Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 52 - 54)

Từ khi con người bắt đầu biết sử dụng tiền như là một phương tiện trao đổi và phương tiện thanh toán, các nhu cầu về tiền tệ cũng bắt đầu nảy sinh và ngày càng trở nên đa dạng, chính điều này đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của một loại hình trung gian tài chính chuyên kinh doanh về tiền tệ: các ngân hàng.

1. Sự ra đời của ngân hàng32

Sự ra đời của các ngân hàng được đánh dấu bởi sự gia tăng trong sản xuất xã hội, và cùng với sự lưu hành của đồng tiền vàng. Khi vàng được sử dụng làm tiền tệ trong xã hội, con người bắt đầu nảy sinh mong muốn cất trữ vàng của mình tại một nơi nào đó an toàn hơn so với để trong nhà. Khi đó, sự lựa chọn tốt nhất là đem vàng đến ký gửi tại các hiệu vàng, vốn là nơi trung gian mua bán vàng của khu vực. Để có thể ký gửi vàng tại các hiệu vàng này, người dân phải nộp một khoản phí cho thợ vàng vì dịch vụ giữ hộ này. Tuy nhiên, các chủ hiệu vàng cũng nhận ra được lợi ích của việc đem số vàng mà mình nhận giữ hộ cho những người đang cần tiền vay để lấy lãi. Lâu dần, để có thể có thêm tiền cho những người có nhu cầu vay lại, các chủ hiệu vàng không những không thu phí giữ hộ vàng mà còn trả tiền lãi cho những người đến gửi vàng. Như vậy, hai nghiệp vụ cơ bản của một ngân hàng đã bắt đầu được hình thành, đó là nghip v huy động tin gi và nghip v cho vay33. Sự kết hợp hai nghiệp vụ này tạo ra chức năng cơ bản đầu tiên của các ngân hàng, đó là chức năng trung

gian tín dụng. Cũng từ phân tích này có thể thấy, nghiệp vụ cho vay ra đời đã kéo theo nó là nghiệp vụ tiền gửi, hay nói cách khác, trong giai đoạn ra đời của các ngân hàng, nhu cầu cho vay đã quyết định nhu cầu huy động vốn. Và cũng từ lúc các nghiệp vụ trung gian tín dụng được hoàn thiện, các thợ vàng đã chuyển vai trò của mình từ những người thương nhân thành những ông chủ ngân hàng.

Cùng lúc đó, với khả năng tập trung vốn, cùng với khả năng cho vay đa dạng, các ngân hàng còn đảm nhiệm thêm một vai trò nữa, đó là vai trò trung gian trong các hoạt động mua bán, thanh toán giữa các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các chủ thể ở những vùng khác nhau và sử dụng những đồng tiền khác nhau. Lúc đầu vai trò trung gian thanh toán của các ngân hàng chỉ dừng lại ở việc đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác, giúp cho việc thanh toán được dễ dàng hơn, nhưng sau đó, các ngân hàng đảm nhận luôn việc làm cầu nối giữa người bán và người mua. Và đến lúc này, các ngân hàng đã phát huy chức năng thứ hai, chức năng trung

gian thanh toán.

32Ởđây được hiểu là các ngân hàng thương mại

Quê hương của các ngân hàng là nước Ý34, vào khoảng 500 năm trước công nguyên tại đây đã bắt đầu xuất hiện những hoạt động cho vay dựa trên cơ sở cầm cố, đặc biệt là vào khoảng năm 200 B.C, hoạt động tài chính của toàn bộ khu vực Địa Trung Hải xoay quanh một trung tâm, Rome, thủ phủ của đế chế La mã.35 Trong thời kỳ đầu, dưới chế độ xã hội nô lệ và phong kiến, hoạt động của các ngân hàng chủ yếu dựa trên quan hệ tín dụng cho vay nặng lãi, với lãi suất rất cao, vì vậy đã kìm hãm sự phát triển của quan hệ tín dụng trong xã hội. Chủ nợ thường là giai cấp vua chúa phong kiến hay tầng lớp tăng lữ. Con nợ chủ yếu là những người sản xuất nhỏ, và một bộ phận là giới quý tộc phong kiến. Nhưng với mức lãi suất có thể lên tới 100%/tháng, các quan hệ tín dụng mang đậm dấu ấn của chế độ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì vậy giai cấp tư sản đã đấu tranh và giành lại cho mình quyền kiểm soát các quan hệ tín dụng và các ngân hàng. Dưới thời kỳ tư bản chủ nghĩa, lãi suất đã được điều chỉnh xuống một mức vừa phải, phù hợp với đặc điểm của sản xuất xã hội. Do đó, các ngân hàng có điều kiện để phát triển và mở rộng thành một hệ thống trên phạm vi toàn xã hội.

2. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng

Lúc đầu, hệ thống ngân hàng chỉ có sự tồn tại của các ngân hàng thương mại, những ngân hàng này thực hiện chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán đơn thuần. Trong giai đoạn này các ngân hàng thương mại cũng hoạt động một cách độc lập, không thành một hệ thống. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng thương mại phát hành công cụ ghi nợ gọi là giấy bạc ngân hàng,36 tuy nhiên vì mỗi giấy bạc do một ngân hàng phát hành lại khác biệt so với giấy bạc của ngân hàng khác nên việc lưu thông và thanh toán gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình trạng này, Nhà nước đã phải can thiệp bằng cách hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành giấy bạc. Cũng từ sự can thiệp này, các ngân hàng trong xã hội được chia ra làm hai nhóm:

9 Các ngân hàng được phép phát hành tiền: Gọi là ngân hàng phát hành

9 Các ngân hàng không được phép phát hành tiền: Gọi là ngân hàng trung gian.

Số lượng các ngân hàng phát hành được Nhà nước giới hạn lại và cuối cùng chỉ còn một ngân hàng phát hành duy nhất, lúc này nó còn có thểđược gọi là ngân hàng trung ương. Cũng từ đặc điểm có thể phát hành tiền này, các ngân hàng trung ương được nắm giữ bởi Nhà nước và không còn chức năng kinh doanh tiền tệ nữa, lúc này ngân hàng trung ương được mang những sứ mệnh và quyền hạn mới. Trong lúc đó, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các ngân hàng trung gian là các ngân hàng thương mại, không còn được quyền phát hành tiền nữa. Nhưng

34 Bản thân từ ngân hàng có nguồn gốc từ một từ tiếng Italia “Banca”, có nghĩa là cái ghế dài “bench” 35 Có lẽ câu nói nổi tiếng “Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome” một phần bắt nguồn từ lý do này. 36 Xem thêm chương tiền tệ.

lúc này các ngân hàng thương mại vẫn còn đầy đủ các quyền kinh doanh tiền tệ, vì vậy hệ thống ngân hàng được phân hoá rõ rệt, đó là các ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ và các ngân hàng chuyên phát hành tiền tệ. Và đó cũng là đặc trưng cơ bản của hệ thống ngân hàng của các quốc gia hiện nay.

3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương

Khi các ngân hàng đã được tách ra thành ngân hàng phát hành và ngân hàng thương mại, đặc trưng hoạt động rất khác nhau, cùng với chức năng và vai trò khác nhau đã làm cho hai loại hình ngân hàng này càng lúc càng bịđẩy xa ra khỏi nhau. Tuy vậy, để một nền kinh tế có thể phát triển một cách đồng đều và cân bằng, sự tách biệt này là rất cần thiết. Sự khác biệt của hệ thống ngân hàng có thểđược mô tả như sau.

3.1. Các hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

Như phần trên đã phân tích, nhóm các ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng này có những đặc trưng sau:

9 Thực hiện nghiệp vụ trung gian tín dụng 9 Thực hiện nghiệp vụ trung gian thanh toán 9 Thực hiện vai trò nhân tiền cho nền kinh tế 3.2. Các hoạt động của ngân hàng trung ương

Vì đã tách khỏi hoạt động kinh doanh, các ngân hàng trung ương lúc này chỉ tập trung phục vụ cho các mục tiêu quản lý vĩ mô của Nhà nước, có thể liệt kê dưới đây những đặc trưng hoạt động cơ bản của ngân hàng trung ương:

9 Là ngân hàng phát hành tiền cho nền kinh tế 9 Là ngân hàng của các ngân hàng

9 Là ngân hàng của Nhà nước

Bên cạnh sự hình thành của hệ thống ngân hàng, các trung gian tín dụng khác trong nền kinh tế cũng được hình thành và hoạt động với những chức năng không hoàn toàn giống với các ngân hàng, trong chương này một số những loại hình trung gian tín dụng tiêu biểu thuộc nhóm này cũng sẽ được nhắc tới nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)