Thế giới nhân vật của tiểu thuyết Khái Hưng dưới cái nhìn phân

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 47 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thế giới nhân vật của tiểu thuyết Khái Hưng dưới cái nhìn phân

phân loại

Có thể nói, không có tác phẩm tự sự nào lại thiếu vắng nhân vật. Nhân vật là một trong những thành tố, những yếu tố chính của tiểu thuyết. Khái Hưng cũng khá thành công trong xây dựng nhân vật. Tiểu thuyết của ông để lại nhiều hình tượng hấp dẫn và có sức sống. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông rất đa dạng, được xây dựng theo một kiểu tư duy nghệ thuật

mới, có một mối liên hệ, tiếp xúc tối đa với đời sống hiện thực, cuộc sống gia đình. Nói như Ngô Văn Thư “Khái Hưng đã xây dựng được một thế giới nhân vật khẳng định được những bậc thang, những cấu tạo giá trị mới” [77;11]. Thế giới nhân vật của tiểu thuyết Khái Hưng chính là “thế giới tâm hồn nghệ sĩ” và mỗi nhân vật “có một tính cách riêng, toả sức hấp dẫn riêng” [9;10].

Nghiên cứu thế giới nhân vật của Khái Hưng chúng tôi thấy nhân vật của ông rất đa dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng đối tượng có thể phân ra thành kiểu loại nhân vật nhất định mang nội dung tư tưởng khác nhau của nhà văn. Nếu như Tự lực văn đoàn ra đời đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của nền văn học dân tộc thì sự xuất hiện tiểu thuyết của Khái Hưng đáp ứng kịp thời cho nhu cầu đổi mới cách nhìn về gia đình lúc bấy giờ. Tiểu thuyết của ông sáng tác trong lúc xã hội đang diễn ra cuộc giao tranh gay gắt, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới. Chế độ phong kiến như một con thạch sùng đã đứt hết đầu mà khúc đuôi vẫn có quẫy đạp. Những tư tưởng, lễ giáo cổ hủ, nặng nề tồn tại trong hơn một nghìn năm phong kiến không phải dễ dàng mất đi trong một sớm một chiều. Là một trí thức Tây học, tiếp thu ánh sáng của xu thế thời đại mới, Khái Hưng không chấp nhận những quan niệm lỗi thời, những nghi lễ nặng nề đã không còn phù hợp với con người và xã hội hiện đại. Bởi vậy, ông gửi gắm trong sáng tác của mình tiếng nói phê phán trực diện thông qua những hình tượng nhân vật đặc sắc.

Có thể xem xét thế giới nhân vật của Khái Hưng từ nhiều góc độ. Ở đây, chúng tôi tập trung nói về các loại nhân vật: nhân vật người đàn ông, nhân vật người phụ nữ, nhân vật đại diện cho lớp thanh niên mới, nhân vật giàu lòng vị tha, nhân vật có cái nhìn thẩm mỹ mới.

2.2.2.1. Nhân vật người đàn ông

Trong gia đình, người đàn ông bao giờ cũng ở vị trí cao nhất - “con không cha như nhà không có nóc”. Vai trò của người bố bao giờ cũng được

coi trọng, hơn thế nữa họ quyết định cả số phận của người phụ nữ. Còn khi người chồng người cha trở nên mờ nhạt, hèn yếu như nhược, thì đại gia đình phong kiến cũng đang đứng ở bên bờ vực của sự suy tàn. Điều này ta dễ dàng nhận thấy, nhà văn Khái Hưng đã có ý đặt những ông bố trong Gia đình,

Thoát ly, Thừa tự và một số tác phẩm khác vào một vị trí thật “kiêm tốn”,

thậm chí người cha ấy không hiện diện trong tác phẩm (Thừa tự, Nửa chừng

xuân…).

Trong Gia đình – cuốn tiểu thuyết được coi là “nhát búa cuối cùng vào bức tường khổng lồ nhưng đã mục nát của thế hệ trước: chế độ gia đình [7], ông đã dựng lại một tấn hài kịch về một đại gia đình trong cơn lốc xoáy quan trường, danh vọng, không thể nào cưỡng lại được. Câu chuyện xoay là gia đình ông án Báo là gia đình quý phái, lại là “tiên chỉ trong làng”, ông phải tỏ ra mực thước nghiêm minh biết “cầm cân nảy mực” cho gia đình êm ấm. Nhưng đằng này, ông án Báo đứng trước những những xung đột bất hoà trong gia đình, các con ông có hiềm khích ghen ghét đố kỵ nhau, ông dường như vô can, hay nói đúng hơn là làm ngơ... Ông chỉ can ngăn khi “họ đem việc làng ra hỏi vặn nhau, ghen tị nhau, ăn hơn kém nhau, tiêu lạm món nọ món kia [80;517]. Trong làng ông nói mọi người còn rất nể trọng, nhưng đâu có biết rằng có những lời bàn tán về việc giỗ bố, bố ông thời ông còn đương chức sát án trên tỉnh “ông đem cha mẹ ra làm tiền”. Về sau sợ mang tiếng, ông phải cúng giấu không dám mời ai, dân làng nể ông vì ông đang giữ chức tiên chỉ, hay họ nể vì họ nhìn thấy nhà ông danh giá, sang trọng. Còn bản thân ông án thì cả làng này đều biết.Với ông nơi bấu víu duy nhất là cái hư danh của chế độ phong kiến đã suy tàn. Ông không muốn khuyên can các con vì sợ cái uy bị tổn thương (con cái không nghe lời), rồi sợ cả bà Án làm ầm lên. Gia đình ông chỉ có một lớp sơn sáng bóng trên bề mặt, còn bên trong thì mục rỗng

chẳng ra gì. Chỉ vì quá nhu nhược nên vai trò làm cha, làm chồng của ông rất mờ nhạt và yếu hèn.

Trong Gia đình, ngoài nhân vật ông án Báo ra còn có ông điều Vạn chú ruột của An, theo lời ông thì “chú cũng là cha” nên ông cho mình cái quyền quyết định tương lai của cháu. Ông cùng với cháu dâu là Nga - vợ An tìm mọi cách buộc An phải dấn thân vào chốn quan trường. Ông ép An chỉ vì muốn khẳng định vai trò của người chú “sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì” ngoài ra ông còn muốn lưu truyền cái thanh danh của dòng họ Phạm. Bất chấp tất cả những bài học luân lý và cái thanh danh của dòng họ. Ông điều Vạn lúc đầu còn có vẻ là rất oai, sau này ông luôn nép đằng sau lưng Nga - vợ An để xúi giục, cũng từ khi đó trong mắt An vai trò của người chú thật kém cỏi. Trong cuộc tổng công kích của người chú và vợ, An đã cố gắng hết sức “giữ mình”. Nhưng cuối cùng anh đã chịu thua, chỉ có điều không phải thua chú mà là thua vợ. Đứng ở nhiều khía cạnh để nhìn thì thấy rằng An là một kẻ nhu nhược yếu hèn. Nhưng trong trường hợp này thái độ của anh làm cho người đọc hiểu rằng: chế độ đại gia đình phong kiến đang trên đà trượt dốc, suy vong.

Trong tiểu thuyết Thoát ly, nhân vật người cha được dựng lên khá tiêu biểu cho tín chất rệu rã, lỏng lẻo, xuống cấp của đại gia đình. Nếu như ông án Báo, ông điều Vạn (Gia đình) mang dáng dấp của uy quyền phong kiến, tuy ở trên danh nghĩa thì ở đây ông Phán đã hoàn toàn lép vế trước người vợ bé. Trước đây ông vốn là người hay lo lắng sốt sắng nghĩ tới việc gia đình, chăm sóc tới vợ con. Thế mà sau khi cưới vợ bé về, và nhất là khi vợ cả mất, ông tận mắt chúng kiến mâu thuẫn giữa vợ bé và con riêng, là Hảo và Hồng. Để chiều lòng vợ bé lúc đầu ông còn tỏ ra thù ghét Hồng và Hảo, dần dần thành thói quen. Rồi không biết từ bao giờ con người hay lo lắng cho vợ con đã chết từ lúc nào mà thay vào đó là một con người yếu hèn, nhu nhược, nhút nhát trong ông sống dậy. Cái phần xấu xa của ông cứ lộ mãi ra “ông sợ phiền

nhiễu sợ đau khổ” ông chỉ muốn sống bình lặng và yên ổn. Cuối cùng ông phải trả giá cho sự nhu nhược của mình đó là: mất gia đình, vợ con và ngay cả bản thân mình.

Khái Hưng luôn tỏ ra rất hiểu tâm lý đàn ông. Họ luôn vững vàng kiên định trong nhiều hoàn cảnh, nhưng khi có sự tác động của người đàn bà, họ rất dễ yếu lòng, nhất là những người có bản tính nhút nhát như ông Phán. Qua các nhân vật đã phân tích ở trên ta thấy được sự mất dần vị trí của người đàn ông trong gia đình phong kiến đương thời. Điều này đã chứng minh cho nhận định: đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình phong kiến người ta hiểu rằng uy quyền phong kiến vẫn còn đang trong cường thịnh. Còn khi người chồng người cha trở nên mờ nhạt thì gia đình phong kiến đứng bên bờ vực thẳm. Người đàn bà khi xưa an phận trong cái bếp “phu xướng phụ tuỳ” thế mà giờ đây lại lấn sân sang ranh giới của đàn ông để “làm mưa làm gió”, những điều đó chỉ Khái Hưng mới nhận ra: “không gì khiến ta tin vào sự xấu xa bằng chính sự xấu xa ở những người đàn bà”. Không chỉ dừng lại ở góc độ nhìn nhận người đàn ông, mà chủ yếu ông còn muốn khắc sâu vào hình ảnh người phụ nữ - một việc làm chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc của Khái Hưng, về nếp sống cách suy nghĩ của người Việt Nam: “Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm” và cái tổ ấm dưới tay người phụ nữ nó xuống cấp đến mức độ nào, chỉ như thế người đọc mới có dịp đánh giá chân thực diện mạo của lễ giáo phong kiến.

2.2.2.2. Nhân vật người phụ nữ

Nhân vật người phụ nữ đại diện cho lễ giáo phong kiến tiêu biểu là bà Án trong Nửa chừng xuân, bà Ba Thừa tự, bà Phán trong Thoát ly. Bà Án Báo trong Gia đình là một người thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, đến lúc về già bà vẫn giữ được cái dáng vẻ của một mệnh phụ phu nhân quyền quý, cho nên trong đầu óc của bà chứa đầy những quan niệm cũ. Với bà, mớ lễ nghi đạo đức Nho giáo đã ăn sâu vào tâm não, đã hoà lẫn với mạch máu, đã trở thành

một cái nghi lễ thiêng liêng về tinh thần bất vong bất diệt [80;133]. Tất cả những quan niệm đó nó đã dẫn đường cho mọi hoạt động và suy nghĩ của bà. Vì không muốn cho Lộc kết duyên cùng Mai nên bà đã phản đối cho rằng không môn đăng hậu đối, vì Mai nghèo không không đáng làm vợ một tham tá. Trong mắt bà Án, Mai chỉ là “đồ liễu ngõ hoa tường chỉ tổ làm bẩn nhà” [80;148]. Ngoài ra bà còn muốn khẳng định quền lực của mình “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” với Lộc. Ở đây Khái Hưng tỏ ra rất hiểu tâm lý lớp người này. Chính vì vậy ông đã dựng lên bức chân dung của bà Án trong tác phẩm như đứng giữa cuộc đời thực. Ông để cho bà Án vừa có sự lộng quyền của một người đàn bà gia trưởng, vừa nhẹ nhàng đầy thủ đoạn của một người đàn bà đầy hủ lậu cay nghiệt.

Trong Gia đình, vào ngày kỵ, thì bà án Báo không để cho con cháu quây quần, trò chuyện vui vẻ mà chỉ là “ngày để cha mẹ, anh em, chị em họp mặt đông đủ giữa làn không khí hiềm khích bất hoà” [80;527]. Tạo ra không khí đó nguyên nhân trực tiếp là bà án Báo, bà luôn tìm cách tạo ta các con mối hiềm khích và cay cú về thứ tự cao thấp trong bậc thang xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của bà là làm sao cho tất cả các con đều phải là những “ông lớn, bà lớn”. Lòng khinh trọng của bà được đo đếm bằng các chức danh. Bởi lẽ, “quan là mẹ dân, dễ mỗi lúc mà con kiện được cha mẹ” [80;609]. Theo bà, con đường duy nhất con đường duy nhất đúng đắn và cần thiết đối với con người là ra làm quan. Thói hám danh, hãnh tiến đã ăn sâu vào trong suy nghĩ và quyết định mọi hành động của nhân vật. Cùng chung suy nghĩ với bà Án đó là Phụng và Nga, hai chị em không bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào để khích bác mạt sát nhau.

- Bẩm mẹ, sao trên đời có lắm đứa ghen tị đến thế? Thấy người ta hơn thì hậm hực bóng gió.

- Thì chị cứ kệ người ta được không!

- Bẩm mẹ, khốn mà mình im, họ lại cho là mình ngu không biết gì. Nga nóng bừng cả mặt, cả hai má như người say rượu (...) nàng cố nói giọng bình tĩnh với mẹ:

- Thưa mẹ, chị con cứ tuởng thế thôi, chứ cái chức tri huyện của anh Viết to tát gì cho lắm mà người ta phải ghen tị với chị con” [80;527]. Đối với Nga và Phụng, điều duy nhất mà họ cảm thấy thoải mái chỉ có là sự sỉ nhục, hạ thấp nhau. Nguồn gốc của hành động ấy là thói hám danh, hãnh tiến đã chi phối, điều khiển mọi hành động của nhân vật. Nếu có sự lựa chọn thì Phụng đã thoải mái nhận nó hơn là hạnh phúc của gia đình. Biết chồng có vợ lẽ, Phụng “vẫn dửng dưng, bình tĩnh, sung sướng như thường bởi dù có thế nào đi chăng nữa, Phụng vẫn giữ được cái tiếng gọi “bà lớn huyện”. Đối với Nga thói hám danh và lòng ích kỷ còn nhiều hơn ở Phụng, nàng không muốn gắn bó suốt đời với cái nghề làm ruộng mà muốn “làm bà huyện” Nga đã gây ra tấn “kịch gia đình”, bắt An phải bỏ giấc mộng quy điền, thi thố làm quan. Nàng còn nhỏ nhen ích kỷ, và tính toán ngay chuyện trong hạnh phúc em gái: “Nàng yêu Bảo hơn các anh khác. Nhưng không phải vì tình yêu mà nàng muốn giúp việc nhân duyên của Bảo. Biết gia đình Hạc có nhiều chuyện chẳng hay, Nga muốn Bảo về đó làm dâu để sau này khỏi há miệng mỉa mai nhà chồng nàng không phải nhà quý phái. Trong Thừa tự nhân vật bà Ba cũng là một điển hình cho bệnh “sính quan” của xã hội cũ. Không như thế mà “mới ngoại hai mươi lại chịu lấy một ông lão gần bảy mươi” và luôn gọi chồng là quan lớn để tỏ rằng mình là bà lớn [80;964 - 966], việc lựa chọn con rể cũng phải có tiền đồ làm quan, tính toán mãi bà mới chọn cậu cử Phan “sắp cử nhân luật nay mai”, bà tính toán “chỉ vứt đi một cái nhà ở Hải Phòng cũng lo đủ cho cậu ra tri huyện” [80;1088]. Nhưng với bản tính bủn xỉn, bà không thể ngồi mà nhìn người khác chiếm đoạt tài sản của bà được. Với một người tính

toán, mưu mô như vậy, việc bỏ tiền ra để mua chức tri huyện cho con rể chỉ chợt loé lên trong dòng suy nghĩ của bà rồi vụt tắt. Cũng chính cái ảo tưởng danh lợi đó là nguyên nhân đưa con gái bà vào cuộc bất hạnh. Thực chất, bà Ba đã bán rẻ con gái cho thói hám danh hãnh tiến.

Trong Thoát ly Khái Hưng đã xây dựng rất thành công nhân vật các “bà lớn”, đến đây dường như ông đã hoàn thiện thêm bức tranh về tư tưởng cổ hủ, thói xấu xa của lòng dạ đàn bà. Với sự xuất hiện của, bà đốc, bà phán, bà phủ, bà thông... quanh thành phố Ninh Giang cũng đủ phức tạp. Quanh bàn tổ tôm, họ phỉnh nịnh, mỉa mai bới móc, cạnh khoé nhau, để nâng cao mình hạ thấp người khác. Còn bà Phán vẫn tỏ ra dịu dàng, yêu mến Hồng trước mặt cha nàng nhưng “lòng tử tế của bà Phán chỉ là âm mưu sâu cay độc”. Bà bắt nàng phải lấy con bà Án tỉnh Vĩnh Yên – người mà nàng chưa tùng gặp mặt, chỉ vì muốn được “hãnh diện”, “tự hào” thông gia với một gia đình quyền thế, nhưng với lòng nhỏ nhen ích kỷ với đứa con riêng, bà đau đớn, tức tối khi Hồng được hạnh phúc, bà vui mừng sung sướng khi biết tin Thân chồng sắp cưới của Hồng bị chết đột tử. Cho đến lúc sắp chết mà đứa con chồng tội nghiệp ấy vẫn bi mụ dì ghẻ truy đuổi.

Đến đây chúng ta đã nhận ra rằng lễ giáo phong kiến khi xưa làm cho con người ta sống đẹp bao nhiêu thì đến bây giờ nó huỷ hoại tâm hồn người ta bấy nhiêu. Tất cả các nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến đều có những nét chung là hám danh hãnh tiến, ghen ghét bảo thủ lạc hậu, xảo quyệt tàn nhẫn, ích kỷ và vô nhân đạo. Các tiểu thuyết của ông đã khắc hoạ được tính chất lỗi thời, phi nhân đạo của những tư tưởng phong kiến.

2.2.2.3. Nhân vật thanh niên mới

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w