Ngân hàng trung ương

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 54 - 58)

Ngân hàng trung ương trên thực tế là một đại diện của Nhà nước trong lĩnh vực kiểm soát tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Với khả năng đặc biệt của mình là phát hành tiền giấy, ngân hàng trung ương là công cụđắc lực để giúp Nhà nước thực hiện được vai trò quản lý của mình trong hoạt động tiền tệ tín dụng của nền kinh tế.

1. Định nghĩa N Nggâânn hhàànnggttrruunnggươươnnggllààccơơ qquuaanntthhựựcchhiiệệnncchhứứccnnăănnggqquuảảnnllýýNNhhàànnưướớccvvềềttiiềềnnttệệvvààhhooạạtt đ đ ộ ộnnggnnggâânnhhàànngg;;llàànnggâânnhhàànnggpphháátthhàànnhhttiiềềnn,,nnggâânnhhàànnggccủủaaccááccttổổcchhứứccttíínnddụụnnggvvàànnggâânn h hàànnggllààmmddịịcchhvvụụttiiềềnnttệệcchhooCChhíínnhhpphhủủ3377

Từđịnh nghĩa trên có thể thấy ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng quyết định tới cung tiền của quốc gia, phục vụ cho chính sách tiền tệ của quốc gia, và có khả năng kiểm soát được hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian cũng như các tổ chức trung gian tài chính khác. Cũng vì để tập trung cho các nhiệm vụ này mà ngân hàng trung ương không còn thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của một ngân hàng thương mại một cách thông thường nữa. Tuy vậy, ngân hàng trung ương vẫn thực hiện nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹđối với các khách hàng là các ngân hàng thương mại và trong một số trường hợp đặc biệt là cả những tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương không cung cấp các dịch vụ tiền tệ cho khách hàng là cá nhân hay tổ chức phi tín dụng.

2. Lý do ra đời của ngân hàng trung ương

Vốn được tách ra từ hệ thống ngân hàng thương mại, sự ra đời của ngân hàng trung ương là một tất yếu khách quan vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, vì hệ thống ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát triển ở giai đoạn cao bắt đầu phát sinh những nhược điểm mà trước đó chưa có. Cạnh tranh của các ngân hàng trở nên mạnh mẽ, các ngân hàng thương mại đứng trước nhu cầu vốn vay lớn từ phía nền kinh tế nên lạm dụng khả năng cho vay tiền của mình, phát hành các khoản tiền tín dụng mà không có lượng tiền mặt đảm bảo trong ngân hàng. Sự lạm dụng vốn huy động này đẩy các ngân hàng thương mại đến tình trạng luôn phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trên thực tế, các vụ hoảng loạn ngân hàng38 đã diễn ra và đẩy hệ thống ngân hàng vào tình trạng không thể chi trả nổi các yêu cầu rút tiền cấp tập, và do đó buộc phải tuyên bố phá sản. Do đó, cần phải có một sự can thiệp từ phía Nhà nước.

Thứ hai, với việc các ngân hàng thương mại tự ý phát hành giấy bạc ngân hàng theo mẫu của riêng mình, dẫn tới sự không thống nhất về tiền tệ trong xã hội, làm cho hoạt động của nền kinh tế trở nên kém minh bạch và không hiệu quả. Điều này cũng đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp để thống nhất thị trường tiền tệ.

Cả hai nguyên nhân này đã làm cho ngân hàng trung ương ra đời. Với sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, ngân hàng trung ương đã kiểm soát được lượng cung tiền tệ, thống nhất các

37 Khoản 2 điều 1 luật NHNN VN năm 1997

38 Banking Panic: Là việc dân chúng đổ xô đến các ngân hàng rút tiền do lo ngại rằng nếu ngân hàng phá sản thì mình sẽ bị mất trắng khoản tiền đang gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên chính điều này lại đẩy ngân hàng tới tình thế khó khăn hơn vì khả năng hoàn trả cạn kiệt dần.

loại tiền giấy trong xã hội. Đồng thời, với những quyền lực được Nhà nước giao phó, ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được việc sử dụng vốn huy động của các ngân hàng thương mại, từđó điều tiết hoạt động kinh doanh tiền tệ và ra tay giúp đỡ khi cần thiết.39 Từđó, ngân hàng trung ương trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thi hành chính sách tiền tệ của quốc gia đó.

3. Vai trò của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương không thực thi các nghiệp vụ của mình một cách trực tiếp, nghĩa là nó không trực tiếp tác động tới các chủ thể của nền kinh tế, mà các tác động này được thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng trung gian. Tuy tác động gián tiếp như vậy, nhưng ảnh hưởng của ngân hàng trung ương tới chếđộ lưu thông tiền tệ tín dụng của quốc gia là rất lớn. Cụ thể, ngân hàng trung ương có những vai trò sau:

3.1. Phát hành tiền, kiểm soát cung tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ

Dưới chếđộ lưu thông tiền với tư cách là dấu hiệu của giá trị, việc để cho duy nhất ngân hàng trung ương đảm nhận vai trò cung ứng tiền tệ cho một nền kinh tế là một đòi hỏi mang tính bắt buộc. Lượng tiền trong nền lưu thông được điều tiết thông qua việc phát hành mới hay tăng giảm lượng cung tiền của ngân hàng trung ương. Việc phát hành tiền, do vậy, cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Tuỳ theo các chếđộ lưu hành tiền giấy khác nhau mà những nguyên tắc phát hành tiền giấy của ngân hàng trung ương cũng khác nhau:

a. Nguyên tắc bảo đảm bằng trữ kim40:

Dưới thời kỳ lưu thông tiền giấy với việc quy định tiền tệ được phép đổi ra vàng41, nguyên tắc này đảm bảo cho lượng tiền giấy phát hành ra nền kinh tế có thểđổi được ra vàng bất cứ lúc nào cần, và cũng đểđảm bảo cho nền kinh tế có được một lượng tiền trong lưu thông phù hợp nhất. Nếu như việc đảm bảo bằng trữ kim được tuân thủ chính xác, trong nền kinh tế sẽ không xảy ra hiện tượng lạm phát tiền tệ, do lúc này tiền giấy trong lưu thông vẫn là những đại biểu của lượng vàng dự trữ.

b. Nguyên tắc phát hành trên cơ sở đòi hỏi của nền kinh tế:

Khi chế độ lưu thông tiền tệ chuyển sang giai đoạn lưu thông tiền giấy, như chương tiền tệ đã phân tích, lúc này giấy bạc không còn khả năng đổi ra vàng nữa, do đó

39 Một trong những vai trò của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng (last resort), đó là việc ngân hàng trung ương ra tay giúp đỡ các ngân hàng thương mại khi những ngân hàng này gặp khó khăn trong việc hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn.

40 Trữ kim là lượng vàng dự trữ trong kho của ngân hàng, làm cơ sở cho lượng tiền giấy tung ra lưu thông. 41 Trong thời kỳ này, tiền giấy được quy định một hàm lượng vàng cụ thể.

nguyên tắc trữ kim không còn thực sự cần thiết nữa, mà vào giai đoạn này, lượng tiền giấy phát hành ra lưu thông cần đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của sản xuất hàng hoá trong xã hội. Nếu lượng cung tiền được tính toán chính xác để thoả mãn những yêu cầu của sản xuất thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong thời kỳ này việc tung tiền giấy ra lưu thông hay rút tiền giấy khỏi lưu thông thường dựa trên việc mua bán các loại chứng chỉ ghi nợ ngắn hạn như tín phiếu kho bạc hay lệnh phiếu thương mại, những giấy tờ có khả năng chuyển đổi thành tiền sau một thời hạn nhất định. Việc thay đổi cung tiền bằng biện pháp này sẽ tránh được những sự thay đổi bất lợi của lượng cung tiền trong nền kinh tế.

3.2. Là ngân hàng của các ngân hàng

Sự ra đời của hệ thống ngân hàng tách biệt đã làm cho ngân hàng trung ương có những quyền lực đặc biệt đối với hệ thống các trung gian tín dụng khác trong nền kinh tế. Và mặc dù ngân hàng trung ương chỉ thực hiện vai trò của mình thông qua sự tác động tới các ngân hàng trung gian nhưng vì vai trò này là rất quan trọng nên hoạt động của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại cũng cần có những quy định chặt chẽ. Các ngân hàng đòi hỏi phải tuân thủ những quy định sau của ngân hàng trung ương:

9 Ngân hàng thương mại phải lập một tài khoản tiền gửi thanh toán và duy trì một số dư tiền gửi nhất định trong tài khoản đó tại ngân hàng trung ương để phục vụ cho các hoạt động thanh toán của mình phát sinh trong quá trình hoạt động.

9 Ngân hàng thương mại phải lập một tài khoản dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương, số dư của khoản tiền gửi này tỷ lệ thuận với số lượng tiền mà các ngân hàng thương mại huy động được. Tại Việt nam tuỳ theo từng thời kỳ mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc là khác nhau. Và đây là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia.42

Bên cạnh việc đặt ra những quy định như vậy, ngân hàng trung ương cũng thực hiện hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng thương mại dưới hình thức tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để giúp các ngân hàng này có khả năng hoàn trả các khoản nợđến hạn và hoạt động có hiệu quả hơn.

3.3. Là ngân hàng của Nhà nước

Đặt dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp của Nhà nước, ngân hàng trung ương hoạt động vì lợi ích chung của quốc gia, do đó ngân hàng này còn phải làm các hoạt động do Nhà nước quy định như : làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước, đảm bảo dự trữ ngoại hối quốc gia, xây dựng và tư vấn cho các chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng...

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)