7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Những thành tựu lớn của tiểu thuyết Việt Nam 1930 1945
Sang đầu những năm 30 của thế kỷ XX, tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ theo nhiều xu hướng khác nhau: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết thiên về đời tư (khẳng định vai trò cá nhân của con người), trong đó tiểu thuyết thiên về đời tư rất hợp thời vì nó đáp ứng những khuynh hướng tâm lý thị hiếu bạn đọc, do đó đã gây được tiếng vang, và đạt được nhiều thành tựu lớn. Thực ra, bước ngoặt quan trọng nhất để định đoạt số phận tiểu thuyết trong tương lai phải kể đến sự ra đời của Tố Tâm (Song An Hoàng Ngọc Phách -1925), cùng với sự
hỗ trợ của những tác phẩm khác: Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng thuật, Kim
Anh lệ sử của (Trọng Khiêm), Cay đắng mùi đời, tiền bạc, bạc tiền (1926), của
Hồ Biểu Chánh, Nho phong của Nguyễn Tường Tam. Trong đó Tố Tâm đã đẩy lùi tiểu thuyết truyền thống (tiểu thuyết kiếm hiệp, chương hồi vào quá khứ, nhường chỗ cho một nền tiểu thuyết (tiểu thuyết hiện đại, tiểu thuyết tâm lý), cắm mốc đặc biệt quan trọng cho sự ra đời của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Sau bao nhiêu năm vất vả truân chuyên, cái tôi cá nhân bước đầu khẳng định được vị trí của mình trước uy quyền khắc nghiệt của lẽ giáo phong kiến. Nhưng sau đó lại tỏ ra yếm thế bi, quan đậm chất nửa vời: nhân vật Tố Tâm, Đạm Thủy ban đầu được hưởng những phút giây tuyệt diệu của tình yêu vì họ lấy việc hưởng thụ tình yêu làm lẽ sống. Rồi khoảnh khắc ấy vội vã qua đi, đôi trai tài gái sắc ấy đi tìm một lối thoát trong tình yêu, nhưng lại bị lễ giáo phong kiến ràng buộc cấm đoán, cuối cùng lại phải trả một cái giá rất đắt cho sự thỏa hiệp của mình với chế độ phong kiến (Tố Tâm chết, Đạm Thủy sống trong đau khổ dày vò). Như vậy xét một cách công bằng thì đối với nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Song An Hoàng Ngọc Phách có công sinh nhưng không có công dưỡng, chỉ đến khi phong trào thơ mới và tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn ra đời thì chủ nghĩa cá nhân mới thực sự khỏe khoắn hơn. Ông Vu
Gia trong cuốn Khái Hưng nhà tiểu thuyết thật đã không quá lời khi đã có nhã ý đặt Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng vào vị trí “viên gạch hồng để xây dựng một nền văn đoàn Tự lực”. Hay nói cách khác Tự lực văn đoàn ra đời với tác phẩm: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt. Những tác phẩm vừa kể đã mở toang cánh cửa mà Tố Tâm mới còn hé mở.
Sau năm 1930 tiểu thuyết Việt Nam phát triển mạnh mẽ và phức tạp hơn trước. Với sự ra đời của Tự lực văn đoàn, văn học trưởng thành, tạo nên một bước phát triển lớn cho nền tiểu thuyết, nó có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả thành thị. Nếu như tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn
xuất hiện trong cái u ám, buồn thảm của thời kỳ thoái trào cách mạng và khủng hoảng kinh tế thì tiểu thuyết hiện thực phê phán lại phát triển mạnh mẽ trong không khí sôi khí sôi nổi, rầm rộ của thời kỳ Mặt trận dân chủ, với những nhà văn hiện thực xuất sắc: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư,…
Các khuynh hướng tiểu thuyết giao lưu đan chéo với nhau và thậm chí đấu tranh với nhau. Khó mà cắt nghĩa được tính phức tạp trong thế giới quan của mỗi tác giả, cũng như trong tác phẩm của từng khuynh hướng thời kỳ đó.
1.3.3. Đóng góp của Khái Hưng cho tiểu thuyết Việt Nam 1930 – 1945 với tư cách là một yếu nhân của Tự lực văn đoàn
Có thể nói Tự lực văn đoàn là cái nôi nuôi dưỡng các thành viên trong nhóm, cho nên khi tham gia, dĩ nhiên Khái Hưng phải chịu sự quy định của những tôn chỉ sáng tác của Tự lực văn đoàn. Ông được Nhất Linh và những người bạn động viên góp ý, khuyến khích, ông đã chuyển biến rất nhanh cùng các bạn trong văn đoàn. Là một người tài năng và thông minh, nên trước khi gặp Nhất Linh, ông đã có quan niệm rất gần với gũi với nhà sáng lập ra Tự
lực văn đoàn. Nhất Linh với bằng cử nhân Pháp, Khái Hưng với bằng tú tài
Tây, bản thân ông lại được sống trong một gia đình quan lại nên rất có điều kiện thâm nhiễm nền văn hoá phương Tây, mặt khác ông là người giỏi Pháp văn nên có thể vượt qua những hiểu biết hạn hẹp để tìm hiểu văn hoá văn chương Pháp, điều đó các nhà văn thế hệ trước chưa có thể làm được. Trước khi gặp Nhất Linh, Khái Hưng đã hoạt động văn học, nhưng những văn phẩm của ông vẫn chìm lắng, hoà cùng dòng văn học 1913 -1932. Bởi vì lúc ấy văn chương của ông vẫn chưa có điểm nhấn, nội dung vẫn mang nhiều khuynh hướng cổ. Sau khi gặp Nhất Linh và những người bạn cùng chí hướng am hiểu văn hoá và văn chương Pháp, ông đã đứng ra làm biên tập báo Phong hoá, rồi trở thành cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Chỉ trong một thời
gian rất ngắn so với cuộc đời của một nghệ sĩ (10 năm), ông đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau: 12 tiểu thuyết (trong đó có hai cuốn viết chung với Nhất Linh), 8 truyện ngắn (trong đó có một truyện viết chung với Nhất Linh), 3 vở kịch (đó là chưa kể những vở hài kịch đăng trên báo Phong hoá và Ngày nay). Ngoài ra Khái Hưng còn viết một số truyện ngắn dành cho thiếu nhi và ông cũng là một dịch giả có tài. Nguyễn Hoành Khung đánh giá như sau: “Trong thế hệ các nhà văn mới, Khái Hưng là người duy nhất sinh ra ở thế kỷ trước, song lại là người mở màn đi đầu đi đầu cho phong trào văn nghệ mới, với một ngòi bút trẻ trung lịch lãm mà duyên dáng. Khái Hưng viết cả tiểu thuyết truyện ngắn, kịch, tiểu phẩm, phê bình, nhưng vị trí của ông thật xứng đáng lại ở địa hạt tiểu thuyết”. Bản thân tác giả cũng nhận thấy nghề viết văn là khổ sở nhưng cũng là nghề sung sướng. Ông viết: “Trước kia vui vì viết văn (…) một nghệ sĩ thì bao giờ mà không vui, không sướng, bao giờ mà không tận hưởng, tận hưởng cái thú làm việc [35;76]. Với ông viết văn là một nghề, nhưng với cái nghề này khiến ông phải tôn thờ, phải luôn gắn chặt với ông suốt cả đời, nó không phải là sự “thúc giục hay khuyên bảo” của ai cả mà đó là nềm đam mê, ông viết: “Không khi nào tôi bỏ được cái lý tưởng mà tôi thờ phụng trong thâm tâm tôi khi tôi đã nhận nó làm lý tưởng duy nhất của tôi (…). Cái quan niệm văn chương bao giờ cũng chắc chắn, tin tưởng. Luôn tự bảo vệ tôi: “Xưa nay mình chỉ viết cho mình, chỉ viết để thỏa mãn lòng sốt sắng muốn viết, thỏa mãn những nhu cầu của tâm hồn bứt dứt, trong một xã hội dưới một chỉnh thể không phù hợp với nó… [35;76]. Những quan niệm trên đã đi theo ông suốt một chặng đường dài và nó chi phối sâu sắc quá trình sáng tạo tiểu thuyết của ông. Khái Hưng cũng như các nhà văn Tự lực, rất băn khoăn và bứt rứt trước những thực trạng của xã hội đương thời, nhưng không dám chống đối, chỉ phê phán chế độ thực dân phong kiến, trên bình diện kinh tế, chính trị, chỉ muốn cải cách tân xã hội
trong phạm vi cho phép. Vì thế, Khái Hưng cùng với các nhà văn trong văn đoàn đã đem văn chương ra phụng sự lý tưởng, nhằm phá bỏ những bức tường thành kiên cố của chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội hợp với lẽ phải, theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả, quý phái lúc nào cũng tươi trẻ yêu đời, phù hợp với tôn chỉ của văn đoàn. Khái Hưng và các nhà văn Tự lực dựa trên tư tưởng ấy, cho nên từ việc lựa chọn đề tài, chủ đề, xây dựng cốt truyện, cho đến xây dựng nhân vật đã tạo nên một mô hình chung của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đem đến cho văn chương thời đại một tiếng nói mới, một cách cảm nhận mới về con người. Là một người có rất nhiều kinh nghiệm thực tế, với ngòi bút sắc bén, cho nên tiểu thuyết Khái Hưng có màu độc đáo riêng khác hẳn với Nhất Linh và người bạn trong văn đoàn của ông. Với cảm hứng chủ đạo của ông là phê phán lễ giáo, đại gia đình phong kiến, khẳng định quyền tự do, hạnh phúc tuổi trẻ, bày tỏ nỗi niềm thương cảm muốn chia sẻ với những người dân quê những khó khăn, vất vả, nghèo đói, bệnh tật mà họ đang phải đối mặt hàng ngày. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những tác phẩm của ông, đó là có một giấc mơ cải tạo xã hội theo lập trường cải lương tư sản. Các nhân vật chủ yếu của Khái Hưng khác với các nhân vật của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố. Vì ông miêu tả con người dưới góc nhìn cá nhân, còn các nhà văn hiện thực miêu tả con người dưới góc độ giai cấp xã hội. Trong tiểu thuyết hiện thực, các nhân vật của họ là những tri thức, những người nông dân nghèo, phải sống trong sự áp bức của xã hội, phải chấp nhận một cuộc sống cùng cực về vật chất cũng như tinh thần, hoặc là những địa chủ quan lại chuyên áp bức bóc lột những người dân nghèo. Ngược lại tiểu thuyết của Khái Hưng đi sâu vào khám phá những mẫu người cá nhân, những con người do ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây, họ thấy vai trò của cá nhân có một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Đề cao vai trò cá nhân là một nội dung phổ biến trong văn học (trong
thơ mới, trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và một số tác giả Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao). Trong tiểu thuyết của Khái Hưng, con người đi tiên phong trong xu thế đó. Sự khẳng định con người cá nhân gắn liền với sự đấu tranh không mệt mỏi cho tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Con người cá nhân của ông ở giai đoạn đầu có nhiều yếu tố tích cực và tiến bộ. Cái tôi cá nhân rất gần gũi với lợi ích, đạo đức của những người dân. Nhưng về sau, nó càng trở nên quá trớn, với lối sống trụy lạc, sống không lý tưởng của tầng lớp thanh niên trí thức và tiểu tư sản. Tác giả cũng thể hiện mối băn khoăn, cố gắng tìm hướng thoát cho tình trạng đó, tuy hướng giải quyết còn rất mơ hồ, nhưng cũng là những công lao lớn đáng ghi nhận.
Có thể nói Khái Hưng là một người dẫn đường cho tiểu thuyết mới - nền tiểu thuyết hiện đại. Ngay từ những cuốn tiểu thuyết đầu tiên, ông xóa bỏ hết khuôn mẫu của văn chương cũ, với khuôn sáo ước lệ của thời Trung đại, ông cũng vượt qua khỏi những chiêm nghiệm của văn chương buổi giao thời (30 năm đầu thế kỷ XX) để có những bước tiến vượt bậc, để có những đóng góp lớn cho quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Sự thành công của ông được thể hiện qua mỗi cuốn tiểu thuyết. Thi pháp tiểu thuyết đã thực sự hiện đại, cốt truyện không còn vay mượn, khuôn sáo, ngoắt ngoéo, ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, gần gũi với cuộc đời thật. Trong mỗi câu truyện tác giả thường xây dựng các nhân vật phụ để làm tăng dung lượng phản ánh hiện thực, vừa thể hiện một cái nhìn sâu sắc toàn diện của tác giả. Trong một số cốt truyện còn có kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa khái quát tượng trưng và sự chân thực gần gũi với cuộc sống. Khái Hưng có rất nhiều sáng tạo trong việc xây dựng nhân vật, rất chú trọng đến việc miêu tả đời sống nội tâm. Đây là hướng viết mới của tiểu thuyết lúc bấy giờ.
Có thể nói, Khái Hưng có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển tiểu thuyết Việt Nam, làm cho thành nó trở nên trong sáng và giản dị hơn.
Đứng trước yêu cầu cấp bách của thời đại đặt ra cho nền văn học thời kỳ này, cũng như bất cứ hình thức nghệ thuật nào khác, tiểu thuyết tất yếu phải phát triển. Khi trả lời tạp chí Anh Books man tháng 3 năm 1963 nhà tiểu thuyết Anh John Braine đã nói: “Nếu như nhà văn đã ngừng phát triển về mặt trí tuệ không chịu mở rộng thế giới xung quanh thì nhất định anh phải chấm dứt cái sự sáng tác đã trở nên tuyệt sinh đó, dù chỉ xét theo quan điểm hình thức thì anh ta cũng chẳng cho ta một điều gì mới mẻ. Sự thể hiện tiểu thuyết là như vậy. Tôi không thể nói tiểu thuyết sẽ phát triển theo hướng nào nhưng có lẽ vào chính giây phút tôi nói thì đã có hàng trăm nhà tiểu thuyết trẻ đang định đoạn được số phận của nó” [61;14]. Đóng góp về tiểu thuyết của Khái Hưng vào quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam, vào quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc 1930 -1945, với tư cách là nhân vật quan trọng của Tự lực văn đoàn là không thể không ghi nhận.
Chương 2
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT KHÁI HƯNG
2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Khái Hưng
2.1.1. Khái niệm cốt truyện
Cốt truyện là một yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự. Sách 150 Thuật
ngữ văn học (Nxb Đại học QG Hà Nội - 1999) viết rằng bản thân thuật ngữ
“cốt truyện” của tiếng Việt do yếu tố “cốt” nên dễ bị hiểu như cái “lõi”, “bộ xương”, “cái sườn”, “cơ sở của truyện được chứ không phải là truyện. Các nhà nghiên cứu hầu như đã nhất trí với nội hàm khái niệm cốt truyện bao gồm “hệ thống hoàn chỉnh các sự việc và hành động chính trong tác phẩm”. Về cốt truyện, người ta chia cốt truyện thành nhiều bước: trình bày, khai đoan (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Trên phương diện kết cấu và quy mô nội dung nhìn chung có thể chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng, thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Ngược lại cốt truyện đa tuyến là cốt truyện được trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kỳ lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn, hệ thống cốt truyện đa tuyến, được chia làm nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của tác phẩm.
Nhưng trong lịch sử của ngành lý luận văn học, vị trí cốt truyện này càng được giảm dần, do sự lớn lên về vai trò của tính cách nhân vật. Đầu thế kỷ XX các nhà tiểu thuyết mới trong khi chủ trương gạt bỏ kỹ thuật đã lỗi thời
của tiểu thuyết truyền thống họ đã rất mạnh dạn, cũng có thể nói là cực đoan trong khi gạt bỏ vai trò của cốt truyện. Từ chỗ bằng cốt truyện đến chỗ nhỏ hơn cốt truyện, thậm chí truyện không có cốt truyện để có thể kể được. Phải chăng có thể coi việc giảm dần, nới lỏng dần của cốt truyện, việc cốt truyện ngày một mất đi vai trò vốn rất quan trọng của nó là dấu hiệu chứng tỏ sự hiện đại của thể loại.
Tuy nhiên vấn đề khái niệm “cốt truyện” đang còn khá phức tạp nhưng trên cơ sở của một số ý kiến vừa nêu trên trong tiểu luận này chúng tôi tạm thời đưa ra một quan niệm về “cốt truyện như sau: cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố cụ thể được trình bày trong tác phẩm với ý đồ nghệ thuật của tác giả như một tiến trình và thể hiện qua phương tiện nghệ thuật. Như vậy cốt truyện không chỉ là một mặt nội dung quan trọng và trực tiếp mà là một phương diện nghệ thuật của tác phẩm.
Tiểu thuyết truyền thống được sáng tác bằng thể văn vần chữ Hán hay