0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Sự kiện, hành động và xung đột

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM (Trang 44 -54 )

Theo quan niệm thông thờng thì sự kiện, hành động và xung đột luôn là cở sở của mọi cốt truyện nghệ thuật, sự kiện là những đổi thay, hành động việc làm của nhân vật. Nhng khảo sát 30 truyện ngắn của Thạch Lam thấy đa phần truyện

không có sự kiện, mà nếu có thì sự kiện ấy đợc miêu tả cũng không mấy nổi bật, không đợc chú ý, ít ảnh hởng đến đời sống nhân vật, nó chỉ là công cụ đắc lực cho việc biểu hiện thế giới bên trong của nhân vật. Bởi theo Thạch Lam, sáng tác nghệ thuật là đi sâu và những cảm giác, những rung động trong tâm hồn nhân vật; để phát giác sự vật ở những bề cha thấy, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa. Với Thạch Lam, tâm hồn con ngời trở thành một cái bí mật lớn nhất cần đợc tìm hiểu, đây là một hớng đi mang tính hiện đại.

Thạch Lam cho rằng cái tài của nhà văn không phải là xếp đặt câu chuyện, lựa chọn câu văn, và sự thành công của tác phẩm không phải ở bút pháp tả chân, khách quan hay chủ quan; mà đó là vén bức màn bí mật bên trong của con ngời, nhà văn có tài là dùng tâm mà cảm, từ cái tình đi đến cái tình: “nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi ngời qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không tự biết” (Theo giòng). Quan niệm này đã chi phối nhà văn trong thực tiễn sáng tác cố ý làm mờ nhạt cốt truyện, các sự kiện ít đợc chú ý, xung đột, tình huống không gay cấn u tiên cho tâm hồn thoả sức đợc dàn trải: “Cách viết của ông thực sự đã đa truyện ngắn hiện đại Việt Nam lên đỉnh cao của nó. Loại truyện mà nguyên tắc cơ bản là giảm thiểu tối đa yếu tố chủ quan của nhà văn, thực sự chú ý đến vai trò của độc giả trong quá trình tạo nghĩa cho văn bản và quan trọng hơn là không đặt trọng tâm vào cốt truyện.” [4, 283]

Hai đứa trẻ là một truyện không có truyện, chỉ là tâm trạng mơ hồ bâng khuâng của hai đứa trẻ trông nom một chõng hàng khắc khoải chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua trong không khí buồn tẻ của phố huyện đêm hè: “Một chõng hàng nơi phố huyện có gì mà thành truyện” [18, 331]. Nhịp điệu lê thê, câu chuyện bắt đầu từ lúc hoàng hôn tranh tối tranh sáng, và kết lại giữa đêm tối mịt mờ. Mở đầu êm ả và kết thúc cũng bình lặng, không có vấn đề gì đợc đặt ra, cần giải quyết. Câu

chuyện không đầu không cuối, ít nhân vật, hành động, sự kiện, không xung đột. Câu chuyện là sự lắp ghép những bức tranh nhỏ rời rạc với một số hoạt động dờng nh “không can hệ gì tới nhau”.

Thời gian, sự vật, con ngời, chuyến tàu đêm nh cộng hởng, về hùa với nhau khắc đậm cảnh đêm tối, tha vắng của cuộc sống. Thời gian cuối ngày, cảnh vãn chợ, còn lại là những rác rởi của buổi chợ, “ngời về hết và tiếng ồn ào cũng mất”,

ngời đến bán hàng đêm càng làm cho không khí thêm phần heo hút, thê lơng, ánh sáng của ngọn đèn chỉ làm nổi bật cái nền tối tăm, chuyến tàu đêm cuối cùng đợc chờ đợi cũng vụt qua nhanh “không đông vui nh mọi khi, tha vắng ngời và hình nh kém sáng hơn”. Bức tranh khung cảnh mờ mờ, xám xám xen lẫn những mẫu đối thoại tẻ nhạt không nhằm chuyển tải thông tin, có những khoảng ánh sáng nhng chỉ tô đậm thêm bóng tối. Một câu chuyện nhàn nhạt, vẩn vơ, sự việc khiêm tốn, sự vật tầm thờng “không có gì đặc sắc”; bằng cách tổ chức thật đặc biệt đã phác hoạ thật sinh động số phận lay lắt, cuộc sống tù đọng, mỏi mòn nơi phố huyện nghèo nàn, xơ xác; đồng thời khêu gợi trí tởng tợng, cảm giác nơi độc giả: “Từ d âm, d vị đó mà đa con ngời vào tâm trạng buồn vui lẫn lộn, trớc một cái gì vừa thuộc về quá vãng, vừa hớng tới tơng lai” [18, 332]. Một câu chuyện không ra chuyện mà gợi đ- ợc nhiều vấn đề về cuộc sống, qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ trên trang văn tác giả cho ngời đọc có cơ hội hiểu thấu đáo nghĩa lý sâu xa của cuộc đời.

Vì đời sống cần là cái đời sống bên trong, đời sống tâm hồn nên quá trình sáng tạo nhà văn đã tìm một cách tổ chức cốt truyện đặc biệt, một phơng thức phản ánh đời sống riêng để đạt hiệu quả tối u trong việc tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác nhân vật. Nhà văn đã kể cho độc giả nghe toàn những chuyện giản dị cả, hiện thực đợc phản ánh trong tác phẩm là cuộc sống thờng nhật, gần gũi, thân quen và bình dị. Văn Thạch Lam khác với các văn của Tự lực văn đoàn kể câu chuyện thi vị, lãng mạn không có thực, cũng khác với văn Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam

Cao, Nguyễn Công Hoan phản ánh hiện thực cuộc sống quá nghiệt ngã, cùng…

quẫn và đầy bi kịch.

Nội dung mà Thạch Lam phản ánh trong tác phẩm không có gì nổi bật, đó là phút rung động khẽ khàng của ngời đàn ông lần đầu tiên đợc làm cha, là tâm trạng của hai đứa trẻ trong cảnh chờ tàu, chuyện một chàng trai về thăm quê, lòng nhân ái trong gió lạnh đầu mùa, khoảng khắc đoạ lạc đầy đau khổ của kẻ lầm đờng lạc lối, chuyện một lần đi xem phim thấy ngời đầm ngồi sai vị trí, hay là vết thơng lòng còn rỉ máu sau một cơn giận vô tình, chuyện đi tàu gặp một ngời đồng hành đang đọc chính cuốn sách mình viết, chuyện đi đờng gặp một ngời lính khốn khó từng đi lính sang Tây, chuyện có lần định lấy cắp tiền, hay chuyện cô hàng xén suốt đời gánh nặng Văn Thạch Lam là văn ch… ơng vừa gần gũi vừa thanh cao, vì con ngời mà sáng tác. Tất cả dờng nh chẳng có gì to tát, nhảm nhí và tầm thờng

nhng không làm mất cả hứng thú, lại hấp dẫn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm của Thạch Lam không chỉ mang tính thời đại mà mang tính nhân loại, ông “trang trọng đề nghị với mọi ngời cùng bàn bạc về điều hơn lẽ thiệt mặc dù cái điều hơn thiệt đa ra bàn bạc có khi chỉ nhỏ nh một sợi tóc” [2, 60]

Sáng tác của Thạch Lam thiếu vắng những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn nh thắt nút, mở nút, các biến cố làm thay đổi cuộc đời nhân vật, các quan hệ chồng chéo, phức tạp, các hành động để thông qua đó nhân vật bộc lộ tính cách và các mối quan hệ xã hội Đa phần truyện ngắn Thạch Lam không có cốt truyện, nếu…

có thì cốt truyện cũng rất đơn giản ít hành động, hiện thực đợc phản ánh trong đó cũng không rộng lớn, ít những biến cố lớn lao ảnh hởng đến cuộc đời nhân vật, càng không có những xung đột kịch tính đẩy tới cao trào, đỉnh điểm.

Trở về là câu chuyện kể một ngời con trai thành đạt sau năm, sáu năm mới về quê thăm mẹ già. Tâm, nhân vật chính của truyện đối với mẹ mình chỉ có nghĩa

vụ không còn lòng thơng yêu kính trọng. Thái độ của chàng đối với mẹ và cô Trinh hàng xóm hết sức gợng gạo, trởng giả. Với ngòi bút Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng đã khai thác triệt để hành động bỏ rơi cha mẹ, đuổi họ ra khỏi nhà, hay chết rồi mà vẫn còn cạy miệng lấy răng vàng nh trong Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ hay Bộ răng vàng. Trong sáng tác của mình, Thạch Lam chỉ m- ợn tình huống để cho nhân vật tự thể hiện mình và cũng cho độc giả tự vấn lơng tâm. Trong truyện tác giả sử dụng thủ pháp đối lập hành động thái độ cao ngạo, lạnh lùng, bề trên của Tâm và cử chỉ khúm núm, e ngại đầy xúc động của bà mẹ nghèo tội nghiệp. Câu chuyện kết thúc khi Tâm trở lên tỉnh, thực hiện xong nghĩa vụ của mình với mẹ già. Để lại day dứt, suy t khôn nguôi trong lòng ngời đọc, dự báo sự băng hoại nhân cách, xơ cứng của tình ngời.

Trong truyện ngắn Thạch Lam có truyện không có cốt truyện, có lúc truyện có cốt truyện. Tác phẩm kể về một sự việc có đầu có cuối nh: Một cơn giận, Tình x- a, Nắng trong vờn, Hai lần chết… có cảnh ngộ éo le, cuộc đời bi kịch, tình duyên trắc trở có khi phải tìm đến cái chết. Tuy thế thì ở những tác phẩm đó nhà văn cũng chỉ m- ợn tình huống, hoàn cảnh làm phơng tiện, làm cái cớ để nhà văn khai thác thật sâu, thật đậm tâm hồn con ngời, thế giới nội tâm vô cùng phong phú ấy. Đọc truyện ngắn Thạch Lam ta thấy đọng lại trong lòng ngời là cảm đợc tâm thức hoặc nhân cách nhân vật hơn là ý nghĩa của câu chuyện.

Cái chân què là câu chuyện kể về Minh, nhân vật chính của truyện. Anh ta là ngời “linh lợi, đảm đang và rất có nghị lực” chỉ mắc mỗi tội là bị cái nghèo đeo bám, nên chủ đích cuộc đời của anh là làm giàu. Và nhân vật đã giàu lên nhờ vào số tiền có đợc qua một tai nạn rủ ro, mất đi một chân rồi ngời ta đền bù cho, không phải bằng tài năng và sức lực. Con ngời thờng có lòng tham vô tận, nhng cuộc đời thực rất công bằng, đợc cái này phải mất cái khác. Hai năm sau phung phí hết tiền, Minh trở lại với cái nghèo tởng rồi sẽ hoàn nguyên nh cũ, có ai ngờ, không lại

chẳng bằng không. Hai năm sau, số tiền một vạn tiêu cũng hết, tâm Minh rớm máu, lòng đầy những chua chát và chán nản. Minh không phải chỉ trở lại cảnh của kẻ thiếu thốn không tiền mà còn mang trong mình một vết thơng lòng đau đớn. Cái ranh giới đợc mất ấy thật mong manh, khập khiễng:

“Hai năm qua. Điều mà ngời ta có thể đoán trớc đã đến. Phung phí trong hai năm. Số tiền một vạn của anh Minh không còn một xu nhỏ. Anh trở lại với cái nghèo nàn nh cũ, với những cái thiếu thốn của kẻ không tiền. Nhng tâm anh đã rớm máu bị thơng; lòng anh bây giờ không nh trớc nữa. Bây giờ lòng anh đầy những chua chát và chán nản. Cái chán nản sau những cuộc chơi bời, cái chua chát khi nhận thấy sự thay đổi của lòng ngời đối với kẻ có tiền và kẻ không có tiền.

Tôi đến tìm anh Minh trong một căn nhà ở ngoại ô. Ôn lại chuyện cũ, tôi hỏi anh một cách thân mật:

- Thế nào bây giờ anh đã quên cha?

Minh buồn rầu, giơ cái chân cụt ra ánh sáng, thong thả trả lời: - Không, nó ở đây, không quên đợc.

Anh nói cả vết thơng ở ngoài hình thể và trong tâm hồn.

Thạch Lam đã để cho nhân vật tự trải nghiệm cuộc sống để nhận ra cái chế giễu cay đắng và đau đớn của cuộc đời. Điều quan trọng với Minh thực ra không phải ở cái chân què, đó chỉ là dị tật bên ngoài. Quan trọng là anh ta nhìn thấy một vết thơng đáng sợ hơn, một sự tàn phế nghiệt ngã hơn đó là dị dạng trong tâm hồn, một vết thơng lòng chìm khuất. Tác giả khéo léo đặt vết thơng thân thể bên cạnh vết thơng lòng cho nhân vật, cho độc giả tự chiêm nghiệm, chua xót và thấm thía.

Trong sáng tác truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan thờng đan cài nhiều thể loại trong tác phẩm văn, kịch, sân khấu. Theo ông quan niệm đời là những mảnh nghịch cảnh ghép lại, kết cấu cốt truyện chủ yếu dựa trên những mặt đối lập giữa nội dung và hình thức, giữa nhân vật và các sự cố để đẩy các tình huống trào phúng

đến đỉnh điểm, kết thúc tác phẩm cũng đầy bất ngờ. Nhà văn dùng thủ pháp nghệ thuật che dấu để đánh lạc hớng độc giả, xây dựng cốt truyện và kết cấu theo các tình huống gây cời, kịch hoá từ nhân vật đến ngời kể chuyện. Câu chuyện là những nghịch lý, phi lý mang tính ngẫu nhiên. Trong Ngời ngựa và ngựa ngời, vào đêm giao thừa hai con ngời mạt hạng trong xã hội gặp nhau tạo nên một tình huống thật chua xót: một cô gái giang hồ và anh phu xe. Nguyễn Công Hoan đã khai thác triệt để tình huống có một không hai đầy kịch tính.

Truyện ngắn Thạch Lam không phải là những mảnh đời đầy nghịch cảnh, không sử dụng thủ pháp đối lập, không gây bất ngờ và đánh lừa độc giả để tạo những tình huống bi hài kịch. Những tác phẩm của ông chỉ dựa hẳn vào cảm giác, thông qua những chi tiết, có những chi tiết bình thờng thậm chí tầm thờng nhng có sức gợi mạnh mẽ, sâu xa. Tối ba mơi là câu chuyện kể về hai cô gái ở nhà săm trong đêm cuối cùng của một năm. Một tình huống tâm lý qua đó hiện lên cảnh ngộ cay đắng của hai cô gái giang hồ Liên và Huệ lạc lõng, trơ trọi giữa bóng tối, ẩm ớt và lạnh lẽo. Nhà văn không quan tâm đến nguyên nhân đã đẩy nhân vật vào cảnh cùng đờng, cũng không chú ý tới nỗi tủi cực, đắng cay mà họ phải trải qua.

Tác giả đã khéo léo chọn một thời điểm thích hợp để cho nhân vật có thời gian, cơ hội suy ngẫm, chiêm nghiệm và tự rút ra lẽ sống cuộc đời, ý thức về thân phận và kiếp sống. Câu chuyện diễn ra trong một thời gian đặc biệt đó là đêm cuối cùng của một năm, thời khắc con ngời hớng về nguồn cội, gia đình và kiểm nghiệm lại thời gian đã qua. Phần lớn tác phẩm đi vào miêu tả không gian và những diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đất trời, cảnh vật và lòng ngời cộng hởng với nhau tạo nên bức tranh thê lơng của cuộc sống. Ngoài trời ma phùn, gió bấc, lạnh lẽo và ẩm ớt. Bên trong căn phòng nhỏ đồ đạc không nhiều mà nhà văn dày công quan sát thật tỉ mỉ, cụ thể có khi một đồ vật đợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần: cái giờng Hồng Công cũ, đồng han và gỉ sạm, cái bàn gỗ ẩm ớt ở góc tờng, hai cái

ghế long chân, cái giờng sắt lạnh, đệm và gối hoen bẩn, cái thau gỉ, cái bô, cái bàn rửa mặt gỗ đã mọt, cái cốc bẩn ở góc tờng …

Con ngời hiện lên trong tác phẩm qua nét mặt mệt mỏi, niềm vui mong manh sắp tắt, nghĩ đến sự trơ trọi của đời mình, cái buồn ghê gớm chỉ chực kéo đến dày vò, thoáng nghĩ đến thân thế lu lạc mà lòng se lại, mang máng nhớ lại, hình nh rơm rớm nớc mắt, cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn gập cả ngời. Liên và Huệ thấy một nỗi thơng tiếc vô hạn, những ớc mơ, những thất vọng chán chờng lớt hiện qua, cái l hơng đợc chọn là cái cốc cáu bẩn của nhà săm, lời chúc tết ấp úng của ngời bồi săm, một vài mẩu đối thoại rời rạc, ngập ngừng, nửa vời để cố gắng gợng che đậy tất cả những trái ngang, hờn tủi. Nhng cuối cùng hai tâm hồn đau khổ cũng không kìm nén đợc, vỡ oà nức nở “nàng bỗng nức lên, rung động cả vai rồi gục xuống ghế, tay ấp mặt. Những giọt nớc mắt nóng chảy tràn mi mắt nàng không giữ đợc nữa”

Thạch Lam không khai thác các xung đột bên trong thành sự giằng xé, đấu tranh khốc liệt trong nội tâm nhân vật mà chỉ mang tính khơi gợi, nhẹ nhàng để cho nhân vật tự thấm thía, gặm nhấm nỗi cô đơn, lạc loài giữa cuộc đời. Số phận đầy bi kịch của cô gái giang hồ không phải đợc hiện lên qua một câu chuyện bi th- ơng, một hoàn cảnh khốn cùng nh trong Ngời ngựa và ngựa ngời của Nguyễn Công Hoan, hay một biến cố lớn lao nào đó. Cái tài của tác giả là diễn tả đợc cái lạnh thấm thía đến tâm hồn qua một vài chi tiết vặt vãnh, cử chỉ nhẹ nhàng, cảm

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM (Trang 44 -54 )

×