Hợp tác trên các lĩnh vực khác * Về văn hóa thông tin

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam mianma giai đoạn 1975 2005 (Trang 87 - 92)

Cả hai nớc đều thấy cần hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thông tin để tăng cờng hiểu biết lẫn nhau. Ngoài trao đổi các đoàn thăm viếng nhau, trao đổi các đoàn nghệ thuật, phía Việt Nam còn đề nghị Mianma ký Hiệp định hợp tác văn hóa. Tuy nhiên cho đến nay do cả hai bên còn khó khăn về tài chính nên hoạt động trao đổi giữa các đoàn nghệ thuật của hai nớc cha nhiều.

* Về giáo dục và đào tạo

Cả hai nớc đều mong muốn đa ngành giáo dục của mình phát triển, bên cạnh sự nỗ lực nội tại, thì việc trao đổi giao lu học hỏi các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới là tất yếu.

Với xu thế chung đó, ngay từ năm 1997, lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo hai nớc đã thăm lẫn nhau. Cũng trong năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nớc đã ký bản ghi nhớ hợp tác, cụ thể nh sau: trao đổi học giả, ấn phẩm giáo dục, cấp học bổng cho sinh viên, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm giáo dục. Đồng thời trao đổi kinh nghiệm về xây dựng các trung tâm giáo dục có quy mô lớn.

Từ đây, hàng năm phía Mianma thông báo cấp hai học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tiếng Mianma và phía Việt Nam cũng cam kết sẽ hổ trợ tốt nhất cho du học sinh Mianma sang học tập tại Việt Nam.

* Về du lịch

Mianma và Việt Nam là những nớc có tiềm năng rất lớn về du lịch, sau chuyến thăm Mianma của Thủ tớng Võ Văn Kiệt (5/1994) thì hai nớc đã ký Hiệp định hợp tác về du lịch, tuy nhiên cho đến nay, hợp tác trong lĩnh vực này vẫn cha có gì đáng kể.

Hiện nay, mới chỉ có một vài công ty ký hợp đồng với Mianma. Hợp đồng chủ yếu đa đón khách nớc thứ ba tới thăm hai nớc, song số lợng còn hạn chế. Hai nớc đều tham gia hợp tác du lịch trong khuôn khổ tiểu vùng Mê Công mở rộng, đặc biệt là dự án sông Mê Công phục vụ mục đích du lịch, dự án du lịch lữ hành đờng bộ và phối hợp với nhau trong việc nối tuyến thu hút khách từ nớc thứ ba.

* Về thể dục - thể thao

Trong lĩnh vực này, so với các nớc trong khu vực thi Mianma tham gia còn đang hạn chế. Tuy nhiên, sau khi Mianma gia nhập tổ chức ASEAN, hoạt động giao lu thể thao với các nớc trong khu vực nói chung và với Việt Nam nói riêng ngày càng tăng.

Bắt đầu từ SEA GAMES 20 đợc tổ chức tại Brunây và SEA GAMES 21 đợc tổ chức tại Malaixia thì số lợng các vận đọng viên Mianma tăng lên. Đến kỳ SEA GAMES 22 diễn ra tại Việt Nam, kỳ Đại hội thể thao lần này phía Mianma có đội hình vận động viên đông đảo. Tuy nhiên cũng giống nh các kỳ SEA GAMES trớc, thành tích vận động viên đoàn Mianma không cao.

Trong giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam á diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/10/2004 đợc tổ chức tại Việt Nam, một lần nữa thể thao hai nớc lại có điều kiện giao lu và thi đấu với nhau. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn lẫn ngời hâm mộ, sau khi dễ dàng vợt qua các đối thủ trong hai trận bán kết, đội tuyển quốc gia Việt Nam 2 và đội tuyển Mianma gặp nhau trong trận chung kết.

Trải qua các hoạt động đó, ủy ban thể dục thể thao Việt Nam và Bộ thể thao Mianma đã đẩy mạnh hơn nữa mối liên hệ giữa hai nớc trong các hoạt động thể thao quốc tế và khu vực. Ngày 31/1/2005 tại Hà Nội, Bộ trởng Nguyễn Danh Thái - Chủ tịch uỷ ban thể dục thể thao Việt Nam và Trung tớng Thura Aye Myint - Bộ trởng đồng thời là Chủ tịch uỷ ban Olimpic Mianma đã ký với nhau một bản thoả thuận [67]. Nội dung của bản thảo luận nhằm đa ngành thể

dục thể thao hai nớc tăng cờng phát triển phong trào thể dục thể thao và đồng thời liên kết chống lại nạn dùng doping và các hành vi phi thể thao.

Ngoài ra, hai bên còn khuyến khích hơn nữa các tổ chức, liên đoàn và hiệp hội thể thao hai nớc quan hệ hợp tác trao đổi kinh nghiệm và thông tin.

* Về giao thông và vận tải

Đây là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và cả hai bên đang cố gắng hợp tác trong lĩnh vực này, phía Việt Nam nêu ra một số lĩnh vực có thể hợp tác nh xây dựng cầu, đờng, cảng, cơ khí đóng tàu và hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong các chuyên ngành liên quan và các dự án phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng. Phía Mianma nhất trí hai bên sẽ phối hợp với nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực liên quan đến các dự án phát triển giao thông khu vực [53]. Đối với tuyến đờng sắt xuyên á, Mianma chủ trơng ủng hộ tuyến nào giúp cho phát triển cả khu vực, phía Mianma luôn luôn mời các công ty Việt Nam tham gia đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở Mianma.

Tháng 5/1996 Việt Nam và Mianma ký và phê chuẩn Hiệp định Hàng không. Tuy nhiên, trong thời điểm đó vì lý do thị trờng của hai nớc còn hạn chế nên cha triển khai đợc.

Song với tốc độ phát triển nh hiện nay, ngành hàng không ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với các nớc. Cùng với Lào và Cămpuchia, trong hai ngày 8 và 9/5/2005 các quan chức cấp cao ngành hàng không dân dụng Việt Nam - Lào, Cămpuchia - Mianma đã họp tại Yangoon (Mianma) để thảo luận các biện pháp nhằm tăng cờng hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng không [69].

Theo Cục Hàng không dân dụng Mianma Hội nghị lần này sẽ thông qua lần cuối cùng Hiệp định về vận tải hàng không giữa bốn nớc.

Theo thoả thuận cả bốn nớc sẽ triển khai các biện pháp khuyến khích du lịch hàng không, các dịch vụ vận tải bằng hàng không cũng nh các dịch vụ hàng không khác. Thỏa thuận cũng cho phép các hãng hàng không của bốn nớc sử

dụng các sân bay đợc lên danh sách ở mỗi nớc. Đối với Mianma thì đa vào danh sách này gồm sân bay quốc tế Yongon và Mandalay, còn phía Việt Nam đề nghị đa vào danh sách 3 sân bay ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

* Về hợp tác giữa hai thủ đô và thành phố khác

Trong quá trình giao lu văn hóa giữa thủ đô và thành phố lớn của hai nớc, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thống đốc Yangoon, Thống đốc Mandalay đã có hoạt động thăm viếng lẫn nhau nhằm trao đổi kinh nghiệm trong quản lý và quy hoạch đô thị cũng nh bảo vệ môi sinh thành phố, trong quá trình đi lại phía Mianma đã tặng một số giống hoa anh đào cho thành phố Hà Nội [53].

Tiểu kết

Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Mianma giai đoạn 1975 - 2005 ở một số lĩnh vực, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

1. Quan hệ Việt Nam - Mianma giai đoạn 1975 - 2005 là sự kế thừa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp trớc đó. Mặc dù vậy, mối quan hệ này bị chi phối bởi tình hình khu vực và thế giới. Từ năm 1975 đến nay giữa hai nớc có mối quan hệ hữu nghị hợp tác trên cơ sở cùng hiểu biết và tăng cờng lẫn nhau, đặc biệt từ sau khi cả hai nớc đều là thành viên của tổ chức ASEAN, quan hệ hai n- ớc đã phát triển lên một tầm cao mới, toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thơng mại.

2. Quan hệ kinh tế thơng mại giữa hai nớc tăng lên đáng kể từ sau năm 1990. Tuy nhiên, kim ngạch thơng mại hai chiều vẫn còn thấp so với tiềm năng của hai nớc và so với một số nớc ASEAN khác. Chính vì vậy, Chính phủ và nhân dân hai nớc coi sự hợp tác kinh tế là nhân tố số một tác động đến sự phát triển quan hệ hai nớc trên các lĩnh vực khác. Điều đó cho thấy Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mianma có sự nhận thức mới trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nớc với nhau theo xu hớng phát triển mới của thời đại và của thế giới.

3. Về đầu t, đến nay đây là lĩnh vực mà cả Việt Nam và Mianma còn rất hạn chế.

Thị trờng đầu t của Mianma đang là tiềm năng cho các nhà đầu t, Việt Nam đã có một dự án đầu t vào Mianma nhng nh vậy là quá khiêm tốn. Điều này bộc lộ khả năng của các nhà đầu t Việt Nam so với các nhà đầu t khác nh Singapo, Nhật Bản, Trung Quốc …

4. Quan hệ Việt Nam - Mianma giai đoạn 1975 - 2005 không chỉ là mối quan hệ của hai nớc trong khu vực Đông Nam á, mà còn là quan hệ giữa hai n- ớc trong tổ chức ASEAN. Vì vậy, ngoài sự hợp tác với nhau trên một số lĩnh vực riêng của hai nớc, Việt Nam và Mianma còn cùng nhau hợp tác trên một số hoạt động của tổ chức ASEAN.

chơng 3

Nhận xét về quan hệ Việt Nam - Mianma 30 năm qua

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam mianma giai đoạn 1975 2005 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w