Lời văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam (Trang 87 - 90)

Sức sống tiềm tàng và mãnh liệt của truyện ngắn Thạch Lam là sự thành công từ nhiều mặt, trong đó có phần không nhỏ của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Trong quá trình sáng tác của mình, Thạch Lam đã thực sự trở thành ngời nghệ sĩ tài hoa trong việc phát huy khả năng vô tận của ngôn ngữ, tạo dựng đợc một phong

cách riêng, độc đáo. Văn Thạch Lam đợc viết cách đây hơn nửa thế kỉ nhng vẫn luôn tơi mới, hiện đại.

Nếu so với câu văn của các nhà văn chủ chốt trong Tự lực văn đoàn thì những đóng góp đó càng thêm phẩn nổi bật. Tự lực văn đoàn sau cái công mở đầu cho sự phát triển câu văn tiếng Việt theo hớng hiện đại, đi vào hớng sang trọng, kiểu cách và nhanh chóng lạc hậu dần trớc sự phát triển của văn xuôi hiện thực. Trong khi đó, Thạch Lam là ngời bảo tồn đợc tính hiện đại ấy cho đến hôm nay: “câu văn Thạch Lam, ở những truyện tiêu biểu vẫn cứ mềm mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh, nhạc điệu mà không mất đi vẻ giản dị, tinh gọn, không thừa thãi lời chữ, không làm duyên làm dáng một cách uốn éo, cầu kì” [18, 340]

Từ trớc tới nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu khám phá nét đẹp của câu văn Thạch Lam và khẳng định đóng góp của nó vào câu văn tiếng Việt. Lời văn trong tác phẩm Thạch Lam trong sáng, tinh tế vừa đạt hiệu quả cao trong việc chuyển tải nội dung t tởng, đồng thời cũng tạo cho tác phẩm sự nhẹ nhàng, gắn gọn và súc tích: “Đó là một lối văn nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi đợc thật là rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, cảm xúc và tâm hồn. Một lối văn không nặng vì những chữ dùng to tát, hoặc những cấu trúc gấp gáp vội vàng. Câu chữ chỉ cẩn đủ cho phô diễn. Có lúc sự diễn tả còn vợt ra ngoài câu, chữ, vì có sức gợi mở và khả năng khơi sâu vào cảm giác, vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm” [18, 339]

Thạch Lam là một trong những nhà văn đầu tiên có ý thức khai thác chất thơ trong sáng tác. Truyện ngắn của ông đợc mô tả gọn gàng, đơn giản, lu loát, diễn tả uyển chuyển, tinh tế những chuyển biến trong lòng ngời, cảnh giao mùa của thiên nhiên, cũng nh sự giao hòa giữa con ngời và thiên nhiên, tình trong cảnh và cảnh trong tình: “Thạch Lam đã cố gắng và thành công trong việc tạo dựng một bối cảnh, gây một bầu không khí thích hợp hoàn toàn với những tình cảm dịu dàng êm ái của các nhân vật, với niềm mơ mộng và tình yêu thiết tha của những tâm hồn

bén nhạy trớc mọi kích thớc từ ngoại giới. Bởi cảnh sinh tình, cảnh gợi tình và tình hòa với cảnh.” [2, 149]

Những khung cảnh, những nhân vật, những tâm trạng, những ý tởng có trong câu chuyện đều nhỏ nhặt, thông thờng, thân mật với mỗi chúng ta. Thạch Lam đã khẳng định sáng tác văn chơng không phải để kể những chuyện thần tiên hay lãng mạn, mà là cuộc sống kín đáo giản dị quanh mình, là kể về đời sống con ngời với nhiều lo toan, vất vả, nhiều cạm bẫy, chông gai đang từng ngày vơn lên để tự hoàn thiện bản thân. Trong Lời nói đầu tập truyện Gió đầu mùa, Thạch Lam đã từng khẳng định:

“Tôi không có ý muốn kể những chuyện thần tiên hay lãng mạn nhng những cảm tởng của tôi với các đời sống kín đáo và giản dị quanh mình. Bởi vì đối với tôi, văn chơng không phải là một cách đem đến cho ngời đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn chơng là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng ngời đợc thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Truyện của ông ít hành động, biến cố nhng lại giàu không khí tâm trạng và luôn thấm đợm màu sắc trữ tình. Từng câu, từng chữ, từng lời đều bàng bạc, man mác thấm đẫm hơi thở của thiên nhiên và biến thái của tâm hồn: “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dới cái hình thức không những thoát ra khỏi khuôn sáo cũ của cách hành văn đơng thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng tạo ấy. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời” [2, 54]

Thạch Lam viết truyện dựa hẳn vào cảm giác, vào những rung động tinh tế của tâm hồn. Có truyện từ đầu đến cuối chỉ là dòng cảm giác trôi chảy miên man giữa đôi bờ hiện tại và quá khứ, với cảm giác vừa thực, vừa h, nh tỉnh, nh mê. Đây là một lối văn có nhịp điệu, không gấp gáp, xô bồ mà tự tại, đó chính là nhịp điệu

của tâm hồn con ngời hài hòa với thiên nhiên. Vì thế, câu văn khó mà tách bạch câu văn tả cảnh, hay là trạng thái cảm xúc đang tuôn trào. Nhiều câu văn là sự hòa quyện giữ tình - cảnh, vừa hiện thực lại vừa thi vị.

Trong sáng tác, Thạch Lam luôn chú tâm khai thác khả năng khơi gợi, nhà văn không áp đặt, không dồn ép nhân vật mà để tự họ thể hiện hồn nhiên giống nh bản chất vốn có. Truyện của ông mở ra nhiều chiều, nhiều hớng tiếp cận mới cho độc giả. “Nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn: Nhà văn thiên về t tởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dới. ở chỗ mà ng- ời khác dùng t tởng, dùng lời nói có khi rất đậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách giản dị cái cảm giác của ông” [2, 278].

Cho đến nay, hơn nửa thế kỉ đã trôi qua nhng khó ai có thể nói đã hiểu hết cái hay, cái đẹp của truyện ngắn Thạch Lam. Chỉ với truyện Hai đứa trẻ hay Gió lạnh đầu mùa mà từ trớc tới nay các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng say sa khám phá và ngày càng có nhiều phát hiện thú vị. Theo những trang văn của Thạch Lam, ngời đọc hình dung về một cuộc sống đa diện, không chỉ diễn ra ở bề mặt mà ở chiều sâu của nó, không chỉ có cái nhìn thấy mà còn cả cái cha nhìn thấy. Cái quan trọng tạo nên giá trị trong truyện Thạch Lam là chiều sâu, cái cha nhìn thấy, đem lại sự phong phú, dồi dào hơn cho tâm hồn con ngời:

“Ta sẽ biết đợc nhiều trạng thái và thay đổi của tâm hồn mà nhà văn diễn tả, nhận xét đợc những màu sắc mong manh của tâm lý, chúng ta sẽ tập cảm xúc sâu xa và mãnh liệt, biết rung động hơn trớc những vẻ đẹp của đất trời, trớc những hành vi cao quý của ngời trong truyện. Và khi biết phân tích và suy xét chính tâm hồn mình: chúng ta sẽ sống đầy đủ hơn”. (Theo giòng)

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w