Bên cạnh các ngân hàng, hệ thống trung gian tài chính còn bao gồm những thể chế tài chính trung gian có thể thực hiện chức năng tín dụng, nhưng có những đặc điểm riêng
1. Hiệp hội cho vay và tiết kiệm
Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm S&Ls ra đời với mục đích nguyên thuỷ là giúp đỡ các hội viên lần lượt có thể thực hiện được mục đích ban đầu mà hội đặt ra. Mỗi thành viên trong hội sẽ đóng góp một khoản tiền nhất định để hội S&L có vốn hoạt động, số lượng tiền lãi thu được sẽđược tái đầu tư lần lượt cho các hội viên. Đến khi tất cả các hội viên đều thực hiện được mục đích ban đầu thì hội S&L tự giải tán.
2. Quỹ tín dụng
Quỹ tín dụng có cơ chế hoạt động tương tự các hội S&Ls, với cùng một mục đích là giúp đỡ hội viên, nhưng điểm khác biệt giữa hội S&L và quỹ tín dụng là trong khi quỹ S&L đầu tư lấy lãi rồi tái đầu tư cho hội viên thì quỹ tín dụng thực hiện tái đầu tư thẳng cho các hội viên.
3. Công ty tài chính
Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm
Công ty tài chính là một chủ thể tài chính trung gian tương đối quan trọng, nằm ngoài hệ thống ngân hàng thương mại. Điểm khác biệt cơ bản giữa công ty tài chính và ngân hàng thương mại nằm ở quy mô vốn. Nếu như ngân hàng thương mại có cơ số tiền mặt khá lớn thì cơ số tiền mặt của công ty tài chính không thể bằng. Do đó công ty tài chính không được phép huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn, cũng như không được phép thực hiện nghiệp vụ trung gian thanh toán, vì tất cả các nghiệp vụ này đòi hỏi một lượng tiền mặt đủ lớn. Xu hướng chung của các công ty tài chính là huy động vốn, và sau đó thực hiện việc cho vay với thời hạn ngắn và quy mô nhỏ, đây là khu vực mà các ngân hàng thường bỏ qua. Ngoài ra công ty tài chính còn có những loại hình kinh doanh đặc thù mà ngân hàng không làm, ví dụ như Factoring hay Leasing.
Ch−¬ng IV: ThÞ tr−êng Tµi cHÝnh
hị trường tài chính, mà bộ phận quan trọng nhất của nó là thị trường vốn, chính là nơi chứa các kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, nếu như các ngân hàng thực hiện cung cấp vốn cho nền kinh tế thì với sự tồn tại của thị trường vốn, vốn trong nền kinh tế còn có thể được huy động qua một cách thức khác, và từ đó đem lại hiệu quả lớn hơn cho các hoạt động kinh tế xã hội. Do đó chương IV chủ yếu đề cập một cách khái quát về các thị trường tài chính, trong đó chú trọng vào phần thị trường vốn, bởi ởđây diễn ra một hoạt động tạo vốn khác với cách của hệ thống ngân hàng, đó là hoạt động tạo vốn thông qua kênh dẫn vốn trực tiếp.
Yêu cầu của chương:
9 Hiểu được khái niệm các loại thị trường tài chính,
9 Xác định được các chủ thể tham gia thị trường, mục đích tham gia, và
9 Hiểu được các công cụ của từng loại thị trường tài chính, đặc điểm và mục đích sử dụng.
Văn bản pháp luật cần đọc
9 Nghịđịnh 144 về chứng khoán và thị trường chứng khoán ngày 28/11/2003
“If a business does well, the stock eventually follows.” -Warren Buffett-