Chính sách đối ngoại của Mianma

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam mianma giai đoạn 1975 2005 (Trang 27 - 34)

Từ thế kỷ XIX, thực dân Anh đã ba lần xâm lợc Mianma: 1824 - 1826; 1852 - 1853 và 1885; biến Mianma thành thuộc địa. Đầu năm 1941, Nhật Bản đến thay chân thực dân Anh, đặt ách thống trị Mianma. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thực dân Anh tìm cách quay trở lại nô dịch Mianma. Nhng do tinh thần đấu tranh kiên cờng của nhân dân Mianma, ngày 4 tháng 1 năm 1948, Mianma đã giành đợc độc lập. Nh vậy, lịch sử của Liên bang Mianma là lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nớc. Lịch sử đó gắn liền với chính sách đối ngoại của Mianma trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và hiện nay.

Chính sách đối ngoại truyền thống của Liên bang Mianma là trung lập. Chính sách này đợc Mianma lựa chọn một cách tự nguyện nh một phơng pháp để giữ gìn nền độc lập dân tộc, đồng thời cũng là cách thức để Mianma ứng xử trớc những xung đột trong nớc cũng nh quốc tế [34; 63].

Chính quyền Mianma thực hiện đờng lối không liên kết, thi hành chính sách đối ngoại trung lập triệt để, cân bằng giữa hai phe, thực chất là trung lập

tiêu cực: tránh đụng chạm bên này hoặc bên kia, tiêu cực đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Do địa lý, Mianma là nớc đệm giữa các lực lợng đối địch mạnh với nhau: một bên là Trung Quốc giúp Đảng Cộng sản Mianma chống lại chính quyền Newin, một bên là Mỹ lấy Thái Lan làm căn cứ giúp các lực lợng chống đối của các dân tộc thiểu số chống lại chính quyền Newin. Vì vậy, chính sách trung lập của Mianma xuất phát từ chỗ bị sức ép của hai bên. Nhng vì tính chất giai cấp t sản cầm quyền chống Cộng và cơ sở kinh tế của Mianma dựa vào phơng Tây nhiều nên tính chất trung lập của họ yếu ớt, tiêu cực.

Mục tiêu chính sách đối ngoại của Mianma là tranh thủ sự ủng hộ của bên ngoài về kinh tế, kỹ thuật và vũ khí, để xây dựng kinh tế, đàn áp các lực l- ợng chống đối trong nớc, nâng cao uy tín chính quyền, hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài giúp đỡ lực lợng chống đối trong nớc.

Mianma không tham gia các khối có tính chất chính trị - quân sự do các nớc đế quốc lập ra, không tham gia ASEAN, chỉ tham gia Liên Hợp Quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, nhng không muốn các nớc không liên kết thành lập một khối thứ ba, Mianma không có tham vọng đóng góp vai trò lớn trong khu vực và thế giới, nói chung họ lẩn tránh các tranh chấp quốc tế và khu vực, tránh tỏ thái độ hoặc tỏ thái độ chung chung.

Trong những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Mianma dới sự lãnh đạo của các Thủ tớng Newin Samaung vẫn tiếp tục chính sách đối ngoại trung lập của Chính phủ Unu. Trớc con mắt quốc tế, dờng nh Liên bang Mianma thực hiện chính sách đối ngoại "khép kín" [34; 64]. Cùng với nhiều sai lầm khác trong chính sách đối nội, Liên bang Mianma đã tụt xuống thành một trong những nớc kém phát triển trong số các nớc Đông Nam á, kinh tế chậm phát triển, lạm phát luôn ở mức 20%. Để khắc phục tình trạng khủng hoảng của đất nớc, từ năm 1992, Chính phủ Liên bang Mianma đã có chính sách đối ngoại

rộng mở với các nớc trên thế giới. Mặt khác, từ cuối năm 1991, đầu năm 1992, tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Những đặc điểm và xu thế mới của của thế giới xuất hiện đã làm nảy sinh tính đa phơng, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nớc, trong đó có Liên bang Mianma.

Những năm gần đây, Chính phủ Liên bang Mianma nêu ra chính sách đối ngoại "Độc lập tích cực" là hoà bình, độc lập, không liên kết, quan hệ hữu nghị với các nớc trên thế giới, đặc biệt là các nớc láng giềng, trên nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lợc nhau. Từ đó, Chính phủ Mianma đặt quan hệ ngoại giao rộng mở với nhiều quốc gia trên thế giới.

Với khu vực Đông Nam á, Chính phủ Mianma mong muốn các nớc cùng xây dựng Đông Nam á trở thành khu vực hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Để thực hiện ý tởng đó, cuối năm 1996, Thủ tớng Chính phủ Mianma Than Swe đã cùng nguyên thủ các nớc Xingapo, Brunây, Malaixia, Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Phillipin, Cămpuchia và Việt Nam ký một hiệp ớc quan trọng - Hiệp ớc "khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân". Đây là lần đầu tiên Thủ tớng Mianma Than Swe cùng các nhà lãnh đạo các nớc Đông Nam á nhất trí cao về việc thiết lập một khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân. Đó là một nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở khu vực đang có tốc độ phát triển cao bậc nhất của thế giới. Đó cũng là một hành động đầy trách nhiệm và dũng cảm đối phó với những thách thức bên ngoài. Đồng thời, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong khu vực, ớc mong đa Đông Nam á bớc vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên không có vũ khí hạt nhân, góp phần quan trọng củng cố hoà bình, ổn định trong toàn khu vực.

Trong những nớc Đông Nam á, Chính phủ Mianma chủ động phối hợp hoạt động với chính phủ các nớc thuộc tổ chức "Hợp tác phát triển lu vực sông Mê Công" đó là Thái Lan, Việt Nam, Cămpuchia và Lào.

Đoàn đại biểu cấp cao Liên bang Mianma do Thủ tớng Than Swe, Chủ tịch hội đồng khôi phục luật pháp và trật tự Nhà nớc (SLORC) dẫn đầu đã nhiều lần đi thăm và làm việc với chính phủ các nớc trong tổ chức "Hợp tác phát triển lu vực sông Mê Công".

Ngay từ năm 1996, Chính phủ Mianma đã tham gia hoạt động trong diễn đàn đa phơng do các nớc ASEAN tổ chức - Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN. Khi Chính phủ Liên bang Mianma tham gia hội nghị lần thứ ba, ngày 23 tháng 7 năm 1996 của Diễn đàn ARF tại Giacácta, cũng là khi Hội nghị quyết định chấp nhận ba nớc ấn Độ, Liên bang Nga và Trung Quốc là thành viên đối thoại của các nớc ASEAN. Ba quốc gia lớn trên là những cờng quốc chính trị và kinh tế quan trọng cùng với các quốc gia và các khối đối thoại hiện có của ASEAN nh Nhật Bản, Canađa, EU, Ôxtrâylia Đến nay Diễn đàn an ninh khu vực… ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia lớn nhất ở khu vực châu á - Thái Bình D- ơng và trên thế giới, với 21 thành viên tham gia. Nh vậy, việc Chính phủ Mianma tham gia hoạt động trong Diễn đàn ARF mang một ý nghĩa đặc biệt. Bởi vì chính Diễn đàn ARF đang là hạt nhân liên kết những cố gắng để xây dựng một cơ chế an ninh chung ở Đông - Nam á và khu vực châu á - Thái Bình Dơng. Hơn nữa, Diễn đàn ARF thể hiện sự khôn khéo của các nớc ASEAN khi họ mời đợc nhiều nớc cùng đối thoại, tạo ra sự hiểu biết và cùng nhau góp phần giữ gìn an ninh trong khu vực và thế giới.

Để phát triển quan hệ với ASEAN, từ những năm 1996, Chính phủ Mianma mong muốn trở thành thành viên của ASEAN. Ngày 29 tháng 7 năm 1996, báo ánh sáng mới của Mianma, tờ báo chính thức của Nhà nớc Mianma

cho biết, Chính phủ Mianma cam kết trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Ngay sau đó ít ngày, Bộ trởng Bộ ngoại giao của Mianma, Uôn Chiô tuyên bố tại thủ đô Yangon rằng, những thay đổi ở trong nớc và thế giới đã thúc đẩy Mianma gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á. Giữa tháng 8 năm 1996,

Thủ tớng Mianma Than Swe đã chính thức đệ đơn xin gia nhập ASEAN nhân chuyến thăm Malaixia từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 8 năm 1996. Từ Tổng th ký ông Ajit - Singh đến nguyên thủ các nớc ASEAN đều tuyên bố ủng hộ nguyện vọng của Chính phủ Mianma. Ngày 23 tháng 7 năm 1997, Mianma đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN).

Với các nớc láng giềng, trớc hết là quan hệ với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Mianma mong muốn có quan hệ hữu nghị và thân thiện. Mianma có đờng biên giới chung với Trung Quốc dài hơn 2000km là một thuận lợi để Mianma phát triển quan hệ về nhiều mặt với Trung Quốc. Trớc đây, Mianma quan hệ với Trung Quốc chủ yếu thông qua tỉnh Vân Nam, từ năm 1994 đến nay đã nâng mối quan hệ hai nớc lên cấp Nhà nớc. Bớc tiến quan trọng này đợc ghi nhận bằng chuyến thăm của Thủ tớng Trung Quốc đến Mianma năm 1994. Nhiều hiệp định quan trọng đợc ký kết trong chuyến thăm. Trong đó có những hiệp định về vận chuyển hàng hoá trên sông Mê Công, thành lập Uỷ ban cao cấp Hoa - Miến và Hiệp định về việc Liên bang Mianma bán gạo cho Trung Quốc. Mặc dù Mỹ và một số nớc phơng Tây thực hiện chính sách bao vây, cô lập nhng Mianma vẫn tranh thủ đợc sự ủng hộ của Trung Quốc và nhiều nớc khác. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ bao vây kinh tế, chống lại Mianma thông qua biện pháp không đầu t, trao đổi thơng mại với Mianma là hành động can thiệp vào công việc nội bộ nớc khác và sẽ không mang lại lợi ích cho phía nào. Trung Quốc còn cho rằng, điều này cũng tơng tự với việc gây sự đối đầu thù địch giữa các bên liên quan, là hành vi lỗi thời, không nên xảy ra đối với Mỹ. Đến nay, Trung Quốc đang giúp Mianma đào tạo sỹ quan quân đội thuộc nhiều binh chủng và cung cấp vũ khí trị giá hàng tỷ USD. Đồng thời, Trung Quốc còn nhận đầu t xây dựng toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, các cơ sở hạ tầng trong cả nớc nh các tuyến đờng hàng không, đờng sắt, đờng thuỷ, đờng bộ nối liền các thành phố và tuyến đờng của Liên bang

Mianma đi xuống phía Nam với Lào, Thái Lan đi đến ấn Độ Dơng Trong khi… quan hệ với Trung Quốc, Chính phủ Liên bang Mianma vẫn thờng xuyên quan

hệ thân thiện với các nớc láng giềng Thái Lan, ấn Độ và Lào. Đến nay, Thái Lan đang là bạn hàng lớn của Mianma, là nớc đầu t lớn thứ ba vào Mianma sau Anh và Xingapo với 1 tỷ USD (tính đến cuối tháng 3-1997). Ngày 16 tháng 5 năm 1997, Thủ tớng Mianma Than Swe đã có cuộc gặp với Thủ tớng Thái Lan Chavalit Yong Chaiyudh. Hai Thủ tớng dự định sẽ ký hiệp định về đi lại qua biên giới hai nớc.

Với chính sách đối ngoại của Mianma là quan hệ hữu nghị với tất cả các nớc trên thế giới, nên ngoài các nớc láng giềng, Mianma còn quan hệ với một số đối tác quan trọng nh Mỹ và các nớc phơng Tây.

Từ năm 1988 về trớc, quan hệ giữa Mianma với Mỹ và phơng Tây nói chung là tốt vì họ thấy Mianma có nhiều tiềm năng về kinh tế cha đợc khai thác. Nhng sau cuộc khủng hoảng chính trị ngày 18 tháng 9 năm 1988, nhiều n- ớc phơng Tây, nhất là Mỹ, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Ôxtrâylia lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để ép Mianma phải thay đổi chế độ chính trị. Ngày 22 tháng 4 năm 1997, Tổng thống Mỹ Bill Clintơn đã tuyên bố cấm các khoản đầu t mới của Mỹ vào Mianma. Trên thực tế, Mỹ, Anh và Cộng hoà Liên bang Đức đã chấm dứt mọi viện trợ đối với Mianma. Nhật Bản, Ôxtrâylia, Canađa và Thụy Sĩ chỉ tiếp tục viện trợ cho các công trình đã cam kết trớc năm 1988. Trong khi đó, Pháp và Phần Lan vẫn tiếp tục nghiên cứu về các hình thức viện trợ mới. Riêng Pháp đã xoá nợ cho Mianma gần 90 triệu USD.

Mặc dù vậy, Chính phủ Mianma vẫn kiên trì chính sách ngoại giao hữu nghị với các quốc gia trên thế giới với các tổ chức của quốc tế. Nhờ vậy, mấy năm gần đây Mianma đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hớng mở cửa tập trung đầu t cho nông nghiệp nên sản lợng lơng thực mỗi năm một tăng. Nông nghiệp của Mianma là lĩnh vực đang có những thành quả đáng khích lệ. Năm 1995 đạt 19,5 triệu tấn thóc, xuất khẩu 1 triệu tấn. Năm 1996, đạt 19,8 triệu tấn là mức

cao nhất từ nhiều năm nay, xuất khẩu 1,5 triệu tấn và dự kiến những năm tới sẽ xuất khẩu 3 triệu tấn. Tốc độ tăng trởng kinh tế trung bình từ 5 đến 6%/năm, năm 1996 đạt 7,7%. Tuy Mỹ và một số nớc phơng Tây gây sức ép, trừng phạt kinh tế nhng nhiều nớc vẫn tăng cờng đầu t vào Mianma. Theo báo ánh sáng mới của Mianma, ông Tun Shin, một quan chức của Uỷ ban đầu t Mianma cho

biết, nguồn lao động giá rẻ, các nhà đầu t đợc miễn thuế thời gian đầu, các thủ tục xét duyệt dự án, thủ tục hải quan đợc đơn giản hoá, giá thuế đất hạ là… những u thế để Mianma thu hút vốn đầu t nớc ngoài. Do vậy, đầu t của nớc ngoài đã tăng khoảng 311% từ tài khoá 1995 - 1996 đến tài khoá 1996 - 1997. Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1997 Mianma đã nhận đợc đầu t của 22 nớc trong 224 dự án với tổng số vốn khoảng 6,06 tỷ USD. Riêng các nớc Đông Nam á nh Malaixia đầu t trực tiếp vào Mianma năm 1996 tăng 103%; Thái Lan tăng 144%; Xingapo tăng 101%. Trong tổng số 244 dự án có tới 34 dự án về dầu khí của những nớc có nhiều kinh nghiệm nh Anh, Ôxtrâylia, Pháp, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia và Thái Lan. Theo các nhà quan sát quốc tế, các dự án đầu t sẽ tiếp tục tăng lên sau khi Liên bang Mianma là thành viên của ASEAN vì nhiều nớc nh Ôxtrâylia, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ nhân cơ hội Hoa Kỳ rút các dự án đầu t khỏi Mianma để vào thay thế.

Mianma và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao không chính thức từ khi có cơ quan thờng trú ở Yangon năm 1947, năm 1948 nâng thành cơ quan đại diện và năng lên cấp Đại sứ ngày 28/05/1975. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân Việt Nam, Liên bang Mianma đã tích cực ủng hộ Việt Nam chống xâm lợc.

Quan hệ giữa Mianma và Việt Nam trong năm 1994 có bớc phát triển tốt đẹp. Chuyến thăm chính thức Mianma của Thủ tớng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt tháng 5 năm 1994 đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nớc trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đã ký: Hiệp định thơng mại; Hiệp định hợp tác du lịch; lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Mianma và đã đi đến một

số thoả thuận nhằm tăng cờng sự hợp tác giữa các ngành của hai nớc. Tháng 8 năm 1994, Việt Nam và Mianma đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về Chơng trình hợp tác 6 năm 1994 - 2000. Phát huy kết quả chuyến thăm của Thủ tớng Võ Văn Kiệt, hai bên đã cử nhiều đoàn thăm viếng, trao đổi kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, sản xuất đá quý. Trong 3 năm 1995, Thủ tớng Than Swe đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Trong dịp này, hai bên đã họp ủy ban hỗn hợp hợp tác kinh tế kỹ thuật lần thứ nhất. Đến tháng 1 năm 1997, Bộ trởng ngoại giao Mianma thăm Việt Nam và họp ủy ban hỗn hợp lần thứ hai. Mối quan hệ này đợc phát triển thêm một bớc sau khi Mianma gia nhập tổ chức ASEAN. Từ đây, hàng loạt các cuộc thăm viếng lẫn nhau của các nhà lãnh đạo hai nớc, đã thắt chặt thêm mối quan hệ truyền thống tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam mianma giai đoạn 1975 2005 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w