V. Chi ngân sách Nhàn ước
2. Nguyên tắc chi
Chi ngân sách Nhà nước cũng đòi hỏi phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định, bởi vì nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là có hạn nên phải tính toán sao cho việc chi tiêu đạt được yêu cầu tối ưu. Xuất phát từ quan điểm này nên có hai nguyên tắc chính trong chi tiêu ngân sách Nhà nước như sau:
2.1. Nguyên tắc chi phải căn cứ trên cơ sở của thu
Nếu như chi ngân sách Nhà nước không dựa trên cơ sở thu thì tất nhiên sẽ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước. Và nhưđã phân tích, bội chi ngân sách Nhà nước có những hậu quả lớn về mặt kinh tế, tài chính nếu như nó vượt ra khỏi vòng kiểm soát. Và như vậy nên chi ngân sách Nhà nước phải căn cứ trên cơ sở của thu ngân sách Nhà nước.
2.2. Nguyên tắc đảm bảo chi tiêu có hiệu quả
Nội dung của nguyên tắc này là chi ngân sách Nhà nước phải đạt được yêu cầu có hiệu quả.
Muốn chi tiêu có hiệu quả thì Nhà nước cần phải xác định được mức độ thành công của việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước sau khi được cấp phát. Nếu như thấy có khả năng vốn cấp phát sẽ không được sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích thì sẽ dừng tạm thời hoặc dừng hẳn việc cấp vốn ngân sách Nhà nước. Chỉđến khi nào nơi nhận ngân sách Nhà nước đáp ứng được các yêu cầu về việc sử dụng vốn có hiệu quả thì lúc này mới tiếp tục cấp vốn.
2.3. Nguyên tắc chi có trọng tâm, trọng điểm
Có nghĩa là chi ngân sách Nhà nước phải có những điểm nhấn, đầu tư theo chiều sâu và ưu tiên vào những nơi thực sự cần tới nguồn chi từ ngân sách Nhà nước hơn những nơi khác.
Không những chi tiêu của ngân sách Nhà nước đòi hỏi tính hiệu quả, mà đểđạt được yêu cầu tối ưu trong chi tiêu, cần phải thỏa mãn thêm một nguyên tắc nữa, đó là nguyên tắc chi có trọng tâm, trọng điểm. Vốn từ ngân sách Nhà nước sẽ được ưu tiên cho những nơi thực sự cần và phải được đầu tư một cách có chiều sâu chứ không chỉ cấp phát tràn lan trên diện rộng, gây ra lãng phí không cần thiết.