Các nguyên tắc bảo hiểm

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 120 - 124)

Giống như nhiều lĩnh vực khác trong kinh tế cũng như xã hội, bảo hiểm cũng có những nguyên tắc riêng của mình, những nguyên tắc này đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không bảo hiểm sẽ không thể tồn tại và phát triển được.

Các nguyên tắc của bảo hiểm đều dựa trên một quy luật chung, đó là quy luật “Sốđông bù số ít”.

Cần phải hiểu sốđông ởđây là phần lớn những người tham gia bảo hiểm, còn số ít là những người cũng tham gia bảo hiểm nhưng không may gặp phải rủi ro, và rủi ro đó được công ty bảo hiểm chấp nhận trả tiền. Số tiền huy động được từ số đông này sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại cho những người không may gặp phải rủi ro, ổn định kinh doanh và đời sống của họ. Mà với lượng tiền đóng vào quỹ bảo hiểm (phí bảo hiểm) là tương đối ít nên cần phải có nhiều người tham gia đóng góp và lượng tiền phải đủ lớn. Như vậy ởđây cần phải chú ý, sốđông không chỉ nói về người mà còn nói đến cả lượng tiền thu được. Quy luật này đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải tính toán một mức tỷ lệ phí bảo hiểm tối ưu để vừa thu hút được nhiều người tham gia vừa thu được một lượng tiền lớn đủ để bù đắp cho những người không may gặp phải rủi ro. Bởi vì nếu tỷ lệ phí thấp thì sẽ thu hút được nhiều người nhưng cũng có

nghĩa là sẽ làm gia tăng lượng người gặp phải rủi ro. Đồng thời lúc đó, lượng tiền thu được không tăng tương ứng, như vậy sẽ vi phạm quy luật nói trên. Đối với trường hợp tỷ lệ phí cao thì ngược lại, không thể thu hút được nhiều người tham gia vào hoạt động bảo hiểm, do đó cũng làm cho quy luật trên không phát huy được, vì thế nên bảo hiểm cũng sẽ không thể phát triển được.

Xuất phát từđòi hỏi của quy luật trên, có bốn nguyên tắc bảo hiểm lần lượt dưới đây:

1. Nguyên tắc chỉ chấp nhận rủi ro bảo hiểm

Nội dung của nguyên tắc đầu tiên này là công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận trả tiền bồi thường cho những rủi ro bảo hiểm.

Theo nội dung của nguyên tắc này, có một điểm nổi bật được thể hiện ra là hoạt động bảo hiểm chỉ nhằm vào những sự kiện bất ngờđặc trưng, tức là nếu sự kiện gây ra thiệt hại không bắt nguồn từ rủi ro sẽ không được chấp nhận bảo hiểm, đồng thời nếu sự kiện gây ra thiệt hại có bắt nguồn từ rủi ro nhưng xác suất xảy ra quá cao hoặc quá phụ thuộc vào phía người được bảo hiểm- tức là không phải rủi ro bảo hiểm- thì sẽ không được công ty bảo hiểm chấp nhận trả tiền. Việc các công ty bảo hiểm không nhận bồi thường cho những rủi ro có khả năng xảy ra cao nhằm hạn chế việc thu phí bảo hiểm cao tương xứng, gây ra tâm lý e ngại trong nhiều người, từđó dẫn đến việc giảm khả năng thu hút khách hàng của các công ty bảo hiểm. Còn việc các công ty bảo hiểm không chấp nhận bồi thường cho những rủi ro phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan là nhằm tránh sự lệ thuộc vào việc đã được bảo hiểm mà không có ý thức tự bảo vệ từ phía người được bảo hiểm. Tất cả những điều này đều đã phân tích ở các phần trên.

2. Nguyên tắc tương xứng

Nội dung của nguyên tắc này là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động bảo hiểm phải tương xứng với nhau.

Có thể thấy rằng sẽ thật là vô lý khi một người tham gia bảo hiểm cho một hoạt động có yếu tố rủi ro thấp lại có cùng một mức đóng góp như người tham gia bảo hiểm cho một hoạt động có yếu tố rủi ro cao hơn. Nếu điều đó thực sự xảy ra thì chắc chắn các công ty bảo hiểm sẽ không thể thu hút được mọi người đến với mình. Chính vì vậy nên nguyên tắc tương xứng thể hiện một sự công bằng trong hoạt động bảo hiểm: Ai có nguy cơ rủi ro càng cao thì tỷ lệ phí càng phải cao. Cũng xuất phát từđây mà các công ty bảo hiểm không nhận những rủi ro có nguy cơ quá cao vì như thế số tiền đóng sẽ rất lớn. Việc mỗi đối tượng tham gia bảo hiểm sẽđóng một số phí bảo hiểm là bao nhiêu, tỷ lệ phí là như thế nào là do công ty bảo hiểm tính toán dựa trên độ rủi ro, loại hình bảo hiểm hoặc theo khung pháp lý được quy định sẵn. Và khi có sự thay đổi trong mức độ rủi ro thì tỷ lệ phí bảo hiểm cũng phải thay đổi tương ứng, do đó người được bảo hiểm có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm khi xuất hiện những tình tiết làm thay đổi mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm.

Cũng từ việc đòi hỏi thực hiện tốt hai nguyên tắc trên mà giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm phải thỏa thuận trước với nhau một quy định, đó là quy định về sự trung thực tuyệt đối giữa bên mua và bên bán bảo hiểm. Theo như quy định này thì người mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải khai báo một cách đầy đủ và trung thực vào giấy yêu cầu bảo hiểm tất cả các chi tiết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, từđó công ty bảo hiểm mới có thể xác định được chính xác mức độ rủi ro và định ra một tỷ lệ phí phù hợp. Nếu như trong quá trình hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực phát sinh thêm tình tiết làm gia tăng mức độ rủi ro người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm biết để điều chỉnh mức tỷ lệ phí cho phù hợp. Nếu như bên yêu cầu bảo hiểm không thực hiện đúng quy định về sự trung thực tuyệt đối thì phía công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra gây thiệt hại. Điều này cũng được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên.

3. Nguyên tắc bồi thường vừa đủ

Nội dung của nguyên tắc này là công ty bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường để người được bảo hiểm đạt tới tình trạng tài chính như trước khi rủi ro xảy ra mà thôi.

Như thế cũng có nghĩa rằng con người không thể sử dụng biện pháp mua bảo hiểm để làm giầu. Nếu như con người có thể làm giầu từ những rủi ro được bảo hiểm thì đây sẽ là một cách kiếm tiền rất nhanh và hiệu quả, thay vì việc kinh doanh con người chỉ cần mua bảo hiểm cho một đối tượng nào đó rồi tìm cách tạo ra một “tai nạn” nào đó, và thế là có thể nhận được một số tiền bảo hiểm còn lớn hơn cả giá trị của đối tượng bảo hiểm. Do vậy để ngăn chặn hiện tượng trục lợi từ rủi ro, công ty bảo hiểm chọn cho mình biện pháp là không bồi thường quá nhiều. Để cụ thể hóa biện pháp này, có thể tuân theo một số nguyên tắc cụ thể:

3.1. Phải có quyền lợi có thể bảo hiểm được

Quyền lợi bảo hiểm là những lợi ích của con người gắn liền với đối tượng bảo hiểm. Nếu nhưđối tượng bảo hiểm không may gặp rủi ro thì lợi ích của người có quyền lợi đối với đối tượng bảo hiểm sẽ bịảnh hưởng. Sựảnh hưởng đó có thể là thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe, tài sản hoặc sự thiệt hại về tài chính. Và đó là một tác động trực tiếp lên sựổn định của người có quyền lợi bảo hiểm.

Xuất phát từ nguyên nhân đó, các công ty bảo hiểm đòi hỏi người được bảo hiểm phải có quyền lợi bảo hiểm. Nếu như người đó không có quyền lợi bảo hiểm thì có thể hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, phía công ty bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường khi rủi ro xảy ra. Ví dụ như một người không hề có quyền lợi gì đối với một tài sản thì việc người đó mua bảo hiểm cho tài sản đó là một việc không hợp lý và do đó công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận bảo hiểm cho tài sản đó mặc dù công ty bảo hiểm hoàn toàn có quyền chấp nhận bảo hiểm. Thế nhưng nếu công ty bảo hiểm chấp nhận trả tiền cho những rủi ro đối với tài sản của người không có quyền lợi bảo

hiểm thì rất dễ xảy ra trường hợp trục lợi nhờ rủi ro bởi vì nếu như có rủi ro xảy ra thì người hưởng lợi là người mua bảo hiểm, trong khi đó tài sản bị thiệt hại không phải của người này, do đó nghiễm nhiên người này được hưởng toàn bộ số tiền bồi thường mà không bị bất ổn về mặt tài chính.

Cũng đối với bảo hiểm tài sản, có hai nguyên tắc nữa cần phải được tuân thủ trong hoạt động bảo hiểm, đó là các nguyên tắc sau:

3.2. Số tiền bảo hiểm không được phép lớn hơn giá trị bảo hiểm

Nội dung của nguyên tắc này đã được trình bày trong mục giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm ở trên, trong mục này chỉ cần nhắc lại rằng mục đích của việc định ra nguyên tắc này là nhằm ngăn chặn việc người được bảo hiểm không có ý thức trong việc bảo vệ đối tượng bảo hiểm trước rủi ro, hoặc có ý đồ phá hoại đối tượng bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính. Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa nguyên tắc bồi thường vừa đủ ở trên đối với bảo hiểm tài sản vì chỉ trong bảo hiểm tài sản mới xuất hiện thêm thuật ngữ giá trị bảo hiểm. Do đó có thể quy định cụ thể hơn nguyên tắc bồi thường vừa đủđối với trường hợp bảo hiểm tài sản.

Trong trường hợp người được bảo hiểm không cố ý nhưng lại bảo hiểm trên giá trị thì phần vượt quá so với giá trị bảo hiểm sẽ không được tính và cũng không được hoàn trả lại cho người được bảo hiểm. Nếu như có bảo hiểm trùng thì tổng số tiền bảo hiểm cũng chỉ tối đa đạt tới giá trị bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho mỗi công ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm trùng biết về sự tham gia của các công ty còn lại, đồng thời mỗi công ty sẽ chịu một phần trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ mua bảo hiểm của bên yêu cầu bảo hiểm đối với mỗi công ty. Tuy nhiên trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự và con người, các loại hình bảo hiểm không có sự hạn chế lẫn nhau, một người mua loại hình bảo hiểm này vẫn có thể tham gia loại hình bảo hiểm khác và nhận tiền bồi thường cho tất cả các loại hình bảo hiểm đó khi rủi ro xảy ra. Ví dụ như một người vừa mua bảo hiểm nhân thọ vừa mua bảo hiểm tai nạn thì khi tai nạn xảy ra công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường theo cả hai hợp đồng trên.

3.3. Nguyên tắc thế quyền (Subrogation)

Nếu như hai nguyên tắc a./ và b./ có tác dụng ngăn chặn ý đồ trục lợi từ bảo hiểm thì nguyên tắc thế quyền chủ yếu chỉ có tác dụng làm cho tiến trình bồi thường sau khi rủi ro xảy ra được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn, đồng thời làm giảm tỷ lệ phí bảo hiểm. Nội dung của nguyên tắc này nói rằng khi người được bảo hiểm bị một người thứ ba gây thiệt hại v tài sn thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường trước, và sau đó sẽ nhân danh người bị thiệt hại để đòi bồi thường từ người thứ ba. Đó chính là sự thế quyền, tuy nhiên phạm vi của sự thế quyền chỉ hạn chếở mức độ số tiền mà công ty bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm.

Trong bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự không tồn tại nguyên tắc thế quyền bởi vì trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì người thứ ba là người bị người được bảo hiểm gây thiệt hại nên người được bảo hiểm không có quyền đòi bồi thường còn trong bảo hiểm con người thì người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường từ cả công ty bảo hiểm lẫn người thứ ba.

4. Nguyên tắc không trút bỏ trách nhiệm

Nội dung của nguyên tắc này là bên yêu cầu bảo hiểm có trách nhiệm đối với sự an toàn của đối tượng bảo hiểm kể cả khi đã được công ty bảo hiểm chấp nhận bồi thường nếu rủi ro xảy ra.

Từ nội dung này, thấy rằng cả hai bên phải tuân thủ nguyên tắc này một cách nghiêm túc. Về phía công ty bảo hiểm thì đây là một điều tất nhiên bởi vì nếu thiệt hại xẩy ra thì công ty bảo hiểm sẽ là người chịu thiệt thòi lớn hơn vì họ phải bỏ tiền ra để bù đắp thiệt hại cho người được bảo hiểm. Tuy nhiên về phía người được bảo hiểm thì nguyên tắc này rất dễ bị vi phạm do tâm lý ỷ lại vào công ty bảo hiểm. Vì thế nguyên tắc này thường được gọi là nguyên tắc không trút hết trách nhiệm cho công ty bảo hiểm. Để thực hiện nguyên tắc này công ty bảo hiểm thường có những quy định rất chặt chẽ, thông thường là quy định các mức phạt cao nếu như người được bảo hiểm có dấu hiệu tỏ ra vô trách nhiệm đối với sự an toàn của đối tượng bảo hiểm. Ngoài ra trong một số trường hợp công ty bảo hiểm còn quy định người mua bảo hiểm không được phép mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị bảo hiểm mà chỉđược mua theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ như trong trường hợp cấp tín dụng xuất khẩu thì tỷ lệ mua bảo hiểm chỉ là 65% giá trị tín dụng đã cấp cho người nhập khẩu để tránh việc cấp tín dụng bừa bãi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương bài giảng Lý thuyết tiền tệ pptx (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)