Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 30 - 31)

III. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

2.Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Với lưu ý rằng lạm phát được hiểu là hiện tượng giá cả hàng hoá tăng liên tục trong một

thời gian dài, cùng với việc vận dụng mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp12, chúng ta có thể rút ra được những nhận xét dưới đây.

2.1. Lạm phát cầu kéo

Khi tổng cầu có xu hướng tăng lên, cầu đối với hàng hoá sẽ vượt quá cung, điều này dẫn đến hiện tượng tăng giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu như nền kinh tế còn có thể tiếp tục sản xuất thêm thì sản lượng sẽ tăng lên và đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng, như vậy sẽ không xảy ra lạm phát thực sự. Còn khi nền kinh tế không thể sản xuất thêm, tức là đã đạt đến mức sản lượng tiềm năng, thì lúc này lại sinh ra một áp lực tăng lương (do tỷ lệ thất nghiệp thực tế giảm xuống so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tại mức sản lượng tiềm năng). Áp lực này đẩy chi phí sản xuất lên nên lại làm cho giá cả tăng lên, đẩy nền kinh tế tới một mức cân bằng mới với sản lượng như cũ (ở mức sản lượng tiềm năng) nhưng giá đã cao hơn so với mức giá ban đầu.

Trong phương trình M.V = P.Y, chúng ta thấy V tương đối độc lập với cung tiền, nên khi có sự thay đổi của M, sẽ tương ứng dẫn đến sự biến đổi của P.Y, mà P.Y chính là tổng chi tiêu của xã hội, hay là tổng cầu (AD) và ngược lại. Vì lẽđó, khi có một sự biến đổi gia tăng trong tổng cầu, cung tiền sẽ tăng lên làm tăng giá cả. Vì vậy, người ta gọi loại lạm phát này là lm phát cu kéo. Từ đó, có thể rút ra một nhận xét là lạm phát cầu kéo luôn đi kèm với hiện tượng cung tiền tăng làm tăng giá cả.

2.2. Lạm phát chi phí đẩy

Ngược lại với lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy xuất phát từ việc có một cú sốc tiêu cực từ phía cung (hàng hoá). Khi có một cú sốc như vậy, chẳng hạn công nhân đòi tăng lương thắng lợi, sẽ có một áp lực lên chi phí làm dịch chuyển đường tổng cung vào trong, dẫn đến sự gia tăng về giá cả. Nhưng nếu chính phủ không tìm cách tích cực can thiệp để duy trì tỷ lệ thất nghiệp không quá cao (vì khi mức sản lượng giảm, tỷ lệ công ăn việc làm cũng giảm theo), thì chính phủ phải tăng cung tiền để mở rộng cầu, nhằm tạo ra mức cân bằng mới với sản lượng (tỷ lệ thất nghiệp) như cũ nhưng giá cả thì đã cao hơn mức cũ.. Và khi đó, nếu áp lực chi phí vẫn tiếp tục tồn tại thì chính phủ lại phải tiếp tục phản ứng, và tạo nên lm phát chi phí đẩy. Ởđây cũng có một nhận xét là lạm phát chỉ có thể xảy ra nếu chính phủ liên tục tăng cung

tiền nhằm đáp ứng lại sự liên tục gia tăng của chi phí (nhằm duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp).

12 Biểu thị qua đường cong Philips

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy chỉ có thể phân biệt một cách tương đối vì trên thực tế, cần phải có những phép đo phức tạp mới có thể xác định được thực sự lạm phát bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Trong nhiều trường hợp, lạm phát cầu kéo tạo nên một lạm phát chi phí đẩy và tới lượt mình, lạm phát chi phí đẩy lại tạo ra lạm phát cầu kéo.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 30 - 31)