Nhóm giải pháp quản lý chất lợng việc đổi mới phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí chất lượng dạy học môn toán ở các trường trung học cơ sở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 67)

- Có 36% số Hiệu trởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 64%

3.2.3. Nhóm giải pháp quản lý chất lợng việc đổi mới phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học.

tổ chức dạy học.

3.2.3.1. Quán triệt cho giáo viên nắm vững định hớng đổi mới phơng pháp dạy học.

a. ý nghĩa của giải pháp: Việc giáo viên nắm vững định hớng đổi mới phơng pháp dạy học sẽ giúp giáo viên có định hớng đúng đắn trong công tác giảng dạy của mình đồng thời giáo viên phải tích cực học tập, tìm tòi, suy nghĩ tìm ra ph- ơng pháp giảng dạy phù hợp với định hớng đổi mới phơng pháp dạy học.

b. Nội dung giải pháp: Hiệu trởng cần quán triệt cho giáo viên định hớng đổi mới phơng pháp dạy học đã đợc xác định trong nghị quyết TW4 khoá VII (1 - 1993), nghị quyết TW2 khoá VIII (12 - 1996), đợc thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), đợc cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số14 (4 - 1999).

Chơng trình giáo dục phổ thông đã nêu: “Phơng pháp giáo dục Toán THCS phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trng môn học, đặc điểm đối tợng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dỡng cho học sinh phơng pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh[4,10].

Định hớng chung về đổi mới phơng pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo đợc hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng đợc công nghệ mới nhất; khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn. Rất cần phát huy cao độ năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin. Tăng cờng học tập cá thể phối hợp với hợp tác. Định hớng vào nghề đợc coi là quan điểm định hớng chung trong đổi mới phơng pháp dạy học. Quan điểm định hớng chung cần đợc cụ thể hoá thông qua những quan điểm dạy học khác nh dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hớng hành động... cũng nh các phơng pháp, kỹ thuật dạy học cụ thể, nhằm tăng cờng hơn nữa việc gắn lý thuyết với thực tiễn, t duy, hành động, nhà trờng và xã hội.

Đổi mới phơng pháp dạy học đợc thực hiện theo các định hớng sau: - Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.

- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.

- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trờng. - Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học.

- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phơng pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phơng pháp dạy học truyền thống.

- Tăng cờng sử dụng các phơng tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.

Giáo viên cần nắm đợc những phơng hớng, quan điểm đổi mới phơng pháp dạy học bộ môn, rèn luyện kỹ năng thực hiện phơng pháp dạy học theo những phơng hớng, quan điểm đổi mới đó.

3.2.3.2. Giúp giáo viên nắm đợc mục đích, yêu cầu của đổi mới phơng pháp dạy học.

- Việc giáo viên nắm đợc mục đích của đổi mới phơng pháp dạy học là một khâu rất quan trọng trong đổi mới phơng pháp dạy học, qua đó giúp giáo viên tiến hành giảng dạy theo mục đích đặt ra.

- Đổi mới phơng pháp dạy học có những yêu cầu cụ thể từ yêu cầu chung đến yêu cầu đối với giáo viên, yêu cầu đối với học sinh và yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục. Việc giáo viên nắm vững yêu cầu của đổi mới phơng pháp dạy học sẽ giúp họ tiến hành tốt nhiệm vụ của mình theo yêu cầu đề ra.

b. Nội dung giải pháp: Việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phơng pháp, phơng tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới ph- ơng pháp dạy học.

Mục đích của việc đổi mới phơng pháp dạy học ở trờng phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phơng pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin... tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác...) dạy phơng pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tơng lai. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học; tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của học sinh cũng ảnh hởng đến cách dạy của thầy. Mặt khác, cũng có những trờng hợp học sinh muốn đợc học theo phơng pháp dạy học tích cực nhng giáo viên cha đáp ứng đợc. Vì thế Hiệu trởng cần tổ chức bồi dỡng cho giáo viên về dạy học theo phuơng pháp dạy học tích cực và yêu cầu họ kiên trì thực hiện dạy học theo phơng pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao,

hình thành thói quen cho học sinh. Trong đổi mới phơng pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả.

- Yêu cầu của đổi mới phơng pháp dạy học gồm yêu cầu chung, yêu cầu đối với học sinh và yêu cầu đối với giáo viên; bản thân Hiệu trởng cần nắm đợc yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục.

* Yêu cầu chung.

Việc đổi mới phơng pháp dạy học ở trờng phổ thông thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. - Dạy học tiến hành giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp.

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.

- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phơng tiện, thiết bị dạy học đợc trang bị hoặc do các giáo viên tự làm, đặc biệt lu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin, phơng tiện dạy học hiện đại.

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phơng pháp t duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.

- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cờng hiệu quả việc đánh giá.

* Yêu cầu đối với học sinh.

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình

huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy cô, cho bạn.

- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.

* Yêu cầu đối với giáo viên.

- Thiết kế, tổ chức, hớng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trờng và địa ph- ơng.

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh đợc tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng.

- Thiết kế và hớng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển t duy và rèn luyện kỹ năng; hớng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hớng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Sử dụng các phơng pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ học sinh; thời lợng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của từng trờng, địa phơng.

* Yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục.

- Nắm vững chủ trơng đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chơng trình, sách giáo khoa, phơng pháp dạy học, sử dụng phơng tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học. - Có biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới phơng pháp dạy học trong nhà tr- ờng một cách hiệu quả; thờng xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy và học theo định hớng đổi mới phơng pháp dạy học.

- Động viên, khen thởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả đổi mới phơng pháp dạy học, đồng thời phê bình, nhắc nhở những ngời cha tích cực đổi mới phơng pháp dạy học.

3.2.3.4. Giúp giáo viên nắm đợc đặc trng và kỷ thuât sử dụng các phơng pháp dạy học.

a. ý nghĩa của giải pháp:

Các phơng pháp dạy học có những đặc trng, những u điểm, hạn chế của nó; khi giáo viên nắm đợc đặc trng các phơng pháp dạy học, họ sẽ biết cách lựa chon, vận dụng một cách phù hợp vào phơng pháp giảng dạy của mình nhằm đạt đợc hiệu quả cao trong giảng dạy.

b. Nội dung giải pháp: Giáo viên cần nắm đợc đặc trng của các phơng pháp dạy học, đó là:

- Dạy học tăng cờng, phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.

- Dạy học chú trọng rèn luyện phơng pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh.

- Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác.

- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.

- Tăng cờng khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, khả năng của học sinh, tối u các điều kiện hiện có. Sử dụng các phơng tiện dạy học, thiết bị dạy học hiện đại khi có điều kiện.

Một số phơng pháp dạy học tích cực thờng sử dụng nhất là: - Dạy học vấn đáp, đàm thoại.

- Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

Ngời giáo viên giảng dạy toán giỏi, chất lợng cao là ngời biết phối hợp nhuần nhuyễn các phơng pháp dạy học trong đó phơng pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm là then chốt.

3.2.3.6. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tích cực đổi mới phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học.

a. ý nghĩa của giải pháp:

- Trong quá trình đổi mới phơng pháp dạy học, nếu đợc Hiệu trởng tạo các điều kiện thuận lợi thì giáo viên sẽ thấy rằng Hiệu trởng rất quan tâm đến việc đổi mới phơng pháp dạy học, từ đó giúp họ tích cực, nhiệt tình trong việc đổi mới phơng pháp dạy học.

- Việc giáo viên tiến hành nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú là việc rất quan trọng giúp cho việc đổi mới phơng pháp dạy học tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.

b. Nội dung giải pháp:

Hiệu trởng cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần... để giáo viên đổi mới phơng pháp dạy học.

Phải làm thay đổi nhận thức của đội ngũ giáo viên làm cho họ thấy đợc yêu cầu cấp bách của việc đổi mới phơng pháp dạy học của chơng trình và sách giáo khoa mới. Kiến thức các thầy cô học đợc ở trờng chuyên nghiệp sau nhiều năm đã trở nên lạc hậu nên đòi hỏi bản thân thầy cô giáo phải thờng xuyên tích cực tự học, tự đọc, tự trau dồi. Vì vậy có thể nói để cải tiến phơng pháp dạy tr- ớc hết phải làm thay đổi mạnh mẽ về mặt nhận thức của đội ngũ giáo viên, để cho họ thấy đợc yêu cầu và từ đó tự giác thực hiện.

Để góp phần đổi mới phơng pháp dạy học Hiệu trởng cần tạo điều kiện về thời gian, nguồn tài lực, vật lực, cho giáo viên thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học; đặc biệt là cung cấp và hớng dẫn giáo viên sử dụng hợp lý, có hiệu quả

các tài liệu dạy học và thiết bị giáo dục; khuyến khích và hớng dẫn giáo viên phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trờng giáo dục thân thiện với học sinh đồng thời tiến hành sử dụng những hình thức dạy học phong phú. Hình thức tổ chức dạy học phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tiễn, đối tợng, đem lại niềm vui, tạo say mê, năng động, hứng thú trong học tập cho học sinh; tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tăng khả năng tự học; tăng tính tự tin; tăng khả năng hợp tác trong học tập và làm việc; tăng cơ hội đợc đánh giá; chất lợng, hiệu quả dạy học cao.

Thờng xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, t vấn, thúc đẩy, động viên, khích lệ cán bộ giáo viên trong việc đổi mới PPDH.

Hình thức tổ chức dạy học, mục tiêu là để đổi mới phơng pháp dạy học. Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy đợc tính tích cực, chủ động trong tiếp thu bài giảng, huy động đợc mọi học sinh làm việc, đánh giá đợc khả năng làm việc, tích cực làm việc cũng nh kết quả của từng học sinh.Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh không chỉ trả lời, tranh luận với giáo viên, mà còn đợc trao đổi, tranh luận với bạn học để tìm ra chân lý. Điều quan trọng là xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi - bài tập và lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên không nên máy móc, giờ nào cũng đủ mọi cách tổ chức: phiếu học tập, học theo nhóm. Có các hình thức chủ yếu: cả lớp hoạt động; hoạt động theo nhóm; học theo cặp, học cá nhân và tự nghiên cứu.

Các hình thức tổ chức dạy học là những hình thức lớn của dạy học, đợc tổ chức theo những cấu trúc nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Đó là hình thức bên ngoài của phơng pháp dạy học.

Trong một hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng nhiều phơng pháp dạy học cụ thể, nhiều phơng thức phối hợp của các phơng pháp dạy học và nhiều

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí chất lượng dạy học môn toán ở các trường trung học cơ sở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w