Phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 156 - 159)

Một hoạt động quan trọng của người chịu trách nhiệm quản lý tài chính cho một doanh nghiệp là công việc phân tích tài chính. Nếu như các chỉ số được lập nên nhằm mục đích quản lý thông qua các công cụ tài chính, thì cần phải có người biết nhìn và phân tích những chỉ số đó để chỉ ra mặt được hoặc chưa được trong hoạt động của một doanh nghiệp, từ đó tìm ra phương án hiệu quả nhất đối với công việc của doanh nghiệp trong kỳ tới. Có những chỉ số tài chính cho thấy ngay doanh nghiệp đã làm được gì và kết quả ra sao, nhưng đểđánh giá một cách chính xác thì phải lập được hệ thống các chỉ số có tính tương đối. Chỉ có sử dụng những chỉ số tương đối thì sự so sánh và phân tích mới chính xác. Thông thường chỉ số của một doanh nghiệp sẽđược so sánh theo những tiêu chí sau:

9 So sánh giữa chỉ số và chỉ tiêu đặt ra

9 So sánh giữa chỉ số của cùng doanh nghiệp trong các kỳ khác nhau

9 So sánh giữa chỉ số của doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác cùng ngành trong kỳ 9 So sánh giữa chỉ số của doanh nghiệp và các chỉ số bình quân

Khi đã so sánh được theo hệ thống tiêu chí kể trên doanh nghiệp mới có thể thấy được khả năng của mình đến đâu, đang ở vị thế nào và đã làm được gì trong một kỳ vừa rồi. Từ đó doanh nghiệp mới có thểđưa ra giải pháp phát triển.

Dưới đây là những chỉ số thường dùng trong công tác phân tích tài chính:

1. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp108

Nhóm chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện mức độ đáp ứng nhanh chóng các khoản nợđến hạn của doanh nghiệp, mẫu số của nhóm chỉ số này luôn là nợ ngắn hạn để phản ánh những khoản nghĩa vụ thanh toán mà doanh nghiệp phải thực thi ngay lập tức. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện thông qua một số chỉ số sau:

1.1. Khả năng thanh toán toàn bộ

Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp được tính toán bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chia cho nợ ngắn hạn. Nó đo lường khả năng trả nợ tổng quát của doanh nghiệp109.

108 Còn gọi là khả năng trả nợ

Corporate Finance

1.2. Khả năng thanh toán hiện thời

Khả năng thanh toán hiện thời được đo lường bằng cách lấy tài sản lưu động110, là những tài sản có tính lỏng của doanh nghiệp, chia cho nợ ngắn hạn. Nó phản ánh khả năng thanh toán nhanh hơn của doanh nghiệp vì tử sốđã lược bớt các tài sản có tính lỏng kém.

1.3. Khả năng thanh toán nhanh

Đây là nhóm chỉ số phản ánh mức độ thanh toán nợ nhanh nhất có thể được111 của một doanh nghiệp, bởi vì lúc này các tài sản được sử dụng đểđo lường khả năng trả nợ có tính lỏng rất cao, đó là tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

2. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Trong khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, mục tiêu của nó luôn là lợi nhuận, vì vậy nhóm chỉ số này phản ánh khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp bằng cách lấy lợi nhuận mà được kiếm được chia cho các mốc quan trọng của doanh nghiệp.

2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Được đo lường bằng lợi nhuận chia cho doanh thu bán hàng, chỉ số này giúp doanh nghiệp xác định được cứ mỗi đồng doanh thu thì doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận, tức là doanh nghiệp cũng xác định được cứ mỗi đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Rõ ràng tỷ suất này đòi hỏi phải thấp một cách hợp lý vì nếu tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp càng tỏ ra hiệu quả trong việc giảm giá thành sản phẩm.

2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, có thể nói đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng để phản ánh tính hiệu quả trong đầu tư của doanh nghiệp, vì thế chỉ số này thường được rút gọn lại để gọi là tỷ suất lợi nhuận. Nó được đo lường bằng lợi nhuận chia cho tổng tài sản. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng tỷ suất lợi nhuận không cao một cách tương xứng thì không thể gọi được là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhưng nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận mà bỏ qua tính tối ưu của tỷ suất lợi nhuận thì sẽ gây ra sự mất cân bằng và có thể dẫn đến sự phát triển không ổn định. Chính vì vậy nên chỉ số này còn được gọi tắt là tỷ suất lợi nhuận. 2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có:

110 Vì tài sản lưu động là Current Asset, nên nhóm tỷ số này được gọi là khả năng thanh toán hiện thời (Current Ratio)

Chỉ số này phản ánh mức độ lợi nhuận doanh nghiệp thu được khi so sánh với một đồng vốn tự có, thường chỉ có những người tham gia bỏ vốn hoặc góp vốn đầu tư cổ phiếu là quan tâm tới chỉ số này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. chỉ số này vẫn có thể không cao mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp cao và ngược lại, và trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp không cao mà tỷ suất này vẫn cao chứng tỏ doanh nghiệp đã có chính sách huy động vốn bên ngoài nhiều và sử dụng tốt nguồn vốn hiện có.

3. Khả năng hoạt động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh thì cần phải giải được bài toán nâng cao hiệu suất hoạt động của mình và ngày càng tối ưu hoá nó. Vì vậy nhóm chỉ số khả năng hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá mức độ linh hoạt của các tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu.

3.1. Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện mức độ lưu chuyển của hàng tồn kho trong kỳ, chỉ số này nói chung là nên ở mức cao, thể hiện khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ. Thế nhưng cũng cần phải có dự trữ cho doanh nghiệp nên yêu cầu của chỉ số này là phải đạt mức tối ưu chứ không phải là tối đa. Tỷ số này được đo lường bằng chi phí hàng bán trong kỳ chia cho lượng tồn kho bình quân.

3.2. Kỳ thu tiền bình quân:

Chỉ số này dùng đo khả năng thu tiền của doanh nghiệp. Nói chung tỷ số này càng thấp thì càng tốt bởi vì nó thể hiện rằng doanh nghiệp nhanh chóng thu được tiền hàng để tái đầu tư vào sản xuất, vốn không bị ứ đọng lâu ở bên ngoài. Tuy nhiên cũng có trường hợp doanh nghiệp cần áp dụng những chính sách tín dụng thích hợp để thu hút thêm bạn hàng, đối tác thì cần phải cho phép chỉ số này tăng lên. Như vậy chỉ số này cũng cần phải đạt mức tối ưu. Chỉ số này được đo lường bằng doanh thu chia cho tồn kho bình quân ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Công suất sử dụng vốn cốđịnh:

Chỉ số này nhằm đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn cốđịnh, chỉ số này đòi hỏi càng cao càng tốt, bởi vì nếu chỉ số càng cao tức là một đồng vốn cốđịnh tạo ra được càng nhiều đồng doanh thu.

Chỉ số này tương tự như hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh, có điều mẫu sốởđây là tổng vốn đầu tư. Chỉ số này muốn xác định thì phải dựa trên số lượng sản phẩm bán được.

Corporate Finance

Nhóm chỉ số này phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, tức là xem xét tỷ trọng các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài và so sánh nó với các tài sản của doanh nghiệp.

4.1. Gánh nặng nợ của doanh nghiệp

Được tính toán bằng tổng nợ của doanh nghiệp chia cho tổng tài sản, chỉ số này phản ánh mức độ gánh chịu nợ của doanh nghiệp, và giúp doanh nghiệp nắm được tình hình vay nợ của mình trên cơ sở cân đối nó với các tài sản mà doanh nghiệp có. 4.2. Tính sinh lợi của lãi suất

Với doanh nghiệp cổ phần, việc phát hành các chứng khoán luôn đi kèm theo là các khoản nghĩa vụ về lãi suất, vì vậy doanh nghiệp cần phải xác định xem mức độ sinh lợi của các khoản vay nợ từ chứng khoán là bao nhiêu, từđó xác định được hiệu quả của việc phát hành chứng khoán. Nó được đo lường bằng lợi nhuận chia cho chi phí lãi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 156 - 159)