Trong mọi tác phẩm sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra, song để tạo nên hình tợng nghệ thuật, tác giả thờng tạo ra những kẻ môi giới đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả. Có thể gặp trong tác phẩm ngời trần thuật theo ngôi thứ ba ẩn mình và ngời trần thuật lộ diện theo ngôi thứ nhất ở vị trí tác giả hay ở vị trí nhân vật. Sự phân chia này hoàn toàn tơng đối và thuần tuý mang tính nghệ thuật, vì nhà văn phải chọn cách nào có hiệu quả hơn cho ý đồ nghệ thuật của mình. So với nhân vật, điểm nhìn của tác giả thờng là của ngời đứng ngoài, vì tác giả thờng có vấn đề suy nghĩ riêng không trùng khít với nhân vật. Điểm nhìn nhân vật là điểm nhìn theo cá tính, địa vị tâm lý. Điểm nhìn ngời kể chuyện có thể tựa vào điểm nhìn nhân vật để miêu tả thế giới, theo cảm nhận chủ quan của nhân vật.
Trên ngỡng cửa hiện đại hoá của nền văn xuôi nớc nhà, Thạch Lam cũng là một trong những nhà văn đầu tiên vận dụng có sáng tạo các hình thức kể chuyện hiện đại. Khai thác u thế của mỗi hình thức kể bằng tìm tòi, thể nghiệm riêng, ông đã mang lại cho truyện ngắn của mình một dáng vẻ nhuần nhị, thanh thoát nhẹ nhàng, đôn hậu và giàu sức khơi gợi cảm xúc. Thạch Lam tỏ ra tài năng trong việc lựa chọn hình thức ngời kể chuyện phù hợp, chuyển tải đợc tối đa nội dung t tởng của tác phẩm. Trong số 30 truyện đa ra để khảo sát có 20 truyện dùng lối trần thuật theo điểm nhìn ngời kể chuyện ở ngôi thứ ba, tức cách kể khách quan theo quan điểm tác giả, 10 truyện còn lại kể theo quan điểm nhân vật. Việc lựa chọn điểm nhìn khách quan hay theo điểm nhìn chủ quan nhiều khi chỉ mang ý nghĩa tơng đối, bởi có nhiều tác phẩm dùng cách này hay cách khác chỉ thuận lợi cho việc kể chứ không làm thay đổi hiệu quả nghệ thuật gì đáng kể cho câu chuyện nh Cô áo lụa hồng hay Buổi sớm.
Song đa phần trong những truyện ngắn còn lại đều thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn, lựa chọn một phơng thức kể chuyện phù hợp không chỉ góp phần làm
tăng hiệu quả thẩm mỹ của câu chuyện, nhà văn thấy thuận lợi và làm chủ đợc câu chuyện của mình mà còn đạt hiệu quả tối đa trong việc thể hiện nội dung t tởng. Vì thế hầu hết trong truyện ngắn Thạch Lam cách kể mà ông lựa chọn là một hình thức mang tính nội dung, hình thức mang tính quan niệm không thể thay thế.
Thạch Lam quan niệm sáng tác văn chơng trớc hết là vì con ngời, mà con ngời vốn dĩ là “một động vật rất phiền phức”, muốn đi sâu vào tâm hồn con ngời không thể chỉ nhìn từ bên ngoài hay bên trong. Nếu chỉ đơn thuần nh thế thì không thể có cái nhìn toàn vẹn về con ngời, không thấy đợc trạng thái luôn vận động của nó. Vì thế trong sáng tác Thạch Lam đã kết hợp đợc điểm nhìn bên trong và bên ngoài vừa diễn tả đợc thấu đáo những rung động tinh tế của tâm hồn, bên cạnh đó cũng ý thức đợc sự phức tạp, những bí ẩn khôn cùng trong đó.
Điểm nhìn của ngời kể chuyện trong truyện ngắn Thạch Lam thật sinh động, tinh tế, trong nhiều tác phẩm có sự luân chuyển điểm nhìn uyển chuyển nh trong truyện
Một cơn giận, Sợi tóc, Tối ba mơi, Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, Cô hàng xén. Nhng cuối cùng dù lựa chọn hình thức nào cho câu chuyện thì điều cốt lõi là thể hiện tình yêu thơng của tác giả đối với con ngời, khẳng định nhà văn là ngời nhiều tình cảm, đa mang, giàu tình, nặng nghĩa:
“Trớc ngọn gió đầu mùa, tôi không khỏi ngăn đợc những cảm giác sâu xa và mới lạ. Tôi đem tâm nghĩ ngợi đến những cơn gió đột khởi ở lòng ngời, báo trớc những sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn. Tôi lại nghĩ đến những ngời nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đời. Gió heo may về sẽ làm cho họ buồn rầu lo sợ, vì mùa đông sắp tới, mùa đông giá lạnh và lầy lội phủ trên lng họ cái màn lặng lẽ của sơng mù. Và lòng tôi se lại khi nghĩ rằng chỉ một chút âu yếm, một chút tình thơng, cũng đủ nâng đỡ an ủi những ngời cùng khốn ấy” (Lời nói đầu- Gió đầu mùa)
Thạch Lam không chỉ viết bằng sự cảm thông mà còn bằng sự nâng niu và trân trọng trong ý thức kiếm tìm vẻ đẹp ẩn dấu tiềm tàng trong con ngời. Điểm nhìn của ngời kể chuyện trong truyện ngắn Thạch Lam là cái nhìn của một ngời đa mang, dễ rung động; luôn có ớc muốn phát hiện và kiếm tìm vẻ đẹp của đời sống: “Tôi thấy trong cái mầm cây đầy nhựa của một cái cây rất tầm thờng những túp lá mới non nhiều ý nghĩa: sự sống mạnh mẽ tràn trề của mọi vật, cái vui sớng của mầm cây từ dới đất nhô lên đón ánh mặt trời, cái rung động của ngàn lá trong cơn gió” (Theo giòng)