Đặc điểm ngôn ngữ người trần thuật trong tiểu thuyết Khá

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 64 - 73)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ người trần thuật trong tiểu thuyết Khá

Trong tác phẩm văn học, trần thuật có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện đi đúng hướng. Khi đó, ngôn ngữ trần thuật là phương diện hết sức cơ bản để bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, nêu bật lên tính cách nhân vật.

Ngôn ngữ trần thuật luôn gắn với người kể chuyện cũng như điểm nhìn trần thuật. Khảo sát tiểu thuyết của Khái Hưng, có thể thấy người kể chuyện xuất hiện khá linh hoạt. Có khi không để lại dấu vết (vô nhân xưng), có khi xuất hiện ở ngôi thứ nhất hay vai trò người kể chuyện được giao cho một nhân vật trong truyện. Khi đó, như một tất yếu, ngôn ngữ trần thuật cũng biến đổi hết sức đa dạng. Tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật, thực chất là tìm hiểu ngôn ngữ người kể chuyện.

Ngôn ngữ người kể chuyện là tác giả đứng ở ngôi thứ nhất, đóng vai trò là người biết hết thường theo sát cốt chuyện, nhân vật và có một khoảng cách nhất định với truyện kể:

“Bà Thông nay đã quen phong tục miền Bắc rồi chứ ngày bà mới về Ninh Giang, ai gọi bà là bà lớn như thế, bà giận liền, coi như người ta mỉa mai mình. Chỉ vì không kêu bà phán Trinh là bà lớn, mà bà đã bị bà kia bắt bẻ rồi thù ghét. Hai bên vẫn hiềm khích nhau rồi không đi lại với nhau” [80;753].

Vì đóng vai trò là người biết hết nên ngôn ngữ của người kể chuyện thuộc dạng này ngoài tính chất thông báo dẫn dắt mạch truyện còn có giá trị bộc lộ, khái quát và bình luận về bản chất của đối tượng:

“Diệu là con chú Viết, ông chú ruột. Ông này tuy đã tư dịch chức chánh hội nhưng vẫn còn hống hách lắm. Ở trong làng hiện có hai cánh: cánh chánh hội Tạ và cánh huyện Viết. Trước kia Viết vẫn phản đối ngầm ông ta, tức vì nỗi cha mẹ thời hàn vi thường bị ông ta lấn át. Ông ta khôn ngoan hơn, chiếm được phần gia tài to hơn, đã nghiễm nhiên trở nên một nhà hào phúc sau khi ông bà Viết qua đời. Cha mẹ Viết vì nghèo túng đưa gia đình lên tỉnh lị kiếm ăn rồi nhờ được mấy việc thầu khoán nhỏ, có ít vốn buôn” [80;532].

Hiệu quả của ngôn ngữ người kể chuyện ngôi thứ nhất là tính chất bình luận, nhiều khi mang đầy tính triết lý, làm cho mạch văn lắng lại, gợi lên nhiều suy tư, cảm xúc ở người đọc: “Nàng như nhận thấy lờ mờ rằng hạnh phúc của người đàn bà là điều rất phiền phức khó hiểu” [80;608].

Trong tiểu thuyết của Khái Hưng không phải bao giờ người kể chuyện cũng ở ngôi thứ nhất, mà còn có ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, hay có sự hòa trộn giữa ngôn ngữ người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôn ngữ người trấn thuật ngôi thứ ba. Như trong tiểu thuyết Gia đình, Thoát ly, Thừa tự, tác giả để cho một nhân vật nào đó trong tác phẩm kể về các sự kiện và nhân vật khác. Hình thức này một mặt đảm bảo được tính khách quan cho câu chuyện, tránh được cảm giác mọi ý nghĩa, đặc điểm của sự việc là do nhà văn gán ghép cho một cách khiên cưỡng:

“Chàng đau đớn nghĩ thầm: “Chỉ sự phô bày hào nhoáng và những danh giá hão huyền là có thể đưa lại được sự bình tĩnh và hạnh phúc cho vợ ta”. Và chàng thở dài nghĩ tiếp: “Rồi khi Bảo từ biệt trở về Hà Nội, thì tấn kịch gia đình thế nào cũng sẽ diễn lại như trước. Ta có thể sống mãi trong hoàn cảnh gay go này không? Ta có thể cứ thở mãi cái không khí khó thở này chăng?” [80;545]. Ngôn ngữ trần thuật trong trường hợp này, đã góp phần đắc lực trong việc thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Qua ngôn ngữ trần thuật, Khái Hưng còn trực tiếp đánh giá về nhân vật, đem lại cho người đọc một nhận thức nhất định về nhân vật phù hợp với nhận thức của mình.

Sự chuyển đổi ngôi kể chuyện rất linh hoạt, có lúc là sự hòa trộn giữa ngôn ngữ của người kể chuyên ngôi thứ nhất và ngôn ngữ trần thuật ngôi thứ ba:

“Nhìn ngọn lửa xanh cháy dưới sắc ấm nhẹ, chàng lại liên miên nghĩ tới ý nghĩa của sự sống: Sống để mà vui, để mà hưởng hạnh phúc, nhưng chàng cảm thấy chàng chỉ sống để mà chịu khổ, chịu những cái khổ không đáng phải chịu. Như thế há chẳng phải vì chàng quá nhu nhược không có lòng quả quyết sống theo quan niệm của mình?” [80;564]. Người đọc thật khó phân biệt rạch ròi đâu là ngôn ngữ của tác giả kể về những suy nghĩ của nhân vật, đâu là tư tưởng của chính nhân vật ấy cất lên thành tiếng. Hay ở trường hợp khác, trong một đoạn văn, tác giả kết hợp cả ngôn ngữ trần thuật của tác giả, và ngôn ngữ trần thuật của nhân vật: “Xưa nay bà Ba thường tỏ ra ghét cái khí khái của vợ chồng Khoa. “Khí khái rởm!” Bà bảo cho mọi người biết thế. Tuy trong thâm tâm bà, thành thực muốn nuôi một người con chồng để cho hưởng thừa tự sau này, nhưng ghét, ghét cả bọn, thì bà vẫn ghét, bà thù hằn nữa. Việc thừa tự, bà cho là một việc có lợi cho bà, mà lại có cái hại, có hại đến danh dự bọn con chồng. Bà thừa hiểu rằng ở ngoài người ta chỉ trích bà nhiều lắm, người ta cho bà là một con yêu quái đến phá hoại gia đình ông án Nguyễn. Vậy thì việc lập thừa tự này đủ trả lời lại hết thảy những lời gièm

pha vô căn cứ. Người ta sẽ bảo nhau: “Đấy! bà ta tốt thế đấy! Mà quân tử không! Bọn con chồng đối đãi với bà ta có ra gì đâu, thế mà bà ta để ráo của cải cho”. Nào xem ai còn dám ngờ vực nữa không” [80;1088].

Thành công của Khái Hưng đó là bằng sự đan xen, linh hoạt trong ngôn ngữ trần thuật, ông đã tạo ra sự đa thanh cho giọng điệu tiểu thuyết của mình. Đây là dấu hiệu của văn học hiện đại. Ngoài ra, ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Khái Hưng còn mang dấu ấn cá tính rõ nét. Đóng góp to lớn của Khái Hưng và các nhà văn Tự lực văn đoàn không thể phủ nhận ở những mặt này.

3.1.3. Cách tân của Khái Hưng trên vấn đề ngôn ngữ người trần thuật

Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết, khảo sát nghệ thuật tiểu thuyết Khái Hưng không thể bỏ qua địa hạt quan trọng này. Về vấn đề ngôn ngữ người trần thuật, Khái Hưng cũng thu được những thành công rõ rệt, có những đóng góp lớn cho tiến trình hiện đại hóa văn xuôi của thời đại. Tiểu thuyết của nhà văn vừa góp phần khẳng định một lối văn có tính chất An Nam, vừa góp phần đổi mới diễn ngôn tự sự của tiểu thuyết hiện đại.

Có ý kiến cho rằng, lời kể trong tiểu thuyết của Khái Hưng cũng như những người trong Tự lực là một giọng, một điểm nhìn. Ở đây, người trần thuật mang quan điểm tác giả - một nhà văn luôn có ý đồ làm cho truyện của mình, nhân vật của mình trở thành một sự thuyết minh cho những luận đề xã hội: luận đề về chống lễ giáo phong kiến, luận đề về cải cách nông thôn, luận đề khẳng định chủ nghĩa cá nhân. Nhưng thực ra không hoàn toàn là như vậy. Khái Hưng và những người Tự lực đã có những cách tân đáng kể trong thi pháp trần thuật, nó không hoàn toàn là một giọng, một điểm nhìn. Lời kể trong tiểu thuyết của Khái Hưng tuy chưa đạt tới tầm cao của nghệ thuật tự sự, chưa đa thanh như truyện của Nam Cao sau này, nhưng so với những cuốn tiểu thuyết ở giai đoạn giao thời và nhất là những truyện thời trung đại thì nó đã có những bước tiến vượt bậc [78;210].

Khi bàn về tiểu thuyết của Khái Hưng, Đặng Phùng Quân cũng đã phân biệt rõ đặc điểm lời kể:

“Tiểu thuyết tự bản chất không phải là để kể lại. Người ta không kể lai

Nửa chừng xuân, người ta lại càng không thể kể lại Hồn bướm mơ tiên. Người

ta có thể tóm tắt, nói đại khái cốt truyện. Hạnh là một trường hợp khác nữa, một đoản thiên tiểu thuyết không thể để kể lại, ngay cả tóm lược, bởi vì nếu kể lại được thì tính chất của tiểu thuyết biến mất. Tiểu thuyết của Khái Hưng là trường hợp điển hình loại có cốt truyện để minh chứng dẫu sao tiểu thuyết vẫn khác biệt với truyện kể (conte). Thế giới của truyện kể là thế giới của trẻ thơ, của lời nói: người kể chuyện chưa là một nhà văn, ông mới chỉ nói và trẻ em nghe không nhàm chán những câu chuyện được kể đi, kể lại nhiều lần, không thay đổi - truyện kể chính là một chân lý đã ở đó. Thế giới của tiểu thuyết là thế giới của người lớn…” [64;71].

Thành công của Khái Hưng khi xây dựng tiểu thuyết đó là nhà văn đã sử dụng nhiều thể thức tự sự. Có cách trần thuật ở ngôi thứ ba với các nhìn biết hết của người kể chuyện. Có cách trần thuật theo cái nhìn của một nhân vật. Có cách trần thuật đối thoại giữa nhiều ý thức, có cách trần thuật theo điểm nhìn hạn chế của người kể chuyện hay nhân vật. Có cách trần thuật theo “trung tâm ý thức”…

Nhà văn cũng sử dụng trần thuật ở ngôi thứ ba, người kể biết trước và biết hết mọi chuyện của nhân vật. Người kể là một vị chúa tể đứng vượt cao lên trên nhân vật và kể về chúng với giọng khách quan, cốt thông báo với người, về việc. Và Khái Hưng đã kể rất linh động, chẳng hạn: “Trên con đường Bắc Ninh - Đông Triều, chiếc xe ô tô đang bon bon chạy. Bỗng một người hành khách bận âu phục thò đầu ra ngơ ngác nhìn rồi kêu: Cho tôi xuống đây” [80;9].

Cũng có cách trần thuật theo quan điểm của tác giả: “Vọi sinh trưởng trong đám dân quê, hơn nữa trong đám dân quê chài lưới, hơn nữa trong đám dân quê chài lưới, nghĩa là những người chỉ có tính giản dị, chất phác, thật thà…” [34;32]. Ở đây, người kể chuyện đã nhìn xuống nhân vật của mình và nhận xét với thái độ của kẻ bề trên.Có thể thấy rõ điều này, trong tác phẩm

Thừa tự, hình ảnh bà mẹ ghẻ hiện lên thật đáng ghét, trong con mắt của

Chuyên: “Cái con người chưa đến bốn chục tuổi kia mà cũng đòi làm mẹ nàng ư! Mà cũng chảnh lỏn, cũng tai ngược, hách dịch với nàng sao! Nàng là con quan, con một quan phủ, con gái yêu của một bậc mệnh phụ, chẳng lẽ lại cúi mình đi hầu hạ một người đàn bà ít tuổi và không biết “sản xuất” ở nơi tối tăm hèn hạ nào (…), me gì, me tây ấy à?” [80;970].

Còn trong mắt Trâm, vợ của Bỉnh thì: “Tôi thiết tưởng hơn hết là cậu nói thẳng vào mặt cô ta rằng cô ta giàu thì mặc cô ta, cô ta đi đâu hống hách thì đi, không được về làng mà hống hách xằng” [80;986]. Hay trong lời bà Phán nói với Hồng: “Thế nào, chị đã sắm đủ các thứ rồi ấy chứ! Bà dùng cả đôi mắt cười nheo và cặp đôi mỏng khít nhách ra hai mang tai để làm tăng cái nghĩa mỉa mai của câu nói mà bà cho là chua chát lắm” [80;693]. Bà nhiếc móc: “Có là đồ quạ mổ thì mới ăn quà trên xe hàng như thế, phải không chị Hồng!” hoặc: “Có đem mà gả cho voi! Cho voi nó giày!... Tưởng hãy còn trinh tiết lắm đấy! Hãy còn sạch sẽ lắm đấy!” [80;748]. Rõ ràng, ở đây người kể chuyện đã bộc lộ cái nhìn xoáy sâu, bóc trần bộ mặt của lớp người cũ bảo thủ, xấu xa, tàn ác. Trái lại, với lớp người mới thì nhà văn đi sâu miêu tả, khắc họa đời sống bên trong của nhân vật với sự khẳng định, trân trọng nâng niu. Khái Hưng kể về tâm trạng của Hồng khi nghĩ về tương lai: “Cùng Thân lập gia đình, lập tiểu gia đình, riêng sống với nhau một giang sơn. Có thế thôi, giản dị biết bao! Nàng chưa yêu Thân, rồi thì nàng yêu, mà nàng chắc sẽ yêu. Sau này, khi nàng thoáng nghĩ đến ký vãng, thì còn sự hy sinh, sự nhẫn nhục

gì mà nàng không chịu nhận lấy để gây hạnh phuc cho gia đình, cho những người sống chung quanh nàng! Và nàng nghĩ: “Thế nào mình cũng sung sướng hay ít ra cũng không khổ như trước” [80;689].

Khái Hưng có một phương thức kể chuyện có phần mới lạ trong tiểu thuyết Hạnh, gọi là phương thức kể chuyện trung tâm ý thức. Lời trần thuật của tác giả như xoáy vào dòng tâm tư của Hạnh trước tình cảm chị em bà chủ đồn điền với chàng, với biết bao nhiêu biến thái tinh vi. Tiểu thuyết Băn

khoăn cũng đạt ra một câu hỏi: Học để làm gì? Vì băn khoăn như thế nên

Cảnh đã ra đi tìm và chấp nhận trong đó sự thử thách, sự trả giá.

Trong thể thức kể chuyện theo cách nhìn gần, Khái Hưng đã sử dụng hai mô thức chính, đó là mô thức bức tranh. Người kể chuyện đứng gần, biết tường tận về nhân vật, và “tạo ra hình tượng kiểu hội họa, miêu tả các biến cố qua tấm gương ý thức tiếp nhận của một ai đó”. Hay như cách nói của Giáo sư Nguyễn Văn Trung: “Tiểu thuyết nhằm mô tả tâm lý, phong tục, xã hội”, “nhằm trình bày một tính tình, một mẫu người, hay một tình cảnh”, “tiểu thuyết là một quang cảnh mà nhà văn dàn cảnh cho khan giả là độc giả xem” [86;145]. Trong các tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, Tiêu Sơn tráng sĩ, Gia

đình, Thừa tự, Thoát ly, Khái Hưng thường trần thuật theo phương thức này.

Nhưng trong Trống mái, Hạnh, Đẹp, Băn khoăn, nhà văn lại sử dụng phương pháp trần thuật tác giả không biết hết. Nhà văn chỉ là người tạo truyện, chứ không thể biết nhân vật như thế nào. Các nhân vật như Vọi (Trống mái), Hạnh (Hạnh), Nam (Đẹp), Cảnh (Thanh Đức) đã được tác giả thuật kể như thế. Khái Hưng cũng sử dụng thể thức trần thuật ở nhiều điểm nhìn và với nhiều giọng. Như trong tiểu thuyết Thoát ly, lối sống Âu hóa ở Hà Nội đã được thuật kể theo nhiều điểm nhìn. Có người thích thú ngưỡng mộ, có người cho là trụy lạc, sa đọa… Trong tiểu thuyết Thừa tự, nhà văn cũng trần thuật theo cái nhìn của nhiều nhân vật khi giới thiệu về bà Ba: “Bà Ba giàu lắm. Cũng không ai

biết bà ta giàu đến bực nào. Người này đồn bà ta có tới chục vạn… người kia quả quyết một con số to gấp năm thế. Họ bảo: “Trong mười một năm bà ta theo ông án ở chỗ làm quan, quyền bính, tiền nong ở cả trong tay, thì làm gì mà không có tới năm chục vạn?” Một người khác thêm: “Phải, vì khi bà ấy lấy ông án, cái vốn riêng của bà ta đã tới gần chục vạn rồi cơ mà!” Sự thực, bà ta có bốn năm tòa nhà cho thuê ở Hải Phòng, ở Hà Nội và hơn trăm mẫu ruộng ở quê chồng…” [80;953].

Nhân vật Thanh Đức trong tiểu thuyết Băn khoăn cũng được tô đậm dần qua lời của những nhân vật khác, mà có khi là lời kể của tác giả: “Có thể nói được rằng đời Thanh Đức hoàn toàn là một đời kinh doanh…” [80;1066]. Có cái nhìn của con trai ông: “Cảnh nhận thấy trên diện mạo cha sự vui mừng, sự sung sướng bồng bột rạng rỡ, và chàng nghĩ thầm: “Không thể không tin được rằng mới có một sự biến cải lớn trong đời cha” [80;1075]. Có tin đồn đại về ý định tục huyền của ông Thanh Đức. Có cái nhìn lo lắng của bà án: “Tới khi bà đoán thấy rằng, Thanh Đức say mê, đắm đuối nhan sắc con gái bà, thì bà lo lắng nghĩ ngợi, cho đó là một sự vô lý, lạ lùng. Trước thái độ bình thản của con, bà lại càng hoảng hốt sợ hãi.” [80;1075]. Và nhân vật Thanh Đức càng trở nên rõ nét trong sự thán phục của Hảo: “Trái lại, nàng rất có cảm tình với ông ta. Ông ta là một người nhã nhặn, lễ phép, lịch thiệp, thạo khoa xã giao, khéo biết lấy lòng phụ nữ. Nàng lại kính phục cái tài làm giầu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 64 - 73)