0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Thạch Lam

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM (Trang 41 -44 )

Nghệ thuật kể chuyện trong sáng tác truyện ngắn là một yếu tố quan trọng không kém gì nghệ thuật dựng truyện: khi đã có nội dung, t tởng và nhân vật thì…

một nhà văn lão luyện bao giờ cũng quan tâm đúng mức đến việc lựa chọn một vai kể, một cách kể, một điểm mở đầu, kết thúc, một giọng điệu sao cho câu chuyện…

kể ra chuyển tải đợc tối đa hàm lợng t tởng thẩm mỹ của tác phẩm đến với độc giả. Về phơng diện này Thạch Lam thực sự là một nhà nghệ sĩ tài hoa, có duyên trong nghệ thuật viết truyện. Cái duyên, tài hoa trong sự nhuần nhị đến mức tởng chừng nh đơn giản, trong suốt. Thực ra, Thạch Lam là một ngời luôn có những tìm tòi thể nghiệm nghiêm túc, công phu và thực sự thành công trong bút pháp kể chuyện, khi mà truyện ngắn Việt Nam đang tìm kiếm những hớng đi có hiệu quả trên con đờng hiện đại hoá.

Cốt truyện của tác phẩm bao giờ cũng gắn với quan niệm nghệ thuật và phong cách của nhà văn, nhất là một ngời khi cầm bút đã xác định rõ mục đích sáng tạo của ngời nghệ sĩ nh Thạch Lam càng thể hiện rõ điều đó. Với Thạch Lam sáng tác truyện ngắn hay tiểu thuyết, thì vấn đề đầu tiên và cái đích cuối cùng mà ông muốn đạt tới, khát khao tìm hiểu, khám phá đó là tâm hồn con ngời – một vật khó biết nhất, rất phiền phức, kín đáo và uyển chuyển.

Từ trớc tới nay có nhiều đánh giá, nhận xét về cốt truyện trong truyện ngắn Thạch Lam. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng truyện ngắn Thạch Lam là

một loại truyện đặc biệt, truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất đơn giản. Không có cốt truyện hay tính chất phi cốt truyện là cố ý làm mờ đi cái hình thức bên ngoài, cốt làm nổi lên cái phần bí mật trong tâm hồn con ngời, để thế giới bên trong của nhân vật trực tiếp tiếp xúc với ngời đọc: “Có ngời viết truyện ngắn sau khi đã diễn tả cái bên ngoài, hoặc tả hết sức tiết kiệm mà chỉ chuyên chú vào cái bên trong, vào cái mà nhân vật thu nhận đợc ở bên trong tâm hồn họ, bằng những câu đối thoại, bằng những phản ánh tâm lý rất tinh tế. Vì thế đẻ ra một loại truyện ngắn mà ngời ta thờng gọi là truyện ngắn không có truyện. Chẳng qua chỉ là một thủ đoạn văn học cốt để nhân vật và phần nội tâm của nhân vật trực tiếp tiếp xúc với ngời đọc” [25, 138].

Ngay từ tập truyện đầu tiên, Khái Hng trong lời Tựa Gió đầu mùa đã có những nhận xét rất tinh tế về quan niệm của Thạch Lam trong sáng tác truyện ngắn, là viết lên giấy những điều trông thấy và những ý tởng nảy ra trong thâm tâm. Thạch Lam chú ý nhiều đến cảm giác, muốn vợt ra ngoài cái sáo mòn mở rộng lòng ra để nh là lần đầu tiên đợc tiếp xúc với con ngời và sự vật. Ông là ngời sùng bái cái tơi mới, cái tự nhiên bao gồm cả những run rẩy bé nhỏ nhất trớc hiện thực. Thạch Lam từ chối những tình tiết, những cốt truyện gay cấn, coi rằng cái đó không quan trọng, mà hớng ngòi bút vào cuộc sống con ngời từ đó làm “toát lên một cảm giác buồn bã về đời sống”, dù vẫn biết rằng chỉ có đời sống mong manh này là đẹp, là bền chắc. Câu chuyện ấy không phải ở đâu xa, cũng không phải là những chuyện lớn lao, có kịch tính mà đó là những sự xẩy ra ngay trong cuộc sống hàng ngày của nhà văn và mọi ngời xung quanh:

“Một gia đình có hai vợ chồng trẻ với đứa con đầu lòng mới ra đời, một dãy phố chợ tồi tàn với bọn ngụ c nghèo đói, cái vui sớng của một ngời thất nghiệp về làng, sống với dân quê, sự đùa bỡn oái oăm của duyên số, cái kết quả tai hại của một cơn giận, sức áp bức quyết liệt của sự đói, cái chết đau đớn của ngời bạn trẻ

nghèo. Toàn những chuyện giản dị cả. Muốn tả những sự xẩy ra hàng ngày ấy, tác giả không cần đến những tình tiết ngoắt ngoéo, tối tăm, không thực, nhiều khi rất trẻ con mà ta thấy nhan nhản trong những truyện kiểu cách, loè loẹt của những nhà văn thiếu thành thực” [2, 277]

Những chi tiết có vẻ vặt vãnh, xoàng xĩnh về các số phận, các cảnh đời qua câu văn nhẹ nhàng tình cảm nhng lại gợi lên trong lòng ngời đọc bao ý nghĩa sâu xa về cuộc đời. Câu chuyện có thể chỉ là những rung động thoáng qua, có thể là cuộc đời rất đỗi bình thờng cam chịu của Tâm, Liên, Trinh, mẹ Lê, mẹ Đối hay…

nỗi cay đắng, oan uổng của một ngời con gái chịu sự thờ ơ của gia đình, bị ép duyên đâm đầu xuống sông mà không chết đợc. Đọc những gì Thạch Lam để lại ta có cảm giác “Thạch Lam không bao giờ phải tìm đầu đề, phải tìm câu chuyện.

Một ý chợt đến, một việc chợt xẩy ra, một hình sắc chợt để mắt tới, một hơng vị thoáng qua, thế là cả một đoạn đời sống súc tích rung động nổi dậy” [2, 146]

Dới bóng hoàng lan là câu chuyện kể một chuyến về thăm quê của Thanh, tất cả nh một ảo ảnh, một giấc mơ. Thanh sau hai năm lên tỉnh làm việc, trở về ngôi nhà cũ gặp lại ngời bà hiền hậu và cô láng giềng dịu dàng, với mảnh vờn xa có cây hoàng lan. Không gian mơ hồ, thời gian ngng đọng, tất cả vẫn nh xa. Câu chuyện chỉ là một cảm xúc thơ, một chút hơng thoảng nhẹ giăng mắc trong lòng ngời. Tâm hồn Thanh vơng phải cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây, không xác định đợc: “Câu chuyện không có mở đầu và kết thúc, không có cốt truyện, các nhân vật không có chân dung, không có tính cách để có thể lu lại một nét gì cụ thể. Nhng lu lại đợc, chính là cái hồn của truyện. Không phải Thạch Lam thi vị hoá cuộc sống mà những gì tốt đẹp nhất của cuộc sống đã thăng hoa và kết tinh thành thơ” [2, 97]

Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam đọc xong ta chỉ có thể tóm tắt đợc một vài dòng ngắn ngủi, khiến nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét nhiều truyện của ông không đợc đậm đà, làm cho ngời đọc dễ chán. Vũ Ngọc Phan cho rằng Thạch Lam

chỉ xây dựng những truyện giản dị và tầm thờng, nhiều truyện kể lại một việc quá đơn sơ, không mang ý nghĩa gì sâu sắc, động tác cũng đơn giản và ý tởng cũng sơ sài: “Sự thật thì ông cố làm cho đơn giản, đơn giản cả về văn lẫn cốt truyện, nên làm mất cả hứng thú”. Đoạn nhà phê bình viết tiếp: “Rồi đến những truyện nh

Cuốn sách bỏ quên, Ngời đầm, Đứa con, Bóng ngời xa, Hai đứa trẻ đều là những truyện tầm thờng”, còn Dới bóng hoàng lan thì “không có gì đặc sắc”. [22, 512]

Đối với tác phẩm tự sự, nhất là ở truyện ngắn, cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành tác phẩm, trong trờng hợp nhà văn muốn xây dựng một truyện không có cốt truyện là một hớng đi đầy khó khăn. Từ những tình huống không có gì đặc biệt, ít sự kiện, tình tiết không có gì gay cấn bằng nghệ thuật tổ chức cốt truyện tài tình, khéo léo để khẳng định phong cách của mình và tạo chỗ đứng trong lòng độc giả đó là một thử thách. Nhng đây là con đờng mà Thạch Lam đã lựa chọn.

Trong một số bài viết, Trần Đình Sử có nhận xét về truyện ngắn Thạch Lam “Khai thác biến cố tâm lý là nét thi pháp cốt truyện Thạch Lam”; và nhấn mạnh “Truyện ngắn Thạch Lam cũng không có cốt truyện, từ đầu đến cuối truyện không có gì thay đổi, nếu có cũng không có gì to lớn. Đó là truyện để mài sắc thêm cảm giác con ngời về cuộc sống” [8, 180]. Chính nét thi pháp này đã chi phối sâu sắc cách dựngkể chuyện, cách mở đầu và kết thúc tác phẩm của nhà văn. Và chính bút pháp dựng, kể chuyện cho ta thấy những tìm tòi thể nghiệm quan trọng của Thạch Lam đều theo hớng tập trung cho việc miêu tả, biểu hiện hiện thực tâm lý nhân vật.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM (Trang 41 -44 )

×