Nhóm giải pháp quản lý chất lợng việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí chất lượng dạy học môn toán ở các trường trung học cơ sở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 72)

- Có 36% số Hiệu trởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 64%

3.2.4.Nhóm giải pháp quản lý chất lợng việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

3.2.4.1. Quản lý chất lợng việc đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.

a. ý nghĩa của giải pháp: Đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên là một khâu hết sức quan trọng trong việc quản lý chất lợng dạy học. Nếu tiến hành đánh giá đợc tốt thì sẽ động viên đợc những giáo viên tích cực, nhiệt tình và đạt hiệu quả cao trong công tác, từ đó giúp họ phấn đấu tốt hơn trong công việc đợc phân công, đồng thời những ngời thực hiện cha tốt sẽ phải lo lắng phấn đấu công tác đạt các yêu cầu đề ra.

b. Nội dung giải pháp:

* Quản lý việc giáo viên soạn bài chuẩn bị giờ đến lớp.

Việc giáo viên soạn bài chuẩn bị giờ lên lớp có ý nghĩa rất lớn đến chất l- ợng giờ lên lớp của họ. Vì thế yêu cầu bắt buộc mỗi giáo viên phải chuẩn bị bài đầy đủ. Hiệu trởng phổ biến yêu cầu cho giáo viên thực hiện.

Hiệu trởng cần tổ chức kiểm tra việc giáo viên soạn bài chuẩn bị giờ lên lớp theo các bớc:

- Tổ chuyên môn kiểm tra dới hình thức kiểm tra công khai giáo án từng ngời vào các kỳ sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Nhà trờng kiểm tra.

Ngoài ra Hiệu trởng cần tổ chức kiểm tra việc soạn bài của giáo viên theo định kỳ, đồng thời nên tổ chức kiểm tra đột xuất việc giáo viên soạn bài. Việc kiểm tra đột xuất của Hiệu trởng sẽ giúp giáo viên tự giác hơn trong việc soạn bài. Vì thế, chúng tôi đề xuất cần tăng cờng kiểm tra đột xuất việc giáo viên soạn bài chuẩn bị giờ lên lớp.

Trong các kỳ kiểm tra cần kiểm tra về các mặt nh số lợng bài soạn, thời gian soạn bài và đặc biệt là chú trọng kiểm tra chất lợng bài soạn thể hiện ở kiến thức của bài, phơng pháp giảng dạy từng bài trong đó chú ý xem giáo viên đã thể hiện việc đổi mới phơng pháp dạy học cha, có soạn bài theo hớng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh không, và có thể hiện nhiều hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú không?

Qua mỗi kỳ kiểm tra cần nêu u điểm, nhợc điểm của từng giáo viên để họ phát huy mặt tốt, khắc phục mặt cha tốt để kỳ sau họ làm tốt hơn, đồng thời xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua cho giáo viên.

* Quản lý chất lợng giờ lên lớp của giáo viên.

Giờ dạy trên lớp của giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lợng dạy học. Nó là khâu chủ yếu của hoạt động dạy của ngời giáo viên; trong giờ học trên lớp, giáo viên có thể tác động tới nhiều học sinh cùng một lúc và học sinh tiếp thu đợc tri thức có hệ thống; củng cố, rèn luyện kỹ năng cần thiết cho học sinh. Vì vậy, trong việc quản lý nâng cao chất lợng hoạt động dạy của giáo viên, Hiệu trởng cần xác định đợc việc quản lý, nâng cao chất lợng giờ dạy lên lớp là quan trọng nhất, quyết định đến chất lợng hoạt động dạy của giáo viên. Từ đó Hiệu trởng cần tập trung suy nghĩ để tìm ra các giải pháp quản lý cụ thể để nâng cao chất lợng giờ dạy lên lớp của giáo viên.

- Bồi dỡng nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giờ dạy lên lớp đồng thời làm cho họ nắm đợc những yêu cầu cơ bản cần đạt của một giờ lên lớp phải.

- Phân công giảng dạy phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên đồng thời chú ý đến nguyện vọng và hoàn cảnh của từng giáo viên.

- Cần sắp xếp thời khoá biểu một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm, tính chất của các môn học trong đó có chú ý đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong từng buổi học.

- Tổ chức cho giáo viên học tập để họ nắm vững chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy trên lớp của giáo viên; thảo luận trong tổ chuyên môn và xác định rõ những điểm quan trọng trong tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại một giờ dạy của giáo viên do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục - Đào tạo hớng dẫn đồng thời vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế của mỗi trờng.

- Cần tổ chức dự giờ thăm lớp để đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên dới nhiều hình thức nh dự giờ có báo trớc, dự giờ đột xuất.

- Nâng cao chất lợng sinh hoạt tổ chuyên môn để từ đó giúp giáo viên phân loại đợc các tiết dạy trong lớp đồng thời giúp giáo viên lựa chọn phơng pháp giảng dạy phù hợp với từng loại bài nhằm nâng cao chất lợng giảng dạy của giáo viên.

- Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trờng để từ đó phát hiện những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt để bồi dỡng chuẩn bị cho họ tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh đồng thời phê bình nhắc nhở những giáo viên có giờ dạy trên lớp đạt chất lợng thấp.

3.2.4.2. Quản lý chất lợng việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

a. ý nghĩa của giải pháp: Cùng với đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thì việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý nâng cao chất lợng dạy học của môn Toán. Nếu đánh giá đợc sát đúng kết quả học tập của học sinh thì sẽ giúp học sinh thấy đợc những mặt

tốt, cũng nh những hạn chế, yếu kém của mình trong quá trình học tập bộ môn Toán, từ đó giúp các em có ý thức tốt hơn trong học tập nhằm đạt kết quả học tập cao.

b. Nội dung giải pháp:

- Sử dụng phối hợp các hình thức, phơng pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Trắc nghiệm tự luận có những u điểm là: Câu hỏi thờng dễ soạn nên ít tốn công sức ra đề, đánh giá đợc t duy hình tợng, khả năng diễn đạt, tính sáng tạo của học sinh, tuy nhiên cần tránh những chỗ câu hỏi không rõ nghĩa.

Nhợc điểm lớn của trắc nghiệm tự luận là: Chấm bài tốn thời gian, cho điểm khó chính xác và không ổn định vì tuỳ thuộc vào quyết định chủ quan của ngời chấm, tuỳ thuộc vào thời điểm và điều kiện chấm.

Trắc nghiệm khách quan có u thế: Đánh giá thành quả học tập của học sinh với phạm vi kiến thức rộng, bao quát cả một chơng trình học dài, chấm điểm nhanh, chính xác và khách quan, có thể so sánh trình độ giữa các học sinh (hoặc nhóm học sinh khác nhau).

Tuy nhiên, khó khăn của phơng pháp trắc nghiệm khách quan là soạn thảo câu hỏi công phu, tốn kém thời gian, đòi hỏi kỹ năng cao của ngời thầy.

Vì thế, chúng tôi đề xuất cần kết hợp hài hoà giữa kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.

- Tăng cờng sử dụng các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Toán: đánh giá quá trình, đánh giá thờng xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá chất lợng học tập của học sinh một cách đầy đủ không phải chỉ dựa vào kết quả kiểm tra trong giờ học mà cần chú trọng kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức Toán học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn, khả năng t duy logic... thể hiện qua ứng xử, giao tiếp của HS.

Việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời, nhất là khi kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

- Sử dụng các tiêu chí để đánh giá.

Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cần nắm vững các tiêu chí để đánh giá, đó là:

+ Đánh giá đợc toàn diện: Kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh.

+ Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh đợc chất lợng thực của học sinh.

+ Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, phơng tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với điều kiện của học sinh, của cơ sở giáo dục và phù hợp với mục tiêu môn Toán.

+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân hoá đợc chính xác trình độ, năng lực của học sinh; dải phân hoá càng rộng càng tốt.

+ Đảm bảo tính giá trị, hiệu quả cao: Đánh giá đợc, đúng tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học sinh, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra.

Lu ý: Cần tạo điều kiện để học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập.

- Tổ chức thiết kế đề kiểm tra đánh giá học sinh.

Để tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các tiêu chí của đánh giá thì việc thiết kế đề kiểm tra là một việc rất quan trọng. Hiệu tr- ởng cần quán triệt để giáo viên nắm rõ việc thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh theo định hớng đổi mới đánh giá, thông thờng đợc thực hiện theo các bớc sau:

+ Xác định mục đích, yêu cầu của đợt kiểm tra.

+ Xác định mục tiêu dạy học: xác định các nội dung kiến thức cần lĩnh hội ở ngời học qua các chơng.

+ Thiết lập ma trận hai chiều, một chiều thông thờng là nội dung hay mạch kiến thức cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của học sinh (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).

Khi thiết kế ma trận 2 chiều cần tiến hành theo các bớc sau: * Xác định số lợng câu hỏi, bài tập sẽ đa ra trong đề kiểm tra.

* Xác định số lợng câu hỏi, bài tập của mỗi loại hình đa vào đề kiểm tra: Câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

* Thiết lập ma trận với đầy đủ số liệu, thông tin đã định. * Thiết kế câu hỏi, bài tập theo ma trận.

* Thiết kế đáp án, biểu điểm.

3.2.5. Nhóm giải pháp quản lý các điều kiện để nâng cao chất lợng dạy học môn Toán ở các trờng THCS huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí chất lượng dạy học môn toán ở các trường trung học cơ sở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 72)