0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nhân vật tự kể

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM (Trang 62 -70 )

Trong 30 truyện đợc đa ra khảo sát có 10 truyện đợc kể theo lời nhân vật, đa phần là những câu chuyện xoay quanh một triết lý. Nhân vật kể lại câu chuyện mình đã trải qua của bản thân hoặc của một ngời bạn mà tự chiêm nghiệm, tự ý thức về cuộc đời, đa ra những quan niệm sống mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc. Nhân vật trong tác phẩm thờng là trí thức tiểu t sản rơi vào các tình huống huống

tâm lý, họ bỗng nhận ra trong bản thân mình những tính cách, hành động, ứng xử bất ngờ.

Trong truyện ngắn Duyên số, Vân nhân vật chính của câu chuyện rút ra triết lý “việc vợ chồng chẳng qua là duyên số” bằng chính trải nghiệm cuộc đời mình. Kết thúc câu chuyện ngời kể cùng ngời nghe vẫn không thể khẳng định có hay là không cái duyên số vợ chồng, mơ hồ giữa cái đợc và mất. Câu chuyện gợi cho ngời đọc suy nghĩ, cân nhắc về lẽ sống ở đời. Nhân vật hiện lên trong tác phẩm không đại diện cho một phạm trù đạo đức, nằm ở phía này hay phía kia của ranh giới thiện ác, cao thợng hay thấp hèn. Nhân vật sống bằng chiêm nghiệm và tự rút ra lẽ sống ở đời.

Nhân vật tự kể về mình, về những gì mà bản thân trải qua hay của một ngời bạn nhng không phải nh một nhân cách sạch sẽ trơn tru, hoàn thiện, bề trên đa ra nhằm giáo huấn, nêu gơng cho ngời đọc. Họ tự ý thức đợc bản thân mình luôn vận động, thay đổi phức tạp nên kể và phê phán mình một cách khách quan và thẳng thắn. Nhân vật thờng đợc đặt trong một tình huống thử thách trớc những ranh giới mong manh, đầy bất trắc từ đó mà tự vỡ lẽ và tự nghiệm sinh các giá trị của cuộc đời.

Trớc những thử thách lòng tốt, sự chung thủy, bản chất luơng thiện, tình cảm chân thành, nhân bản trong mỗi con ngời điều quan trọng là nhân vật đợc trải nghiệm, tự rút ra chân lý thông thờng nào đó trong cảm xúc, động cơ ứng xử. Nhân vật trong tác phẩm có thể vợt qua đợc thử thách nh trong Sợi tóc, cũng có thể va vấp, phạm một lỗi lầm nào đó nh trong Một cơn giận, Tiếng chim kêu, Cái chân què… nh- ng có vợt qua thì nhân vật cũng không vì thế mà trở thành vĩ nhân, một con ngời hoàn thiện, đáng nêu gơng học tập. Còn nếu có va vấp, phạm lỗi có lúc rất nghiêm trọng cũng không trở nên xấu xa tồi tệ đến mức cần lên án, tố cáo.Điều quan trọng đợc đặt lên hàng đầu đó là nhân vật có ý thức, có lơng tâm, có suy nghĩ, có sự thức

tỉnh sau sự việc đó. Câu chuyện không ngoài mục đích khẳng định trong tâm lý, tính cách, tâm hồn con ngời vốn phong phú và phức tạp không thuộc về cực này hay cực kia của xấu tốt, thiện ác, cao sang thấp hèn, cao thợng hay tầm thờng. Ranh giới đó vốn rất mong manh, chính bản thân mỗi ngời không phải lúc nào cũng làm chủ đợc nhng cần nhất ở họ là nhân cách làm ngời, là trách nhiệm sống đối với bản thân và mọi ngời.

Trong truyện Một cơn giận, nhân vật tôi tự kể câu chuyện mà mình đã trải qua và rút ra kinh nghiệm sống. Thanh nhân vật chính của truyện là một trí thức, anh hiểu rõ việc mình làm. Sau khi vô tình gây tội với một ngời phu xe nghèo khổ anh đã hối hận, tìm cách chuộc lỗi và rút ra bài học khi bình tĩnh trở lại: “sự giận dữ có thể khiến con ngời ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ”. Theo lời của Thanh, diễn biến câu chuyện làm ác của mình chỉ vì một tình huống tâm lý thờng tình của con ngời, thêm ngoại cảnh tác động: “Cũng một buổi chiều mùa đông nh hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên, không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày nh thế mà trời chiều hôm ấy lại ảm đạm và rét m- ớt càng khiến cho cái cảm giác ấy rõ rệt hơn.”

Một cơn giận vô cớ, anh đã đẩy ngời phu xe đến đờng cùng, chỉ vì một phút nông nổi không kiểm soát đợc bản thân, Thanh đã vô tình gây ra cái chết của một đứa trẻ tội nghiệp. Khi kể lại quá trình diễn biến tăng cấp của cơn giận và hậu quả đau lòng mà nó gây ra, Thanh không có một lời biện minh, bào chữa cho hành động của mình. Nhân vật kể chuyện với thái độ tự thú, ăn năn, hối lỗi. Sự việc diễn ra nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta, Thanh đang bị cơn giận làm mờ tâm trí, cơn giận đã dắt mũi anh từ lời nói cử chỉ đến hành động, việc làm. Con ngời nói chung, không phân biệt trình độ, giai cấp đều có lúc không tự làm chủ đợc bản thân mình.

Nhng cơn giận đột ngột ấy tắt nhanh, còn lại là lòng trắc ẩn, hối hận tràn ngập cả tâm hồn: “Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi; tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong ngời. Tôi rùng mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ…

tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những ngời thợ thuyền tấp nập làm việc d- ới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bớc đi mau, hình nh trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn, và nhỏ nhen đáng bỉ của tôi lúc nãy”. Thanh đã ân hận và tự xỉ vả mình rất nhiều mà không cần đến sự trách móc của anh phu xe, gia đình anh ta cũng nh một ngời nào đó.

Nhân vật ân hận, hối lỗi với chính mình đó là quá trình tự ý thức về trách nhiệm sống ở đời, là nét thanh cao mà mỗi con ngời cần có. Không có một tòa án, một mức án nào nặng bằng tòa án lơng tâm trong mỗi con ngời. Từ sự hối hận đã thúc giục lơng tâm hành động. Để chuộc lỗi, Thanh đã tìm đến nhà ngời phu xe và chứng kiến cảnh khốn khổ, bần cùng của gia đình họ anh lại thêm phần hối hận: “Cảnh đau thơng ấy làm tôi rơm rớm nớc mắt. Một cảm giác nghẹn ngào chẹn lại ở cổ. Tôi lấy tờ bạc năm đồng đa vội cho bà mẹ rồi vội vàng ra cửa để lại hai ngời nhìn theo ngờ vực.”

Nhân vật tôi trong tác phẩm tự dằn vặt, hối hận, day dứt lơng tâm mình để sống tốt hơn, để tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống. Nhân vật đã dùng ý thức của mình để soi chiếu vào phần con ngời, bản chất lơng thiện tiềm ẩn trong mình để sống ngời hơn. Thạch Lam chú trọng đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật, nhất là sự tự ý thức về lẽ sống, cách sống ở đời.

Một cơn giận, Sợi tóc không phải là sự thanh minh, sự biện hộ của hành vi lỡ làm điều ác hay định thành kẻ ăn cắp, mà đó là sự bất ngờ khi khám phá ra mình bỗng dng có thể làm điều ác, hay trở thành một tên ăn cắp dễ dàng. Đó không phải là niềm vui vì đã đè bẹp, đã chiến thắng đợc chính mình mà là sự tự ý thức, tự biết

mình có những lúc ti tiện mà bản thân không phải lúc nào cũng làm chủ đợc. Nó nh những khoảng khắc, những tia chớp với cái quyền lực bí ẩn điều khiển và sai khiến con ngời từ bên trong, khiến họ nhận thức đợc vấn đề mình làm để rồi rút ra bài học, tự vấn lơng tâm và suy xét những hành vi, phản ứng tâm lý của mình.

Việc Thành trong Sợi tóc bỗng dng từ bỏ ý định lấy cắp sau khi đã dày công tính toán, sắp xếp cả một kế hoạch chu đáo để việc lấy cắp diễn ra thật dễ dàng, cũng là một sự cố rất hợp lẽ. Thành lập kế hoạch chu đáo tỉ mỉ, chính xác bao nhiêu thì lại càng trù trừ, do dự, thiếu chính xác, không quyết đoán bấy nhiêu bởi anh vốn không phải là một kẻ ăn cắp. ý định lấy cắp của Thành không phải đợc chuẩn bị từ trớc, không thuộc bản chất con ngời anh ta, đó cũng không hẳn do lòng tham, có thể vì sự đố kị, vì một tình huống hớ hênh của bạn mà nhen nhóm lên. Truyện ghi lại một cơn bão lòng, một cuộc giao tranh trong nội tâm nhân vật. Bằng cách diễn đạt bình thản và tinh tế, tác giả đã để cho nhân vật thể hiện thật tài tình cái tâm trạng vừa tự thú vừa nuối tiếc của mình khi hành động :

“Nhng tôi cha quay ra. Tôi vẫn cứ tì mình trên thành giờng lỡng lự, một lát bây giờ sao lâu thế. Rồi không biết tại sao, bỗng nhiên:

- áo anh đây này, đây là áo của tôi Và nói thêm bằng tiếng Pháp:

- Anh đếm lại tiền đi. Và để cẩn thận vào trong ấy. Bân nhỏm ngời dậy cầm lấy áo:

- Merci, đợc rồi.

Tôi bớc lùi ra. Thế là hết. Bây giờ thì không sao đụng đến ví đợc nữa. Tôi bần thần, mặc lấy chiếc áo của tôi, và đội mũ Vừa gài khuy, tôi vừa nói mấy câu…

bóng gió đùa vô vị với cô ả đứng trớc chân giờng sắp tiễn tôi ra về. Tôi trùng trình uống nớc và hút thuốc, muốn cái thời khắc này cứ kéo dài mãi ra.”

Nhà văn đã khắc họa đầy đặn cả phần khuất tối lẫn phần ánh sáng trong mỗi con ngời bình thờng. Trớc hoàn cảnh dễ làm con ngời trở thành tội phạm ấy, Thành đã chần chừ, do dự quyết định khi đứng giữa hai địa giới mỏng manh “chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên”. Cuối cùng, Thành quyết định trả lại ví tiền cho ngời anh họ, giữ đợc cho mình trong sáng, lơng thiện: “Tâm trí tôi giãn ra, nh một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thờng. Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong ngời.”

Thành mơ hồ không nhận thức đợc cái gì đã giữ mình lại? Tác giả đã cắt nghĩa, diễn tả rất khéo léo khoảng khắc thức tỉnh nhân cách ngắn ngủi đó. Thạch Lam đã chụp lại đợc phút phát sáng của tâm hồn mà không chú trọng lý giải nguyên nhân của nó, chính điều này làm tác phẩm thật hơn, nhân vật ngời hơn, sống động hơn. Nhân vật hồn nhiên không cắt nghĩa đợc lý do tại sao mình vẫn còn là ngời lơng thiện khi danh dự, đạo đức, điều phải trái không còn ý nghĩa:

“Tôi ngạc nhiên tự hỏi làm sao mình hãy còn là ngời lơng thiện. Không phải là kẻ ăn cắp. Cái đó cũng không khiến tôi ngạc nhiên hơn. Mà còn một ngời l- ơng thiện, tôi cũng chẳng thấy có gì đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không có ý nghĩa nào về danh dự, về điều phải trái ngăn cản tôi, cái khiến tôi đi vào con đờng ngay thẳng nh ngời ta nói. Không, không có chút gì nh thế. Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết Có lẽ chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này…

hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên Tôi có tiếc đã không lấy hay không, hay…

bằng lòng mình đã chống giữ lại cái ý xấu? Tôi cũng không tìm biết rõ hơn ”…

Quá trình diễn biến tâm lý từ giận dữ sang ăn năn, hối hận trong Một cơn giận, tình yêu nồng nàn đầy cảm động đến hững hờ, lạnh nhạt trong Tình xa, rồi con ngời đầy ớc mơ, khát vọng đến an phận, hay gặm nhấm bi kịch trong Duyên số, Cái chân què, từ sự bất lơng đến lơng thiện trong Sợi tóc…Nhân vật không

hiểu hay hiểu rất mơ hồ về nguyên nhân của sự thay đổi đó. Nhà văn không chú trọng vào nguyên nhân sâu xa của quá trình tâm lý, những biến đổi tinh vi trong lòng họ mà chủ yếu để nhân vật giãi bày cảm xúc.

Nhân vật tự kể về mình, về những gì đợc chứng kiến và trải qua đó là quá trình tâm lý với những diễn biến thật đa dạng, phức tạp, mong manh. Nhân vật chỉ kể câu chuyện đó với mong muốn tâm sự, bộc lộ day dứt trong lòng và để ngời nghe cùng suy nghĩ chứ không hề áp đặt bất cứ điều gì cho ngời nghe. Câu chuyện đợc kể là lúc nhân vật đang tự vấn lơng tâm mình, tự nhận thức và thành thật diễn trình tâm trạng của mình cho mọi ngời hiểu. Thế giới bên trong con ngời không ổn định, luôn trong quá trình vận động nhng điều cốt yếu nhất là sự vận động đó luôn hớng tới cái đẹp, cái cao quý, cốt cách văn hóa ở đời.

Cái đẹp mà Thạch Lam chăm chút, phát hiện chính là cái đời sống bên trong, đời sống tâm hồn, là tình thơng, lòng trắc ẩn, sự vị tha giữa ngời với ngời, giữa ngời với loài vật. Còn gì cảm động hơn tình thơng của lũ trẻ đối với con chim non rũ cánh trong trận giông tố, chúng yên ấm trong chăn nệm song thổn thức với tiếng khắc khoải trong ma gió. Tình cảm chân thành giữa hai ngời bạn, niềm ân hận khi lỡ làm một việc ác, nỗi băn khoăn, lo sợ nghĩ đến ranh giới mong manh thiện ác Cái đời sống bên trong, phút phát sáng tâm hồn của nhân vật đã gợi biết…

bao điều sâu xa của cuộc sống và cảm hóa lòng ngời.

Truyện ngắn Ngời bạn trẻ, nhân vật tôi kể lại cái chết bi thảm của một ngời bạn vì sự tuyệt vọng, vì cái nghèo. Bào một chàng trai tốt tính, dễ thơng đợc mọi ngời quý mến lại phải tự tử để kết thúc cuộc đời không lối thoát của mình. Cả câu chuyện không có một chi tiết, hay một biểu hiện nào thể hiện sự hối hận day dứt của Bình - ngời kể chuyện, song câu chuyện thật nặng nề. Giọt nớc mắt xót xa, th- ơng bạn mà bất lực. Bào chết hẳn đã đợc giải thoát còn Bình sống sao khỏi day dứt, nhớ tiếc.

Trong Ngời bạn cũ, nhân vật tôi diễn ra một sự đấu tranh giằng xé lơng tâm trong một khoảng khắc thật đặc biệt. Đêm khuya, trong căn nhà yên ấm với vợ đẹp con ngoan, gặp lại ngời đồng chí cũ đang khó khăn đến nhờ vả. Con ngời luôn bị cuốn theo sự vận động không ngừng của cuộc sống, Thạch Lam đã khéo léo chọn tình huống để cho nhân vật khoảng khắc nhìn những gì đã trải qua, thời gian suy nghĩ, đánh giá lại bản thân. Gặp lại ngời bạn cũ, nhân vật đợc đối diện với quá khứ, soi chiếu hiện tại, ngẫm nghĩ đến tơng lai. Mạnh Quân cay đắng nhận ra mình đang thay đổi, đang đánh mất mình:

“Từ cái dĩ vãng xa xôi thăm thẳm, tôi thấy hiện lên một hình ảnh rõ ràng, hình ảnh tôi lúc còn niên thiếu, một thanh niên hăng hái, nhiệt thành, bồng bột những điều hay, sự đẹp, lúc nào cũng mơ màng những việc thành công to tát, một thanh niên cha biết đến cái sự thực chua chát của cuộc đời.

Tôi lại nghĩ đến cái thân thế tôi lúc bấy giờ, một viên chức ở tỉnh nhỏ, sống cái đời yên lặng, trởng giả, một đời ăn no mặc ấm, không lo lắng cái gì. Tôi hình nh cảm thấy một sự ý hợp hơn

Rồi băn khoăn tự hỏi xem trong hai cái hình ảnh ấy, hình ảnh ngời thiếu niên hăng hái và hình ảnh ngời trởng giả an nhàn, cái hình ảnh nào thật là của tôi?

Tôi không dám trả lời.”

Trong truyện ngắn nhân vật tự kể, tác giả thờng để cho nhân vật tự đối diện với bản thân, tự soi ngắm, tự vấn lơng tâm mình. Thạch Lam xây dựng nhân vật thông qua một tình huống tâm lý mà thức tỉnh, nhận thức đợc lẽ sống hay suy ngẫm về sự đời. Nhân vật có thể rút ra đợc một bài học, một quan niệm sống và

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM (Trang 62 -70 )

×