Trong văn học nói chung, đặc biệt là trong tác phẩm tự sự nhân vật luôn là một yếu tố trung tâm. Nói đến nhân vật là nói đến con ngời đợc miêu tả, đợc thể hiện trong tác phẩm bằng các phơng tiện văn học: “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại ngời nào đó, một vấn đề nào đó của hiện thực” [9,126]. Khi xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam không chú ý nhiều đến ngoại hình, hành động, thậm chí nhà văn cũng không chú trọng đến tính cách nhân vật, cái mà ông dày công thể hiện, say sa khám phá đó là những biến thái phức tạp trong tâm hồn: “sự tồn tại của chính nhân vật cá thể ấy đã không nhờ vào diện mạo, hành động, xung đột, mà nhiều nhà văn th… ờng lấy làm chỗ dựa khi xây dựng nhân vật, mà nhờ vào thế giới bên trong” [13, 33]
Nhân vật đóng vai trò trung tâm của tác phẩm văn học, qua đó thể hiện tập trung nhất quan niện nghệ thuật về con ngời của nhà văn, hay nói cách khác quan niệm nghệ thuật về con ngời của nhà văn đợc cụ thể hóa bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đặc biệt với Thạch Lam - nhà văn luôn xem mục đích của sáng tạo nghệ thuật không gì khác là khám phá con ngời, đi vào những ngõ ngách sâu kín bên trong tâm hồn họ để phát hiện, nâng đỡ, bảo tồn cái tốt, hớng con ngời tới cái đẹp, tới chân - thiện - mỹ.
Thông qua nhân vật nhà văn tái hiện sinh động hiện thực và khái quát đợc quy luật cuộc sống của con ngời, nhân vật là ngời dẫn dắt độc giả vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Trong tác phẩm văn học loại hình nhân vật phong phú và đa dạng có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật loại hình, nhân vật ý tởng. Nhân vật thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau và chúng có vị trí riêng biệt để thể hiện nội dung t tởng của tác phẩm. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam chúng ta sẽ thấy tác phẩm của ông có một thế giới nhân vật rất riêng, không phải đại diện cho một loại hình ngời trong xã hội. Nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam đa phần không phân tuyến chính hay phụ, loại hình hay ý tởng, chính diện hay phản diện. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam là con ngời trong sự đa dạng và phức tạp vốn có, là con ngời không trùng khí với chính nó.
Thạch Lam quan niệm không nên xây dựng các nhân vật hoàn toàn trong tác phẩm, sống ở đời không có ai hoàn toàn tốt cũng không có ai hoàn toàn xấu “các nhân vật hoàn toàn không lấy đợc cảm tình ngời đọc”. Thạch Lam viết: “đối với một nhân vật hoàn toàn chúng ta có lẽ phục nhng mà chúng ta không yêu. Chính vì một nhân vật hoàn toàn là một nhân vật không thực một nhân vật bịa đặt bởi tác giả vì thế không linh động chút nào” (Theo giòng). Thạch Lam coi trọng sự thành thực của nhà văn, mà cuộc đời làm gì có một ngời hoàn toàn do vậy không có một
nhân vật hoàn toàn. Trong sáng tác Thạch Lam thờng xây dựng con ngời ân hận, là con ngời luôn biết thức tỉnh trớc những điều xấu xa, khao khát hoàn thiện. Có lúc con ngời cam chịu băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, ý thức về giá trị sống của mình.
Trong truyện ngắn Thạch Lam ta luôn bắt gặp sự ngỡ ngàng sửng sốt của các nhân vật khi phát hiện thấy trong bản thân mình những tình cảm, tính cách, hành động, thái độ kỳ lạ tởng chừng nh không bao giờ có thể xẩy ra. Chính bản thân nhân vật có lúc không còn tin vào việc đó, trong hoàn cảnh bất chợt nào đó họ bỗng trở thành một kẻ tàn nhẫn trong Một con giận, một kẻ bạc tình trong Tình xa,
Nắng trong vờn, kẻ đánh mất nhân cách trong Đói, suýt thành kẻ ăn cắp trong Sợi tóc, hay bỗng trở thành ngời nhân từ hào phóng trong Đứa con.
Do quá đề cao cảm xúc, quan tâm đến cảm giác mà ông để cho nhân vật thức tỉnh, chiến thắng mình, hoàn thiện bản thân một cách hồn nhiên, đôi khi do tác động của ngoại cảnh. Cuộc đấu tranh của các nhân vật chủ yếu là đấu tranh nội tâm, con ngời ân hận, thức tỉnh, hớng đến cái đẹp ở đời không phải là sự trởng thành về nhận thức mà là tính thiện, cái đẹp, bản chất ngời luôn có sẵn, tiềm ẩn trong họ: “Nhân vật Thạch Lam tìm về với cái đẹp và thức tỉnh nhân cách trớc cái đẹp một cách rất tự giác, hồn nhiên, dờng nh cái đẹp là có sẵn tiềm tàng trong lòng họ. Chỉ chờ có một cơ hội là họ thức tỉnh. Họ không có những cuộc đấu tranh tâm lý găy gắt, cũng không phát biểu một thứ triết lý cao siêu nào.” [13, 51]
Xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam thành công hơn Tự lực văn đoàn và các nhà văn lãng mạn khác nhng vẫn cha đạt đến thành công nh Nam Cao. Bởi Nam Cao thờng miêu tả cuộc đấu tranh của các nhân vật trong hiện thực cuộc sống, ông biết kết hợp giữa bên trong và bên ngoài, tức là giữa nội tâm và hoàn cảnh. Đó là con ngời có sự trởng thành về nhận thức, tính cách và hoàn cảnh có tác động lẫn nhau. Thạch Lam kể cho ta nghe chuyện của những con ngời bình thờng
trong xã hội, đó là những con ngời đợc sinh ra với tầm vóc ngời thờng, đợc đặt trong cuộc sống đời thờng sinh động và phong phú. Đó không phải là con ngời trong ảo vọng thay đổi hoặc cải tạo hoàn cảnh nh trong sáng tác của Tự lực văn đoàn, cũng không phải là con ngời đói khát, khố khổ bị đẩy đến bớc đờng cùng
phải bán cả linh hồn để sống nh trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng hay Nam Cao.
Nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam từ những ngời nghèo khổ đến khá giả, những ngời đói rách vật vã vì cái ăn cái mặc đến những ngời may mắn trong đời, những ngời trí thức hay những ngời lao động cần cù chất phác, cả những ngời dới đáy xã hội đều có tâm trạng buồn thơng cam chịu về thân phận đến cứng cỏi và ở họ luôn có một cốt cách cao quý, tâm hồn nhạy cảm: “Tâm hồn của những nhân vật điển hình đợc Thạch Lam tạo dựng thờng là những tâm hồn đa cảm, mơ mộng, thiết tha, thuần hậu, chịu đựng, dịu dàng và đầy lý tởng cao thợng.” [2, 151]
Thế giới nhân vật Thạch Lam không rộng lớn nhng không vì thế mà đơn điệu. Trong truyện ngắn Thạch Lam cái thay đổi không phải là hành trình các sự kiện, không phải là cuộc đời của nhân vật, cũng không phải là mối quan hệ giữa các nhân vật mà là thế giới nội tâm, là những rung động mơ hồ, là những cảm giác mong manh khó gọi tên đầy phong phú và phức tạp. Thạch Lam đã thành công trên con đờng sáng tạo nghệ thuật và trong quá trình đổi mới phơng thức tự sự, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn của nền văn học Việt Nam