng Ngủ đi em mộng bình thờng

Ru em sẵn tiếng thuỳ dơng mấy bờ...”

Những hình ảnh thơ đợc Huy Cận ảo hoá để ru tâm hồn ngời trong cõi êm đềm của tiếng nhạc “ thuỳ dơng”. Lòng nhà thơ đã hoá cảnh để thể hiện tình cảm thực của mình. Thơ là mộng mơ, là thực, là khát vọng cháy bỏng trong trái tim ngời hiện hình trên các câu chữ . Thơ là linh hồn, mộng ớc trong thơ là những gì con ngời đòi trở thành hiện thực. “ Ngậm ngùi” là bài thơ tiêu biểu cho cõi mộng Huy Cận, là sự hoà quyện giữa thực và mơ, giữa sầu và mộng. Đó là lời ru hát lắng đọng ân tình và chứa chan sầu mộng để vỗ về, an ủi, ru ngủ, để siêu thoát thăng hoa vào cõi mộng mơ của tình ái.

Một phần của tài liệu Thế giới mộng trong thơ của các nhà thơ mới 1932 1945 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w