Cơ sở của việc gia tăng tính luận đề trong ngôn ngữ của ngườ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 86 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.Cơ sở của việc gia tăng tính luận đề trong ngôn ngữ của ngườ

trần thuật và ngôn ngữ nhân vật

Để hiểu được cơ sở của việc gia tăng tính luận đề trong ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật, chúng ta cần phải hiểu các nhà văn quan niệm thế nào là tiểu thuyết luận đề.

Sự thức tỉnh ý thức các nhân trong quan niệm của các nhà văn Việt Nam đầu thế kỷ XX được thể hiện rõ nhất ở thái độ đả phá chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, ủng hộ khát vọng tự do yêu đương của thanh niên nam nữ đương thời. Với ý thức dùng văn chương nghệ thuật là một thứ vũ khí đấu tranh chống lại phái Cũ và là một phương tiện cổ động cho phái Mới, các nhà văn Tự lực đã rất chú trọng tới việc sáng tác tiểu thuyết luận đề. Nhất Linh quan niệm: “Có người viết để đả đảo một sự bất công, để tán dương một cái gì tốt đẹp, để nêu lên một lý thuyết và đặt ra một câu chuyện để thực hiện ý đồ, loại tiểu thuyết này gọi là tiểu thuyết luận đề” [52;10]. Như vậy, có thể hiểu tiểu thuyết luận đề là những tác phẩm văn học được viết ra để minh họa cho một chủ đề, một ý đồ tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.

Nhưng cần phải phân biệt rõ giữa “tiểu thuyết luận đề” và “luận đề của tiểu thuyết”. “Trong bất kỳ một cuốn tiểu thuyết nào cũng chứa đựng ít nhất một chủ đề, nhưng không phải hễ cứ nêu lên và giả quyết một chủ đề thì tác phẩm lập tức trở thành tiểu thuyết luận đề. Chủ đề là dung lượng đời sống được phản ánh theo một quan niệm tư tưởng nào đấy, là ý nghĩa khách quan của tác phẩm. Còn tiểu thuyết luận đề là sự minh họa bằng tác phẩm văn học một ý đồ, một tư tưởng có sẵn. Nhân vật của tiểu thuyết bình thường quyết

định chủ đề, do vậy, phải hiểu ý đồ nhân vật mới hiểu được chủ đề tác phẩm. Trong khi đó, nhân vật của tiểu thuyết luận đề bị luận đề chi phối, muốn hiểu được nhân vật phải hiểu được luận đề của tác phẩm. Ở tiểu thuyết luận đề, nhân vật chính diện là nhân vật mang tư tưởng luận đề, còn nhân vật phản diện chống lại nó. Cuối cùng, bao giờ luận đề cũng được khẳng định, đề cao, kẻ chống lại luận đề sẽ bị lên án, vì vậy tiểu thuyết luận đề thường có kết thúc có hậu” [ 42;47].

Theo quan điểm trên thì có thể xếp những tiểu thuyết sau của Khái Hưng vào loại tiểu thuyết luận đề: Nửa chừng xuân (1933), Gia đình (1936),

Thoát ly (1937), Thừa tự (1938).

Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng có sự thống nhất từ đề tài, chủ đề, nhân vật đến cách hành văn. Dĩ nhiên, tính luận đề được biểu hiện đậm nét trong ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Tất cả quá trình sáng tác tiểu thuyết đều phục vụ việc thể hiện hiệu quả luận đề, và không gì hiệu quả hơn phương pháp chuyển tải luận đề thông qua ngôn ngữ: ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 86 - 87)