Vị trí ngời thứ ba

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam (Trang 82 - 87)

Kể chuyện ở ngôi thứ ba theo quan điểm khách quan trong truyện ngắn Thạch Lam rất đa dạng với sự đa giọng trong cách kể. Tuy ở đây ngời kể chuyện đứng ngoài quan sát có lúc chi tiết tỉ mỉ, có khi chỉ là phác thảo một vài nét sơ qua nhng ngôn ngữ ngời kể chuyện bớc đầu có tính đa thanh. Ngôn ngữ ngời kể chuyện có lúc xen lẫn với giọng điệu nhân vật, tác giả nhập thân vào nhân vật.

Một số truyện ngắn kể về những rung động thoáng qua, ý tởng mơ hồ, tình cảm mới lạ hay cảnh sa cơ lỡ vận của ngời tiểu t sản nh: Đứa con đầu lòng, Dới bóng hoàng lan, Trở về, Cuốn sách bỏ quên, Những ngày mới tác giả lựa chọn điểm nhìn khách quan cho câu chuyện. Trong truyện ngắn Trở về, nhà văn đứng ngoài quan sát kể chuyện một cách thản nhiên, lạnh lùng với giọng điệu có chút mỉa mai “Sự lạnh lùng ấy dấu một tính tình khinh bỉ, một cảm tởng chua chát không biết đến chừng nào” [2, 278]

“Chàng thấy cô ta không thay đổi, tuy có nhớn lên mà vẫn là cái cô bé chơi đùa với chàng thuở còn nhỏ. Tâm nhận thấy ở thôn quê, ngời ta không thay đổi mấy, và tính tình vẫn giữ đợc y nguyên. Nhng chàng thì chàng thay đổi khác hẳn rồi. Những kỉ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ra trẻ con và vô vị. Tâm không thấy còn sự tha thiết giữa chàng và cảnh cũ nữa. Bây giờ chàng không khi nào có cái ý tởng điên rồ đi lấy một cô gái quê nh Trinh để sống một cái đời tối tăm, nghèo khổ” (Trở về)

Tâm chàng trai đợc ăn học tử tế, thành đạt và lấy đợc vợ giàu mà trở nên khá giả, đánh ô tô về thăm mẹ già với thái độ cao ngạo, bội bạc, ích kỉ. Tác giả thể hiện thái độ không đồng tình và chê trách, “Nhng đó vẫn là một cách chê trách kiểu Thạch Lam, không ồn ào, không nặng lời mà thâm trầm, thấm thía. Trong hơi văn dửng dng, lãnh đạm của sự trần thuật, ta cảm nhận một sự phẫn nộ im lặng” [18, 334]

Trong truyện Cuốn sách bỏ quên là sự đối lập giữa thực tế phũ phàng với những mơ tởng đẹp đẽ, cao xa của con ngời, Thạch Lam lặng lẽ nhng không đơn giản, sự đối lập đó thoạt tiên tiết lộ ra, sau đó dờng nh mất đi, để rồi cuối cùng bung ra trớc một thực tế phũ phàng nhất. Nhân vật nh không biết đau khổ nữa mặc dầu rơi vào một trạng thái hoàn toàn bất lực. Phần lớn các truyện ngắn còn lại nhân vật chính là những ngời lao động, những ngời dân nghèo đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vất vả với nhiều lo toan nặng nhọc. Hình ảnh họ hiện lên trong tác phẩm vừa kham khổ, cam chịu đến tội nghiệp lại vừa kiên cờng đầy nghị lực, ẩn chứa biết bao vẻ đẹp.

Trong Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam để cho tâm lý làm nảy sinh tâm lý. Câu chuyện tình thơng, chia sẻ ấm áp đó không phải đợc kể ra từ mẹ con Sơn, hay mẹ con Hiên nh thế sẽ làm thuyên giảm giá trị nội dung t tởng của câu chuyện. Tình cảm chân thành, hồn nhiên ấy chỉ có ngời đứng ngoài quan sát, kể lại không những tạo tính chân thật cho câu chuyện mà còn có khả năng gợi mở lớn lao hơn. Cái cảnh nghèo khổ, thiếu thốn trong tác phẩm cũng vì thế đợc khắc họa đậm nét. Sơn và Lan thơng xót những em bé nghèo phải chịu giá buốt khi gió lạnh về. Lòng vị tha hồn nhiên, trong sáng đó nh có tác dụng cộng hởng, khơi gợi tình thơng ở ngời mẹ, đồng thời cũng làm lộ ra những phẩm chất tốt đẹp của ngời đàn bà nghèo khổ - mẹ Hiên, biết tự trọng và không muốn ngời khác vì mình mà phải chịu thiệt thòi. Từ điểm nhìn, chỗ đứng đó của ngời kể chuyện tình thơng, sự hồn nhiên, lòng nhân ái chân thật của nhân vật thêm phần nổi bật.

Qua tác phẩm còn thể hiện tình cảm của nhà văn, ông thầm lặng thán phục sự hi sinh nhẫn nại, âm thầm của mẹ Lê, cô hàng xén, Liên, Mai họ không hề…

kêu ca, oán trách số phận, những con ngời ấy lặng lẽ đặt gánh nặng gia đình lên vai, quên cả bản thân mình hầu mong cho những ngời thân ấm no, yên ổn. Trong

sự hi sinh thầm lặng ấy, Thạch Lam nhận thấy những nét đẹp có tính truyền thống của ngời phụ nữ Việt Nam.

Trong những câu chuyện viết về ngời lao động nghèo khổ, Thạch Lam không đứng ngoài, đứng trên để quan sát, mà ông “đi ngay vào cuộc sống của họ, dùng giọng thân mật vạch vẽ những nỗi khốn khổ eo hẹp của họ. Nhiều truyện của ông có tính chất tự thuật nữa. Ông kể lại những lần ông tiếp xúc với các ngời khốn cùng, ta thấy tác giả hiện ra không một chút tự tôn mặc cảm: hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé, mà ông thơng xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông” [2, 66]

Khi kể về họ Thạch Lam khai thác cách kể chuyện ở ngôi thứ ba theo quan điểm tác giả, bởi khó mà hình dung đợc rằng những tấm gơng cam chịu, cứng cỏi nh mẹ Lê, cô Tâm, Liên, Dung, Trinh, lại có lúc nào đó tự kể về mình, tự ta thán…

về số phận, những đắng cay và thiệt thòi mà bản thân mình gánh chịu. Chính nhân cách nhân vật không cho phép họ nói về mình. Bởi thực ra chỉ có một phút giây nào đó thoáng qua, một số ngời họ có thể thức tỉnh, sau đó cuộc sống vẫn tiếp tục nh lẽ thờng vốn thế. Còn đại đa số những ngời phụ nữ nh thế trong xã hội cũ cùng chung cảnh ngộ xem gánh nặng đặt lên vai họ thuộc lẽ tự nhiên, trời sinh ra thế biết là tại đâu. Cam chịu đã ăn sâu vào trong tiềm thức:

“Cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp điệu của bớc đi. Chịu khó, chịu khó, từng tý một, hết bớc nọ sang bớc kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngợi. Tâm thấy ngày nay cũng nh mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, nh tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô: trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu ngời cũng nh cô, cũng phải chịu khó, và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em. Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy yên tâm chắc chắn nhiều ngời khác cũng làm việc, cũng sống nh nàng” (Cô hàng xén)

Bức tranh đời sống hiện thực đợc Thạch Lam phản ánh trong tác phẩm vì thế chân thực và sinh động qua đó tình cảm của tác giả đợc thể hiện rõ. Đọc những gì Thạch Lam viết về ngời dân lao động nghèo khổ chúng ta nh cảm thấy: “Thạch Lam đã thực sự chung đụng với những ngời nghèo khổ, và bản thân cũng đã trải qua cảnh đói rách và tủi nhục, nên mới có thể viết xúc động đến nh vậy về cuộc sống của ngời lao động với một tinh thần nhân bản hiếm có” [2, 161]

Thạch Lam không mô tả cái xã hội nghèo bằng những màu hắc ám quá đáng, những nét sinh hoạt cơ cực tột cùng. Ông thờng chú ý đi vào tâm lý, t tởng của những ngời nhỏ bé, và bên cạnh những nỗi khốn khổ của họ, nhìn thấy những lúc hạnh phúc hiếm hoi của cộc đời họ. Trong xóm ngụ c nghèo đói, con ngời gần nh lúc nào cũng khổ sở vì cái ăn, quanh năm suốt tháng làm thuê làm mớn tuy vậy vẫn có những phút giây vui vẻ, tạm quên đi thiếu thốn đời thờng:

“Mọi ngời họp nhau nói chuyện, trẻ con nghịch chạy quanh các bà mẹ. Hình nh quên cái cảnh khổ sở, hèn mọn, ai ai cũng vui vẻ trò chuyện, tiếng cời to và dài của ngời lớn xen lẫn với tiếng khúc khích của các cô gái chúm chụm sát nhau trong bóng tối. Ngời ta nghe thấy tiếng bác Hiên nói vang, tiếng bác Đối thuật lại buổi xem kiếm may mắn. Trong một căn nhà đa ra tiếng võng và tiếng hát lanh lảnh của bác Đối gái, đã đem hết tiền buổi xe kiếm đợc của chồng vào hiệu khách mua một cân táo tầu rồi nằm võng vừa nhai vừa hát bài trống quân:

Ngày xa, có anh Trơng Chi… ” (Nhà mẹ Lê)

Hay niềm vui nhỏ nhoi của cô hàng xén thời còn son trẻ, niềm sung sớng vì đợc mẹ chăm sóc, các em yêu mến quên đi bao nhiêu vất vả khó khăn, có lần đã lấy ống sáp bôi lên môi mình ngắm trộm bóng trong chiếc gơng hơi thẹn, có khi trong đêm “tơ tởng mãi đến con ngời xinh trai ấy”:

“Tâm mỉm cời xoa đầu em. Cô sung sớng vì thấy mẹ chăm sóc, các em yêu mến. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tán cả. Những lúc này khiến cô quên hết

cả bao nhiêu nỗi e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình” (Cô hàng xén)

Trong những sáng tác viết về ngời dân lao động Thạch Lam khác các nhà văn Tự lực văn đoàn, và cũng khác với các nhà văn hiện thực nh Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng. Các nhà văn trong Tự lực văn đoàn cũng quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, hiểu đợc nỗi thống khổ của dân nghèo thành thị nhng họ chỉ quan tâm đến đời sống bên ngoài, những mối quan hệ xã hội và tập trung khai thác nguyên nhân của nỗi khổ đó. Họ kêu gọi tầng lớp trên cúi xuống ban ơn cho ngời nghèo, cứu vớt nhân dân trong cảnh bùn lầy nớc đọng. Nguyên Hồng trong sáng tác của mình ông đặt mình ngang hàng, cùng tầng lớp, chỗ đứng với ngời dân lao động, tỏ ra hiểu họ, thông cảm và thấu hiểu.

Còn Thạch Lam, đứng ngang hàng hay bề trên so với ngời lao động điều đó không quan trọng. Viết truyện ông chỉ thủ thỉ kể ta nghe câu chuyện cuộc đời họ, trân trọng tình cảm, bảo bọc những ớc mơ khao khát của họ. Những con ngời nhỏ bé trong truyện ngắn của ông nghèo mà không hèn. ở họ luôn lấp lánh vẻ đẹp của những con ngời đầy ắp những ớc mơ trong sáng và lành mạnh, vợt ra khỏi bóng tối, nỗi buồn, vợt ra khỏi thân phận và hoàn cảnh của chính mình hớng về sự thánh thiện, sự toàn mỹ. Niềm yêu thơng trận trọng đối với con ngời ở Thạch Lam đã tạo cho ông một giọng văn ấm áp, ngay cả khi kể về sự oan trái, cay nghiệt của cuộc đời ông vẫn luôn giữ con ngời đứng bên bờ của sự yêu thơng cam chịu.

Đề cập đến số phận của ngời phụ nữ trong xã hội cũ nếu Khái Hng, Nhất Linh có những lời bênh vực trực diện “con có quyền đi lấy chồng”, “nhà tôi không có mã lấy lẽ”, “không ai có quyền đánh tôi” thì ng… ời phụ nữ hiện lên trong tác phẩm Thạch Lam không nh thế. Trong tác phẩm Nhà mẹ Lê, Hai lần chết, Một đời ngời, Cô hàng xén không phải là tiếng nói mạnh mẽ đòi quyền sống, tự do, cơn

áo cho những kiếp ngời phụ nữ bất hạnh mà là tiếng lòng của sự chia sẻ, sự xót th- ơng và cảm thông.

Hai cô gái bán hoa trong Tối ba mơi không bao giờ dám nghĩ đến kể chuyện cuộc đời trụy lạc của bản thân, càng không khi nào dám thổ lộ niềm mơ ớc đợc cúng bàn thờ tổ tiên, quay về với gia đình, làng xóm. Từ điểm nhìn thứ ba của ngời kể chuyện, tác giả có thể quan sát tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể những gì còn lại của cuộc đời trụy lạc. Qua những trang văn đầy cảm xúc, tâm trạng thể hiện lòng thơng yêu, thông cảm của nhà văn: “Ông đã chắt chiu và kìm giữ cho nhân vật mình những đốm sáng tình thơng: cái nhìn âu yếm của Huệ đối với Liên, một cử chỉ quàng tay ôm hết sức chặt lấy nhau, và cái dáng hai chị em nép vào nhau yên lặng trong pháo giao thừa Hình nh… những chi tiết ấy giúp Thạch Lam neo giữ cho linh hồn cheo leo của hai nhân vật khỏi truồi ra khỏi cái cuộc đời, dầu sao vẫn rất đáng sống và cần phải sống của họ” [26, 159]

Thạch Lam hớng ngòi bút về phía ngời nghèo với lòng cảm thơng sâu sắc, chân thành từ đó gợi lên trong lòng ngời đọc niềm xúc động bởi trớc chúng ta chính tác giả đã xúc động. Tình cảm chân thành mà nhà văn dành cho những ngời nghèo trong xã hội nh Vu Gia nhận định, đối với những kẻ nhỏ bé ông không đứng ngoài để xem xét, thơng hại, mơ tởng những công trình cứu giúp to tát nh Nhất Linh, Khái Hng hay Hoàng Đạo. Thạch Lam đi ngay vào cuộc sống của họ, vỗ về, an ủi, nâng niu những niềm vui bé nhỏ hiếm hoi trong cuộc đời đầy eo hẹp ấy.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam (Trang 82 - 87)