Phân loại cốt truyện trong tiểu thuyết Khái Hưng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 40 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Phân loại cốt truyện trong tiểu thuyết Khái Hưng

2.1.3.1. Cốt truyện lãng mạn

Cốt truyện lãng mạn là khái niệm ước lệ để chỉ loại cốt truyện phổ biến trong những tiểu thuyết mang đậm cảm hứng lãng mạn. Hồn bướm mơ tiên là

cuốn tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng cũng là tác phẩm mở đầu của Tự Lực văn đoàn. Cốt truyện xoay quanh cuộc tình của “chú tiểu” Lan và Ngọc sinh

viên trường Canh nông, cháu của sư cụ chùa Long Giáng, nơi mà “chú tiểu” Lan thọ giới quy y. Cô Thi (tức chú tiểu Lan) bị ép gả chồng nên đã chạy trốn khỏi gia đình, nàng muốn giữ lời thề với mẹ trước khi hấp hối, và muốn giữ

cho tâm hồn mình trong sạch. Đến lúc cô sống ở chốn linh thiêng tránh xa lánh bụi trần, tiểu Lan vẫn không thoát khỏi vòng tay tình ái. Gặp một chàng trai phong tình cởi mở, cô gần gũi quyến luyến, rồi hình bóng Ngọc đã in sâu vào tâm trí, ngày đêm luôn lởn vởn hình bóng Ngọc. Cô đã nhờ đấng từ bi xua đổi nhưng tất cả đều vô hiệu, cô càng yêu Ngọc mê man. Còn Ngọc bề ngoài là đến vãn cảnh chùa thăm chú, nhưng bên trong thâm tâm thắc mắc muốn tìm hiểu tiểu Lan là trai hay gái, rồi cuối cùng cũng yêu Lan say đắm. Mặc dù rất yêu Ngọc, nhưng nghĩ về thân phận mình, Lan đã van xin Ngọc để cho cô tròn phận tu hành. Còn Ngọc đau khổ chia tay Lan trở về thành phố, và mối tình của họ chỉ còn lại trong “tâm hồn lý tưởng” của chốn thiền dưới bóng đức phật từ bi.

Tiểu thuyết Trống mái có cốt truyện đi sâu vào nhân vật Hiền, một cô gái xinh đẹp, khoẻ mạnh có học thức, pha chút liều lĩnh “xưa nay vẫn nghĩ đến một việc khác thường, thích làm những việc mà người khác không dám làm”. Hiền đã mời Vọi đi chơi, đi chơi đi tắm biển và đi dự sinh nhật giữa đám bạn bè sang trọng. Những hành động đó chỉ thoả mãn ý thích nhất thời của mình. Tâm hồn Hiền bắt đầu nảy sinh những tình cảm lãng mạn, Hiền ước mơ được cùng Vọi sống chung như chàng Mai An Tiêm trên đảo hoang, với những chuyến ra khơi “đầy lạc thú”. Nhưng, dù Hiền say mê Vọi nhưng chỉ là sự say mê nhằm thoả mãn bản năng chiêm ngưỡng vẻ đẹp một “pho tượng nghệ thuật”, dù mê Vọi. Nhưng nàng vẫn nhớ về địa vị của mình “cái vẻ đẹp hình thức khó cảm được trái tim của một tri thức, nếu cái đẹp hình thức ấy không chứ một tâm hồn tương đương” [34;116]. Cuối cùng Vọi phải nhận về mình sự đau khổ và tuyệt vọng trong “trò chơi tình yêu” của Hiền.

Trong Tiêu Sơn tráng sĩ, nhân vật Phạm Thái - Quang Ngọc ôm giấc mộng anh hùng trong lý tưởng phò Lê, nhưng chí lớn của anh hùng đã nhanh chóng suy sụp “Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu. Ha ha!...

chí lớn trong thiên hạ không đựng Đầy hai con mắt mỹ nhân [80;439]. Hình ảnh Phạm Thái cuối cùng quay về than khóc cho tình yêu đã mất, chứng tỏ sự thất bại trước cuộc đời.

Như vậy, cốt truyện lãng mạn trong Hồn bướm mơ tiên không phải là Lan và Ngọc sẽ chung sống hạnh phúc bên nhau, Lan sẽ không chốn lên miền thượng du, hay nàng say đạo phật hơn, nhưng trong tâm hồn vẫn vấn vương sự đời. Còn Ngọc sẽ thề rằng không xàm xỡ “mà chân thành thờ ở trong tâm trí, cái linh hồn dịu dàng của Lan” và “suốt đời (…) không lấy ai, chỉ sống trong thế giới mộng ảo của ái tình bất vong bất diệt [80;238]. Cốt truyện các cuốn tiểu thuyết Trống mái, Tiêu Sơn tráng sĩ đều không đem lại kết thúc tốt đẹp hay trọn vẹn.

2.1.3.2. Cốt truyện hiện thực

Là cốt truyện thể hiện xung đột giữa phái trẻ và già trong gia đình quyền thế. Do thời thế đổi thay, các thế hệ bố mẹ cha chú và cháu không còn cùng chung một quan niệm sống nữa. Giữa họ, xung đột về tư tưởng tình cảm lối sống đã trở nên gay gắt. Khi đọc Nửa chừng xuân, Gia đình, Thừa tự,

Thoát ly, ta có thể thấy rõ bộ mặt thật của những gia đình phong kiến với

những bản chất bảo thủ tàn ác giả dối. Tác giả phát hiện ra những mâu thuẫn, những rạn nứt khó mà hàn gắn chung sống. Nửa chừng xuân là xung đột giữa cha mẹ và con cái, giữa trẻ và già, quan niệm về hôn nhân trong gia đình. Trong tiểu thuyết Gia đình, Khái Hưng đã miêu tả nhiều thế hệ, nhiều gia đình: có đại gia đình của ông án Báo, gia đình của bố mẹ Viết, gia đình bố mẹ Hạc, gia đình ông Điều Vạn, có chú của An, cốt truyện xoay quanh các gia đình của thế hệ con cháu, như gia đình của An - Nga, Phụng - Viết, Hạc - Bảo... Trong đó, gia đình truyền thống đã bị rạn nứt, đã lỗi thời, không có hạnh phúc trọn vẹn, chỉ có gia đình mới, được xây dựng trên cơ sở thương yêu nhau và làm việc mới có niềm vui và sung sướng. Gia đình là xung đột

giữa tư tưởng sống tự do của lớp người mới với những định kiến tập tục của lễ giáo đại gia đình phong kiến. Thoát ly và Thừa tự là xung đột giữa dì ghẻ và con chồng. Trong Thoát ly bên cạnh xung đột đấu tranh giữa Hồng với dì ghẻ (bà Phán Trinh), cốt truyện xoay quanh các xung đột giữa Lương, Yến và bà Thông với dì ghẻ. Bên cạnh việc miêu tả thái độ đấu tranh tiêu cực, nhu nhược của Hồng nhà văn còn miêu tả thái độ đấu tranh kiên quyết, mạnh mẽ của vợ chồng bà Thông. Thừa tự là cuộc “chiến tranh” giữa hai phe: Bỉnh, Trình, Khoa - con bà cả và con bà hai với bà Ba. Hơn mười năm sau khi ông án Thân chết, các con ông cũng đã trưởng thành, Bỉnh đã ra làm quan, Trình, Khoa mỗi người đều có cơ ngơi sống sống nhàn nhã và sung túc. Bà Ba sống riêng với con gái, không ai phiền luỵ đến ai. Bỗng nhiên bà Ba lại viết thư mời các con của chồng về có câu chuyện muốn bàn. Càng về sau cốt truyện càng đi sâu vào phanh phui những âm mưu của bà Ba, và sự lục đục, bất hoà giữa hai gia đình Trình và Khoa. Được vợ chồng Bỉnh phân tích phải trái, trình Khoa, Chuyên, Tính đã hoà giải với nhau và dứt khoát không nhận thừa tự. Còn bà Ba với nhiều toan tính, thực hiện ý đồ gả chồng cho con, nhưng rồi con gái bà bị mẹ chồng hành hạ vì không đào được mỏ.

Như vậy, cốt truyện hiện thực trong tiểu thuyết Khái Hưng đúng là truyện và người của cuộc sống thực, cảm nghĩ về cuộc thật bình thường và giản dị chứ không vay mượn khuôn sáo, không ly kỳ, ngoắt ngoéo.

2.1.3.3. Cốt truyện “luận đề”

Cốt truyện “luận đề” của Khái Hưng thể hiện mối xung đột cũ - mới. Ông phơi bày những mặt trái sự lạc hậu vô nhân đạo của gia đình, đạo lý phong kiến, lên tiếng bênh vực quyền sống của con người, ca ngợi sức sống sức đấu tranh của thanh niên thời đại mới. Phê phán thái độ lừng chừng, lưỡng lự nước đôi của con người yếu thế, nhu nhược. Nhân vật trong cốt truyện luận đề, biểu trưng cho hai lực lượng đối lập - cô gái mới và bà mẹ

chồng hoặc bà dì ghẻ. Các bà mẹ đại diện cho lề thói gia đình cũ cố níu kéo, duy trì quyền lực làm mẹ chồng hiện đang bị lung lay trước những biến đổi tư tưởng xã hội. Có thể nói cốt truyện “luận đề” trong tiểu thuyết Khái Hưng thể hiện một luận đề xã hội nhưng chưa trực tiếp phê phán thẳng “vào địch” như Nhất Linh. Ngòi bút của Khái Hưng tỏ ra ôn hoà hơn, cho nên tiểu thuyết của Khái Hưng không mang tính luận đề rõ như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh, Hoàng Đạo.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 40 - 44)