Tác giả kể về nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam (Trang 70 - 77)

Truyện ngắn dùng quan điểm tác giả để kể về nhân vật chiếm gần hai phần ba số lợng tác phẩm Thạch Lam. Trừ một số ít truyện có nhân vật chính là trí thức tiểu t sản nh: Đứa con đầu lòng, Trở về, Đói, Dới bóng hoàng lan,…Còn lại đa phần nhân vật chính là những ngời lao động nghèo khổ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em: Nhà mẹ Lê, Một đời ngời, Hai lần chết, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Tối ba mơi, Cô hàng xén…

Câu chuyện nhân vật tự kể là những gì họ đã trải qua, chứng kiến với sự ân hận, xót xa. Loại truyện tác giải kể về nhân vật đa phần kể về cuộc sống đang diễn ra với nhiều khó khăn, vất vả mà nhân vật đang sống, đang phải chịu đựng. Đó là Sinh lâm vào cảnh khốn khó mà đánh mất nhân phẩm, cái nghèo đã khiến mối tình Diên và Mai tan vỡ, nghèo đói đa đến cái chết đau đớn của mẹ Lê, là cuộc sống mỏi mòn, khắc khổ của Tâm, Liên, Dung, Trinh, là thân hình đơn độc lẻ loi giữa cuộc đời của Liên, Huệ, là cảnh nhàn hạ nhng nhạt nhẽo, vô vị của ông đồ nho nghèo, thất thế: “Có thể liệt kê ra nhiều mảng đời, nhng cái làm nên ấn tợng chung về thế giới nghệ thuật Thạch Lam, đó là cảnh ngộ và số phận con ngời trong rất nhiều khắc khoải, lo âu vì cái nghèo, vì những bất công, oan trái, vì trăm thứ tai họa dồn lên những kiếp sống mong manh, không nơi bấu víu nơng tựa... Cần bổ sung vào các cảnh đời trên, hình ảnh những ông đồ nho nghèo, thất thế sống vô vị, nhàn rỗi và lắm u t phiền muộn.” [2, 91]

Liên và Huệ trong Tối ba mơi là những cô gái giang hồ bị vứt ra ngoài lề xã hội. Cái đau khổ nhất của nhân vật không chỉ là sự thiếu thốn về vật chất, ô nhục về thể xác mà là đau đớn, dằn vặt của những mảng sáng tâm hồn còn sót lại luôn đấu tranh với cái ô nhục làm trái tim rỉ máu. Nhân vật hồi tởng lại cuộc đời của

mình để thêm bẽ bàng trớc thực tại. Tác giả tả cái phút cay đắng của các cô gái giang hồ, đối lập với phút giây nghiêm trang của một năm mới đang nhích lại gần, cái khắc của năm cùng tháng tận đó gợi trong lòng ngời biết bao nhiêu nỗi niềm. Bao chi tiết đợc tác giả lựa chọn, một vài lời nói kín đáo, lấp lửng. Qua đó hiện lên tâm trạng của hai ngời bị nhấn xuống dới đáy xã hội, sự bần tiện về nhân cách nh- ng vẫn le lói khoảng sáng tình ngời. Nhà văn có một cái nhìn đầy tình ngời đã phát hiện, nâng niu, trân trọng nét đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ. Ông luôn tin tởng vào bản chất ngời, lòng hớng thiện dù đó là con ngời rơi xuống đáy xã hội.

Nhân vật Thạch Lam dù ở cảnh ngộ nào, tình huống nào cũng toát lên vẻ đẹp hớng thiện, trong sạch, cũng đều có sự vận động hớng tới cái đẹp, sự cân đối hài hòa trong phẩm cách con ngời. Vẻ đẹp ấy đợc thể hiện tập trung nhất khi nhà văn xây dựng nhân vật là những ngời nghèo trong xã hội, ông luôn khẳng định họ nghèo về vật chất nhng không vì thế mà có một tâm hồn đơn điệu, một trái tim khô cằn. Dới ngòi bút của ông họ bao giờ cũng hiện lên với những phẩm chất, tinh thần cao quý, đáng trân trọng. Nỗi đau khổ, bất hạnh, sự túng quẫn, tù đọng của cuộc sống không đủ sức vùi dập những đức tính tốt đẹp của họ. Cuộc sống càng bất hạnh bao nhiêu thì những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của họ càng thêm phần tỏa sáng.

Những nhân vật trí thức tiểu t sản kể câu chuyện đã trải qua, chứng kiến có sự đấu tranh trong nội tâm, phải đối diện với bản thân, tự phân thân soi chiếu, nhìn lại để khẳng định bản chất lơng thiện, cũng cố tính ngời trong họ. Câu chuyện họ kể thờng có giọng xót xa, ân hận, ăn năn, hối lỗi. Tác giả thờng đặt nhân vật trong tình huống đặc biệt, khéo léo chụp lấy phút phát sáng trong tâm hồn họ. ở những ngời lao động nghèo khổ cuộc đấu tranh ấy dờng nh không có, bởi ở họ bản chất l- ơng thiện, tính ngời luôn thờng trực, là một phần không thể thiếu trong con ngời

họ. Tâm hồn nhân vật luôn đợc tỏa sáng, đó là lòng thơng ngời, là sự cam chịu, đức hi sinh tần tảo suốt một đời, cả kiếp ngời.

Tâm trong Cô hàng xén có vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn. Tâm có cái chăm chỉ, tảo tần của một ngời con gái, vừa có cái hiền thảo của một ngời con, vừa có lòng yêu thơng, đức vị tha của một ngời chị, ngời vợ. Cuộc đời Tâm là những chuỗi ngày dài cực nhọc vì gánh nặng vật chất đời thờng, hết lo cho cha mẹ và các em lại thêm chồng và gia đình nhà chồng. Hai vai bé nhỏ của ngời phụ nữ phải cáng đáng quá nhiều, Tâm vẫn cam chịu xem đó nh là bổn phận, là nghĩa vụ mà cô phải gánh.

Cuộc sống thâm trầm, mệt nhọc đó đeo đuổi ngời phụ nữ từ trẻ cho đến lúc xế chiều. Những giây phút hạnh phúc, ấm cúng, vui vẻ qua nhanh. Cuộc đời Tâm là những chuỗi ngày dài trĩu nặng, lo lắng, tần tảo. Có lúc nhà văn để cho nhân vật ý thức về cuộc sống, về sự tồn tại, về giá trị của bản thân “Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia nh tấm vải thô sơ”. Nhng sau đó vẫn không có gì thay đổi, ngời phụ nữ nhỏ bé tội nghiệp nh Tâm vẫn phải sống với nghĩa vụ của mình, nàng cam phận, chịu đựng. Biết bao khó khăn chờ đợi mình phía trớc song nàng vẫn “cúi đầu đi mau vào trong ngõ tối”. ở Tâm không chỉ sáng lên vẻ đẹp của đức hi sinh, lòng tận tụy, tình yêu thơng, ý thức trách nhiệm mà còn có lòng kiên cờng, dũng cảm chịu đựng những khó khăn vất vả.

Xây dựng hình ảnh ngời phụ nữ Thạch Lam không chú trọng tô điểm hình dáng bên ngoài, nét đẹp để nhân vật tồn tại là phẩm chất, là cái đẹp bên trong tâm hồn. Bên cạnh Tâm còn có bao cuộc đời khác đôi lúc gặp nhiều khó khăn hơn, cuộc sống khắc nghiệt hơn song trong tâm hồn họ vẫn toát lên vẻ đẹp. Dung trong

Hai lần chết, một ngời con gái lớn lên với sự ghẻ lạnh của gia đình, phải chịu một cuộc hôn nhân do cha mẹ xếp đặt. Về nhà chồng, Dung phải sống nh kẻ ăn ngời ở

và phải chịu những lời chửi mắng của bà mẹ chồng cay nghiệt. Không chịu đựng đợc, định trốn về nhà tìm chỗ dựa, Dung ngây thơ không hiểu hạnh phúc cuộc đời nàng đâu có thể sánh với danh dự gia đình. Hình ảnh Dung hiện lên thật tội nghiệp, ngời này đẩy ngời kia không ai kể cả mẹ đẻ cho nàng chốn dung thân. Dung đành phải tìm đến cái chết nh một sự thoát nợ:

“Bị khổ quá, nàng không khóc đợc nữa. Nàng không còn hi vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng sẽ phải chịu, Dung thấy lạnh ngời đi nh bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ớc ao cái chết nh một sự thoát nợ

Nàng không nhớ rõ gì cả. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Nh trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy dòng nớc chảy. Trí nàng sắc lại khi nớc đập mạnh vào mắt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối đến che lấp tất cả”

Dung muốn tìm một chỗ dựa tinh thần từ bố mẹ, gia đình nhng không có. Cô muốn tìm đến cái chết nhng phải chịu cảnh sống mòn, cái chết trong cõi sống. Một con ngời sinh ra không đợc mong đợi, tính cách đáng yêu, không tranh dành, ngây thơ, trong sáng lại có một số phận đầy bi kịch. Tuy vậy Dung cũng nh Tâm, có tinh thần chịu đựng rắn rỏi, chấp nhận một cuộc sống đầy khó khăn và gian khổ:

“Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:

- Cô định tự tử để đeo tiếng xấu cho tôi à? Nhng đời nào! tôi có mắt chứ! Đã dễ mà chết đợc. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về? Dung buồn bã trả lời:

Bên cạnh những ngời phụ nữ hiền lơng, kiên cờng, đầy dũng cảm thì trong một vài tác phẩm xuất hiện nhân vật nữ mang tính cách phản diện nh bà mẹ chồng cay nghiệt trong Một đời ngời, Hai lần chết và những nhân vật nữ có sự thay đổi về tính cách, bớc đầu đi chệch ra khỏi quỹ đạo thông thờng nh vợ Tâm trong truyện ngắn Trở về, Mai trong truyện Trong bóng tối buổi chiều. Tuy những nhân vật đó không xuất hiện nhiều, chỉ thoáng qua trong một vài tác phẩm song cũng gợi trong lòng ngời bao điều đắn đo suy nghĩ.

Trong bóng tối buổi chiều là câu chuyện kể về chuyện tình của Mai một cô gái lanh lợi, hay cời nói, yêu Diên chàng trai ít nói và nhút nhát từ thuở nhỏ với một mối tình mộc mạc khi còn ở quê nhà. Hoàn cảnh sống thay đổi, tình cảm trong con ngời cũng đổi thay. Câu chuyện kể không dài, một vài chi tiết, hành động nhà văn đã diễn tả rất tinh tế sự thay lòng đổi dạ của Mai từ hình dáng đến thái độ: tay đeo nhẫn, hoa tai, trang điểm, đến hiệu cao lâu, thái độ ấp úng, lẩn tránh ngời yêu. Hoàn cảnh thay đổi kéo theo sự thay đổi của con ngời điều đó đợc phản ánh nhiều trong văn học, nhất là văn học hiện thực. Song với tấm lòng thơng yêu, trân trọng và niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con ngời Thạch Lam nhìn thấy trong Mai phút thức tỉnh, niềm nuối tiếc, ân hận: “Mai, hai tay úp mặt xuống khóc. Diên thấy hai vai nàng nức lên”.

Ngoài hình ảnh tốt đẹp về ngời phụ nữ, nhà văn còn xây dựng nhận vật là những trẻ em hồn nhiên, giàu lòng nhân ái. Thạch Lam đã phát hiện ở trẻ thơ những phẩm chất nguyên sơ, cái lòng tốt bản năng là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm con ngời với nhau. Con ngời sinh ra vốn bản chất lơng thiện và giàu lòng nhân ái, những đứa trẻ sống khá giả hay nghèo đói đều tràn đầy lòng nhân hậu, yêu th- ơng và gắn bó với nhau: chị em Liên trong Hai đứa trẻ, hay chị em Sơn trong Gió lạnh đầu mùa đều gợi trong lòng ngời đọc niềm xúc động:

Con bé bịu xịu nói

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này. - Sao không bảo bu mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng th- ơng cũng nh ban sáng Sơn đã nhớ thơng đến em Duyên ngày trớc vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vờn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ - ừ phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui” (Gió lạnh đầu mùa)

Dới ngòi bút của các nhà văn hiện thực, con ngời dờng nh quanh năm suốt tháng phải vật lộn với cái nghèo, cái đói, họ ít có những giờ phút sống cho riêng mình và cho ngời khác. Những tình cảm nhân ái cũng bị bào mòn, vì miếng ăn những đồng nghiệp tri thức cũng khinh bỉ, xem thờng lẫn nhau, cha ăn tranh phần con, đánh mất cả nhân phẩm. Còn trong truyện ngắn Thạch Lam, nhân vật sống trong cái nghèo nhng vẫn có niềm vui, tình cảm vẫn luôn đợc nhen nhóm, con ngời luôn hớng tới một thế giới tinh thần đẹp đẽ, trong sáng và giàu tính nhân bản. Hoàn cảnh khó khăn lơng tâm con ngời càng tỏa sáng, bản chất tốt đẹp, cái thiên l- ơng, lòng nhân ái càng đợc cũng cố và khẳng định.

Quan niệm về sự thành thực trong sáng tác văn chơng đã tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, cũng là sự tiến bộ trong quan niệm nghệ thuật về con ngời của Thạch Lam. Trong sáng tác của mình, ông không chỉ dừng lại ở mức nhìn thấy nơi con ngời có tính nhân loại chung, đặc thù gia tầng xã hội mà là con ngời với tính chất phức tạp và đầy biến động của nó.

Thạch Lam đã bớc đầu thành công trong việc khám phá con ngời đúng nghĩa với sự phức tạp vốn có chứ không do ở địa vị, nghề nghiệp hay giai cấp quy định. Nhân vật của ông luôn mang đặc trng riêng, ở vào một thế giới hoàn toàn khác nh Vơng Trí Nhàn nhận xét, trong khi các kỹ s, bác sĩ, bà phán, ông nghị, ông dẩn biểu ở Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng cũng c xử nh một lũ vô học đích thực, thì ở Thạch Lam, đến mấy cô gái điếm cũng có cốt cách sang trọng của ngời đợc giáo dục cẩn thận từ nhỏ.

Cho đến nay, chúng ta đã có thể khẳng định Thạch Lam đã thực sự thành công trong việc tìm tòi thể nghiệm một phơng thức tự sự mới và đóng góp to lớn vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1930-1945. Truyện ngắn Thạch Lam không xem trọng cốt truyện, hành động, sự kiện, biến cố; không chú tâm xây dựng một nhân vật điển hình, nhân vật sống không phải đại diện cho một lý tởng, là biểu tợng cho một nhân cách cao thợng, một phạm trù đạo đức nào đó. Truyện Thạch Lam là truyện không có cố truyện, chú tâm khai thác những biến cố tâm lý của con ngời, tôn trọng cảm xúc của cá nhân cá thể. Nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam là con ngời đại diện cho chính nó, là con ngời này, con ngời không trùng khít, luôn vận động và không hoàn kết.

Chơng 3

Điểm nhìn và lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn thạch lam (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w