Đặc điểm của quan hệ Việt Nam Mianma trong 30 năm qua

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam mianma giai đoạn 1975 2005 (Trang 92 - 96)

1. Mianma là nớc dân tộc chủ nghĩa, chính quyền thi hành chính sách đối ngoại trung lập, nhng sau đó để phù hợp với tình hình mới họ nhấn mạnh chính sách đối ngoại độc lập không liên kết. Mianma không tham gia các liên minh quân sự hoặc chính trị, không có căn cứ quân sự trên đất mình và cũng không tán thành căn cứ quân sự của các cờng quốc ở Đông Nam á, Mianma chỉ tham gia Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.

Là đất nớc có tiềm năng kinh tế và đợc thiên nhiên u đãi nhng cha khai thác đợc bao nhiêu. Nội chiến kéo dài suốt mấy chục năm nên đã gặp nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế không phát triển đợc nhất là công nghiệp, hàng tiêu dùng thiếu, lạm phát tiền mất giá nên đời sống quần chúng, nhất là quần chúng nhân dân ở đô thị gặp nhiều khó khăn. Mianma là nớc ở vào địa bàn mà sự tranh chấp ảnh hởng giữa các nớc lớn ngày càng tăng. Đặc biệt là tác động của Trung Quốc, Nhật Bản và các nớc đồng minh phơng Tây của Mỹ nên tình hình thêm phức tạp.

Quan hệ giữa Việt Nam và Mianma đã có những bớc phát triển tốt trong những năm 1947 - 1949, khi Việt Nam đang tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Từ năm 1951, quan hệ giữa Việt Nam và Mianma lạnh nhạt dần và không phát triển đợc, nhng chính quyền Mianma không có hành động gì công khai ủng hộ Mỹ tiến hành xâm lợc Việt Nam [54].

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình đó là do chính sách đối nội chống cộng và chính sách đối ngoại tiêu cực của thế lực cầm quyền Mianma.

Sau khi Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn, thái độ của Mianma thay đổi từ lạnh nhạt sang tranh thủ thân thiện. Nhng Mianma rất lo ngại ảnh hởng

của Việt Nam tác động mạnh đến nhân dân tiến bộ Mianma, rất lo ngại Việt Nam giúp đỡ Đảng Cộng sản Mianma, nên sau 30/4/1975 Mianma đã chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Mianma chủ động cử Uhla Phon đề xuất mở quan hệ kinh tế văn hoá, sau đó cử đoàn văn công, nhà báo sang thăm Việt Nam.

Mianma mong muốn gần gũi với Việt Nam vì Mianma thấy uy tín chính trị và ảnh hởng to lớn của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam á. Tuy nhiên, khi quan hệ với Việt Nam, nhng Mianma vẫn tỏ ra còn nghi ngại Việt Nam. Mianma cho rằng sau khi giành thống nhất đất nớc thì Việt Nam đang tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, muốn có quan hệ với các nớc láng giềng để tạo điều kiện hoà bình xây dựng đất nớc, chính quyền Mianma cho rằng Đảng Cộng sản Mianma tìm đợc sự giúp đỡ của Việt Nam thì đó là nguy cơ lớn cho Mianma và lại khó giải quyết hơn so với Trung Quốc, vì Việt Nam có đờng lối khôn khéo, tế nhị, lại có một số lợng vũ khí quá thừa thãi [62].

Thực chất ý đồ tăng cờng quan hệ của Mianma với Việt Nam nằm trong cách nhận định của chính quyền Ne Win về Việt Nam và họ muốn thông qua việc tăng cờng phát triển quan hệ với Việt Nam để chủ động ngăn Việt Nam giúp Đảng Cộng sản Mianma. Vào nửa sau những năm 70, trớc tình hình tranh giành ảnh hởng giữa các nớc lớn, quan hệ phức tạp giữa các nớc Đông Nam á với nhau, sự xấu đi của quan hệ giữa các nớc ASEAN và các nớc Đông Dơng, đã làm cho quan hệ giữa Việt Nam và Mianma có sự thay đổi và điều đáng lu ý: Một mặt, Mianma tỏ ra trọng thị, tiếp đón hữu nghị chân thành, tỏ ra sẵn sàng hợp tác phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, coi trọng Việt Nam và tranh thủ mối quan hệ với Việt Nam; Mặt khác, Mianma hạn chế tuyên truyền đề cao mối quan hệ Việt Nam - Mianma vì chính quyền Mianma muốn cân bằng quan hệ Mianma - Việt Nam với các nớc khác ở Đông Nam á. Đây là điều làm thích ứng với yêu cầu vận dụng chính sách đối ngoại của Mianma [54].

Trong thời kỳ quan hệ Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng, quan hệ Việt Nam và Mianma bị gián đoạn, do chính sách trung lập của Mianma và một phần do chính phủ Mianma còn chịu ảnh hởng của Trung Quốc.

Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình khu vực châu á - Thái Bình Dơng có những chuyển biến hết sức tích cực. Châu á - Thái Bình Dơng trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Những cuộc xung đột và mâu thuẫn dân tộc trong chiến tranh lạnh đều dịu đi. Đặc biệt, trong tiến trình tiến tới bình thờng hoá quan hệ Việt - Trung, việc giải quyết ổn thoả “Vấn đề Cămpuchia” đợc coi là "chìa khoá" và là nhân tố tích cực không chỉ bình th- ờng hoá với Trung Quốc mà còn bình thờng hoá với các nớc trong khu vực.

Sau thời gian này, quan hệ giữa hai nớc Việt Nam -Mianma đợc nối lại bằng các cuộc thăm viếng của lãnh đạo hai nớc. Đặc biệt là sau khi cả Việt Nam và Mianma đều đứng trong một tổ chức chung của khu vực - ASEAN, thì giờ đây bên cạnh mối quan hệ với các nớc khác trong khu vực, quan hệ song ph- ơng của Việt Nam và Mianma ngày càng đợc thắt chặt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó mối quan hệ kinh tế vẫn đang còn nhiều hạn chế. Để tăng cờng mối quan hệ song phơng trong tất cả các lĩnh vực, ủy ban Liên hiệp Việt Nam - Mianma về việc hợp tác song phơng đã đợc thiết lập năm 1994. Tại Hội nghị Liên hiệp lần thứ 5 đợc tổ chức tại ở Hà Nội năm 2004, hai bên đã đồng ý thúc đẩy sự hợp tác song phơng trong tất cả các lĩnh vực: thơng mại, đầu t, giao thông, công nghiệp, công nghệ thông tin, y tế, phòng chống tội phạm, thể thao và du lịch. Phiên họp thứ 3 của ủy ban hợp tác thơng mại giữa Mianma và Việt Nam đợc tổ chức tại Hà Nội (11- 2005) để tăng cờng thơng mại song phơng giữa hai quốc gia. Trong cuộc hội đàm giữa các Bộ trởng Ngoại giao Việt Nam và Mianma, đợc tổ chức tại Hà Nội (8 - 2006), hai bên đã khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cờng hợp tác kinh tế thơng mại và đầu t giữa hai quốc gia nhằm làm cho sự hợp tác kinh tế giữa hai nớc ngang tầm với quan hệ chính trị - ngoại giao.

Có thể thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, mối quan hệ Việt Nam và Mianma tuy có thời điểm gián đoạn nhng không có căng thẳng đối đầu. Mối quan hệ này ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Việt Nam đã ủng hộ Mianma tại các Hội nghị khu vực cũng nh quốc tế, đặc biệt Việt Nam đã tích cực ủng hộ Mianma gia nhập ASEAN năm 1997 và gia nhập ASEM năm 2004 và Mianma cũng tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.

2. Trong suốt 30 năm từ khi Mianma đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam (từ 28/5/1975 đến 28/5/2005) quan hệ Việt Nam và Mianma chủ yếu là quan hệ chính trị - ngoại giao. Mặc dù quan hệ giữa hai nớc đợc tăng cờng từ những năm 90 song kim ngạch buôn bán song phơng giữa Mianma và Việt Nam còn rất khiêm tốn so với mức buôn bán của hai nớc với các nớc Đông Nam á khác. Sự hạn chế này không dễ khắc phục nhanh chóng vì cả hai nớc đều có những nhu cầu xuất nhập khẩu giống nhau. Trong lĩnh vực đầu t, sự vắng bóng các dự án đầu t của Mianma vào Việt Nam xuất phát từ khả năng còn hạn chế của các doanh nghiệp Mianma và trình độ công nghệ còn thấp kém của nớc này. Về phía Việt Nam, việc tham gia đầu t vào Mianma cũng không phải dễ vì khó có thể cạnh tranh với các nhà đầu t nớc ngoài ở Mianma, chủ yếu là các nhà đầu t Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc, Thái Lan và Malaixia. Thêm vào đó, tình hình chính trị - xã hội ở Mianma vẫn còn những biểu hiện phức tạp và tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn: lạm phát cao, thị trờng tài chính - tiền tệ không ổn định, tác động tiêu cực tới việc xuất khẩu và sản xuất lơng thực của nớc này. Hơn nữa Mianma còn bị Hoa Kỳ và một số nớc phơng Tây cấm vận. Những nớc này vẫn tìm cách áp đặt một số điều kiện chính trị có tính chất can thiệp vào công việc nội bộ của Mianma, góp phần làm cho tình hình Mianma thêm phức tạp. Chính những khó khăn này đã phần nào hạn chế sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực của Mianma với Việt Nam.

3. Mối quan hệ Việt Nam - Mianma là mối quan hệ giữa hai nớc có trình độ phát triển thấp trong khu vực Đông Nam á và hai nớc hiện nằm trong nhóm

"4 nớc ASEAN nghèo" (CLMV). Vào những năm 70, các nớc Đông Nam á có trình độ phát triển kinh tế khá đồng đều, song ngày nay chênh lệch phát triển giữa các nớc ASEAN khá rõ ràng , đặc biệt là giữa sáu nớc thành viên cũ và bốn nớc thành viên mới của ASEAN (CLMV). Sự khác biệt về tiềm lực kinh tế có thể dẫn đến hai kiểu quan hệ trong ASEAN - quan hệ giữa các nớc thành viên giàu và quan hệ giữa các nớc thành viên nghèo.

Nhận thức đợc tác động tiêu cực của sự chênh lệch trình độ phát triển đến an ninh kinh tế khu vực, một mặt các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí đa ra "Sáng kiến hội nhập ASEAN" (IAI) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển hỗ trợ các nớc CLMV hội nhập đầy đủ với ngôi nhà chung ASEAN. Mặt khác trong bản thân các nớc ASEAN 4 phải tăng cờng liên kết để cùng giúp nhau phát triển.

Trong suốt 30 năm qua, sự giúp đỡ lẫn nhau và những mối quan hệ về chính trị và kinh tế giữa hai nớc đã đợc củng cố và phát triển trong bối cảnh khu vực và quốc tế hết sức thuận lợi. Trên nền tảng có những điểm tơng đồng về văn hoá và lịch sử, Việt Nam và Mianma đang cố gắng xây đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, góp phần xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, hữu nghị và hợp tác.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam mianma giai đoạn 1975 2005 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w