Quan hệ chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam mianma giai đoạn 1975 2005 (Trang 49 - 71)

2.1.1. Giai đoạn 1975 - 1990

Từ những năm 70, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động lớn. Chính sách đổi bạn thành thù và thù thành bạn nhanh chóng đợc thực hiện bởi những cờng quốc lớn trên thế giới .

Đối với Việt Nam, sau Đại thắng Mùa xuân năm 1975, đất nớc hoàn toàn đợc thống nhất, cơ hội cho cả nớc đi lên XHCN đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, đất nớc ta đang gặp muôn vàn khó khăn vì sự bao vây cấm vận của Mỹ . Để tránh sự cô lập, Việt Nam một mặt phải tranh thủ sự ủng hộ các mối quan hệ mới và mặt khác phải tranh thủ thêm các mối quan hệ cũ. Trong bối cảnh nh vậy có nhiều mối quan hệ đan xen với nhau, các nớc trong khu vực đều phải tính toán từng bớc đi của mình, không chỉ các nớc ASEAN mà ngay cả những nớc đơn lẻ trong khu vực Đông Nam á.

Mianma là nớc không phải đến giai đoạn này mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mà mối quan hệ này đã có từ trớc, thậm chí có thời gian mối quan hệ này phát triển rất tốt đẹp (giai đoạn 1947 - 1949). Chính vì lo ngại đụng chạm với Mỹ và một phần do chính sách ngoại giao trung lập của mình, mà mối quan hệ này trong một thời gian dài bị gián đoạn.

Sau sự kiện miền Nam Việt Nam đợc hoàn toàn giải phóng, nhiều nớc và tổ chức quốc tế đã gửi điện chúc mừng thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Chính phủ Mianma đã công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam ngày 23/5/1975 và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam DCCH ở cấp đại sứ ngày 28/5/1975 [32; 174]. Hoạt động ngoại giao này rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh Hoa Kỳ bao vây cấm vận Việt Nam, đồng thời còn thể hiện

tính độc lập và trung lập trong đờng lối đối ngoại của Chính phủ Ne Win: thiết lập quan hệ với tất cả các nớc, không phân biệt ý thức hệ chính trị, nh Chính phủ Mianma đã từng tuyên bố.

Tuy nhiên, sở dĩ Chính phủ Mianma công nhận Chính phủ Việt Nam ngay khi Việt Nam vừa thống nhất là bởi vì: Mianma rất lo ngại cuộc chiến tranh nhân dân của Việt Nam vừa giành đợc thắng lợi có ảnh hởng tới nhân dân tiến bộ Mianma và sợ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giúp đỡ Đảng Cộng sản Mianma. Bên cạnh đó sau khi Việt Nam đánh thắng Mỹ, thống nhất đất nớc thì uy tín chính trị và ảnh hởng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam á rất lớn, chính vì vậy Chính phủ Mianma mong muốn đạt đợc mối quan hệ và mặt khác có thể cân bằng đợc quan hệ giữa Việt Nam và các nớc trong khu vực.

Sau khi đặt cơ quan thông tin tại Hà Nội, tháng 1/1976, Chính phủ Mianma đã cử Ngoại trởng U Hla Phon sang thăm nớc ta. Trong chuyến thăm này phía Mianma đã đề xuất mở quan hệ kinh tế, văn hóa và sau đó cử đoàn văn công, nhà báo sang thăm Việt Nam. Không chỉ vậy, phía Mianma còn biếu cho Việt Nam 500 tấn phân đạm và bán gạo giá rẻ hơn giá thị trờng cho Việt Nam, sẵn sàng bán chịu gạo cho Việt Nam một năm với giá thấp hơn giá bán cho các nớc khác, trong lúc thực tế họ cũng đang rất khó khăn, nhất là tình trạng thiếu ngoại tệ. Đây là hành động rất có ý nghĩa của Chính phủ Mianma đối với nhân dân Việt Nam, trong khi Việt Nam đang khó khăn về lơng thực.

Đáp lại thiện chí từ phía bạn, Việt Nam cũng đã cử các đoàn đại biểu sang thăm và làm việc tại Mianma.

Tháng 7/1976, Thứ trởng ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu đoàn ngoại giao Việt Nam sang thăm chính thức Mianma, trong chuyến thăm lần này phía Việt Nam đa ra một chính sách 4 điểm với nội dung cơ bản nh sau:

- Nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại với các nớc Đông Nam á - Nguy cơ của các căn cứ quân sự tại khu vực Đông Nam á

- Hợp tác giữa các nớc trong khu vực Đông Nam [53].

Chính quyền Mianma đồng ý với chính sách 4 điểm đó của Việt Nam. Sở dĩ có sự thống nhất giữa hai nớc về chính sách này là vì:

- Điểm thứ nhất là nó phù hợp với quan điểm của chính quyền Mianma; - Điểm thứ hai là từ ngày giành đợc độc lập cho đến năm 1976, Mianma không hề cho bất cứ nớc nào đặt căn cứ quân sự trên đất của mình và chính quyền Mianma cũng kịch liệt phản đối điều đó.

- Điểm thứ ba là đờng lối của Mianma từ trớc cho đến hiện nay là mong muốn phát triển quan hệ tay đôi.

- Điểm thứ t là Mianma bao giờ cũng mong muốn thực hiện hợp tác khu vực.

Từ ngày 17 - 20/8/1977, Đoàn cán bộ Hàng không Việt Nam sang thăm Mianma.

Từ ngày 12 - 19/10/1977, Đoàn Kinh tế Chính phủ Việt Nam sang thăm Mianma.

Tất cả các đoàn đại biểu của Việt Nam, cũng nh các vị lãnh đạo của ta đi qua Yangon đều đợc phía Mianma đón tiếp trọng thể và nhiệt tình.

Trên cơ sở các cuộc gặp gỡ, Chính phủ hai nớc Việt Nam và Mianma đi đến thống nhất ký hiệp nghị thơng mại và hàng không. Trong hiệp nghị hàng không, ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật thì phía Mianma yêu cầu cho máy bay Mianma qua Hà Nội lấy khách và lấy hàng đi Hồng Kông. Chính phủ Mianma đã nêu vấn đề ký với Việt Nam một chơng trình trao đổi văn hóa hàng năm và phía Chính phủ Việt Nam cùng với Mianma ký một hiệp nghị hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa hai nớc.

Việc ký kết các hiệp định phần nào đó nhằm hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, nhất là phát triển về kinh tế. Tuy nhiên khả năng phát triển buôn bán giữa hai nớc còn hạn chế vì cả hai nớc đều là những nớc nông nghiệp, kinh tế cha phát triển và nền kinh tế có những yêu cầu giống nhau nên hai bên đều khó đáp

ứng cho nhau, nên cần phải có cách tiến hành từng bớc, từ nhỏ đến lớn mới phát triển đợc.

Sau khi cử đoàn các Bộ Ngoại thơng sang Việt Nam ký Hiệp định thơng mại, Chính phủ Mianma gửi lời mời tới Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng Phạm Văn Đồng sang thăm Mianma.

Ngày 16/1/1979, Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng Phạm Văn Đồng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đi thăm hữu nghị Mianma. Trong thành phần đoàn gồm có đông đảo các lãnh đạo ban ngành của Chính phủ Việt Nam, gồm: Bộ trởng Bộ ngoại giao, Thứ trởng phủ Thủ tớng, Đại sứ nớc ta tại Mianma, trợ lý Bộ trởng Bộ ngoại giao, [54]. Trong thời gian thăm… hữu nghị tại Mianma, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa ở mộ tớng Aung San, gặp gỡ và hội đàm với Thủ tớng Ne Win, sau đó hội đàm giữa hai đoàn và một loạt các hoạt động khác. Chuyến đi thăm Mianma của Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng Phạm Văn Đồng, nằm trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang còn nhiều biến động.

Cuộc đi thăm lần này còn đợc tiến hành trong tình hình Trung Quốc đang hoạt động ráo riết nhằm lôi kéo Mianma ủng hộ Trung Quốc và tập đoàn Pôn Pốt - Iêngsari chống lại Việt Nam. Theo sự dàn xếp của Bắc Kinh, Ne Win đã đi thăm Phnôm Pênh tháng 11/1977 và có tin Khiêu Xăm Phon sẽ đi thăm Mianma từ ngày 8 đến 13/1/1979, trớc cuộc đi thăm của Chủ tịch Phạm Văn Đồng 3 ngày. Tháng 1/1978, Đặng Tiểu Bình đã đi thăm Mianma và đến tháng 11/1978 lại ghé qua Yangon trên đờng từ Singapore trở về [54]. Tất cả những động thái này cho thấy Mianma là một trong những trọng điểm chiến lợc ở Đông Nam á mà chính quyền Trung Quốc đang lôi kéo và gây ảnh hởng.

Mục đích của chính quyền Mianma khi mời Chủ tịch Hội đồng Bộ tr- ởng Phạm Văn Đồng sang thăm là vì:

- Đề cao vị trí, vai trò của Chính phủ Ne Win trong quần chúng Mianma, tập hợp tranh thủ quần chúng ủng hộ họ để đối phó với những khó khăn trong nớc.

- Thông qua phát triển quan hệ với Việt Nam để hạn chế và ngăn chặn Việt Nam ủng hộ Đảng Cộng sản Mianma và phong trào tiến bộ của nhân dân Mianma.

- Đề cao chính sách độc lập không liên kết của Mianma, quan hệ với Việt Nam, còn để tạo lợi thế trong quan hệ với các nớc ASEAN, đặc biệt với Thái Lan và các nớc lớn.

Đối với phía Việt Nam, chuyến thăm hữu nghị Mianma của Chủ tịch Phạm Văn Đồng nhằm củng cố mối quan hệ vốn có từ lâu giữa hai nớc, chống âm mu của tập đoàn phản động Bắc Kinh lôi kéo Mianma để chống phá Việt Nam, tranh thủ Mianma có thái độ trung lập có lợi cho Việt Nam. Chính vì vậy, thông qua chuyến của Chủ tịch Phạm Văn Đồng, chúng ta đã đạt đợc những yêu cầu: làm cho chính quyền Mianma thấy rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Mianma là mối quan hệ giữa hai nớc độc lập, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, từ lâu đã gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và chủ nghĩa thực dân, hợp tác với nhau trong vấn đề chung của khu vực nhằm củng cố độc lập dân tộc, gìn giữ hoà bình và tăng cờng sự hợp tác giữa các nớc trong khu vực; làm cho phía Mianma thấy rõ Việt Nam trớc sau nh một rất coi trọng quan hệ với họ, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa hai nớc nh Việt Nam đã làm với các nớc Đông Nam á khác; Làm cho những ngời lãnh đạo Mianma hiểu thực chất các vấn đề Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Cămpuchia và chủ nghĩa bành trớng nớc lớn của Trung Quốc ở Đông Nam á để tranh thủ sự đồng tình của Mianma đối với vấn đề khu vực hoà bình trung lập do Việt Nam đa ra. Trên cơ sở đó, chúng ta cũng làm cho những ngời lãnh đạo Mianma thấy rõ đờng lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam.

Nh vậy đối với chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng Phạm Văn Đồng, chúng ta đã đạt những kết quả ban đầu trong quan hệ song phơng Việt Nam - Mianma. Tuy nhiên, vào cuối năm 1979 một số yếu tố đã cản trở sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Mianma. Sự kiện Việt Nam đa quân tình nguyện vào Cămpuchia để giúp nhân dân Cămpuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Hành động này lập tức bị các nớc ASEAN lên tiếng chống lại và lên án Việt Nam xâm lợc Cămpuchia và làm cho quan hệ Việt Nam - ASEAN đi vào giai đoạn căng thẳng và đối đầu. Chính quyền Ne Win chọn con đờng đứng ngoài những sự kiện này và vì thế không cải thiện đợc quan hệ với Việt Nam [32; 175].

Đối với Việt Nam, chúng ta chủ trơng vừa đấu tranh với các nớc ASEAN về “Vấn đề Cămpuchia” vừa triển khai đấu tranh ngoại giao, gắn việc giải quyết vấn đề Cămpuchia với việc xây dựng khu vực hoà bình ổn định ở khu vực Đông Nam á, thúc đẩy đối thoại đẩy lùi đối đầu, tránh bất lợi cho Việt Nam.

Năm 1985, đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong quan hệ Việt Nam - ASEAN, tại Hội nghị Bộ trởng các nớc ASEAN lần thứ XVIII (tháng 2/1985 tại Băng Cốc - Thái Lan), các nớc ASEAN đã nhất trí cử Inđônêxia làm đại diện đối thoại với các nớc Đông Dơng, mà chủ yếu là với Việt Nam. Đồng thời từ 1985, Việt Nam tỏ thiện chí của mình bằng hành động đơn phơng rút quân tình nguyện ở Cămpuchia về nớc và tuyên bố sẽ rút hết quân vào năm 1990. Những sự kiện lịch sử đó diễn ra trong năm 1985 không chỉ vì lợi ích riêng của Việt Nam mà vì cả lợi ích chung của cả khu vực Đông Nam á.

Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại mới phù hợp hơn với tình hình, đó là thêm bạn, bớt thù, đa dạng hoá, đa phơng hóa quan hệ với các nớc trong khu vực và thế giới. Tháng 7/1987, đã diễn ra cuộc đối thoại đầu tiên của Việt Nam và Inđônêxia tại Thành phố Hồ Chí Minh, dẫn tới việc ra đời các Hội nghị không chính thức về Cămpuchia: JIM 1 (7/1988), JIM 2 (2/1989) và JIM 3 (2/1990) tại

Giacacta nhăm tìm ra giải pháp chính trị cho vấn đề Cămpuchia. Sự chuyển biến tích cực của tình hình khu vực đã có tác động đến chính sách đối ngoại của Mianma và đã chuyển hớng chính sách đối ngoại: từ cô lập đến hội nhập trong những năm 90 của thế kỷ XX .

Những sự kiện đó đã làm cho quan hệ Việt Nam - Mianma bớc vào giai đoạn phát triển mới trở lại và năm 1990, đoàn đại biểu Bộ Năng lợng Mianma sang thăm Việt Nam. Tiếp đó Chính phủ Mianma đã tỏ ý muốn cử đoàn Bộ tr- ởng Giao thông vận tải sang ký lại Hiệp định hàng không giữa hai nớc.

Nh vậy, bằng sự nỗ lực của hai nớc mà quan hệ Việt Nam - Mianma đã đợc nối lại và đây là nền tảng để mối quan hệ này phát triển ở những giai đoạn sau.

Nhận xét quan hệ Việt Nam - Mianma thời kỳ 1975 - 1990

Trên cơ sở những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Mianma thời kỳ 1975 - 1990, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

1. Quan hệ Việt Nam - Mianma nhằm phục vụ lợi ích của mỗi nớc, lợi ích của các nớc trong khu vực Đông Nam á. Đây là mối quan hệ hữu nghị và hợp tác bắt nguồn từ tình cảm sâu đậm của hai dân tộc có hoàn cảnh lịch sử t- ơng đồng; từ sự giúp đỡ nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ nguyện vọng xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, phát triển và phồn vinh.

2. Quan hệ Việt Nam - Mianma thời kỳ 1975 - 1990 đã trải qua nhiều b- ớc thăng trầm, nó thể hiện từng giai đoạn:

Từ năm 1975 đến đầu năm 1979 và từ cuối năm 1979 đến năm 1984, thời kỳ từ 1985 - 1991.

Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1979 là thời kỳ quan hệ Việt Nam - Mianma bắt đầu đợc xác lập lại sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Hai n- ớc đã từng bớc đặt nền móng do sự hiểu biết lẫn nhau và đa mối quan hệ phát triển tốt hơn với những kết quả bớc đầu.

Thời kỳ cuối năm 1979 đến 1984 là thời kỳ quan hệ ngoại giao hai nớc bị gián đoạn do Việt Nam đa quân vào Cămpuchia và chính phủ Mianma thi hành chính sách trung lập, triệt để đứng ngoài cuộc tranh chấp ở Đông Nam á

Từ năm 1985, mối quan hệ hai nớc dần dần đợc cải thiện, sau khi Hiệp định Pari về Cămpuchia đợc ký kết (tháng 10/1991), cùng với những thay đổi của tình hình quốc tế, quan hệ Việt Nam - Mianma bớc vào thời kỳ phát triển tốt đẹp hơn.

3. Quan hệ giữa hai nớc chủ yếu trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao nhằm mục tiêu xây dựng hoà bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam á và thế giới. Đó là sự hợp tác cùng nhau chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, sự hợp tác cùng nhau chống lại các thế lực bên ngoài chia rẽ Đông Nam á, hợp tác tìm kiếm những giải pháp chính trị cho “Vấn đề Cămpuchia”. Tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nớc trên mọi mặt là rất lớn nhng do những khó khăn chủ quan và khách quan mà quan hệ hợp tác Việt Nam - Mianma nên các lĩnh vực hợp tác hiệu quả còn thấp, cha phát triển tơng xứng với quan hệ chính trị - ngoại giao và tiềm năng vốn có của hai nớc.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam mianma giai đoạn 1975 2005 (Trang 49 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w