7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Biểu hiện màu sắc luận đề trong ngôn ngữ nhân vật
Bên cạnh hành động và cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng đóng vai trò to lớn trong miêu tả tâm lý nhân vật. Khái Hưng đã sử dụng ngôn ngữ nhân vật để viết lên những bản tuyên ngôn về nhân quyền và nghệ thuật, hoặc thể hiện thái độ mỉa mai, phê phán những biểu hiện của cái cũ. Có khi thông qua là ngôn ngữ của chính nhân vật, hay có khi thông qua ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật, mà luận đề của tác phẩm được biểu lộ.
Trong tiểu thuyết Thừa tự, ngôn ngữ nhân vật bà Ba cùng với tiếng khóc của bà đã thể hiện ý đồ muốn tác động tới tâm lý những người xung quanh, khiến họ phải nhượng bộ hoặc làm theo ý đồ của bà. Có ba lần bà sử dụng nước mắt và lời nói làm vũ khí trong tác phẩm. Lần thứ nhất, lo sợ vì Trình và Khoa không bập vào món mồi thừa tự mà bà đã truyền đạt qua người trung gian là bà Bỉnh, bà liền đặt thẳng vấn đề, với động cơ, mục đích rất mùi mẫn, với những giọt nước mắt và cơn ngất giả tạo:
“Bỗng bà sụt sùi khóc, kể lể:
- Các anh các chị có thấu tình cảnh cho tôi không,? Tôi nghĩ mà tôi buồn quá… Tôi làm bạn với thầy trong mười mấy năm giời… được một em Cúc…
(…)
- Vì thế mà tôi muốn được một trong hai anh cháu…Bây giờ tôi già rồi, cụ ạ… Tôi muốn có người để giao hết các công việc cho… Tiền của đấy, cơ nghiệp đấy, tôi chết thì tôi có mang đi được đâu. Cháu Cúc rồi nó đi theo chồng nó…Cái nghề con gái trông cậy gì được.
(…)
- Nhưng, tôi đã nói, tôi muốn có một lập ở hẳn với tôi như con đẻ với mẹ thực ấy kia… Lạy giời lạy Phật, tôi chỉ có một lòng thẳng thắn… Vì thế…
(bà Ba nức nở) vì thế nhận được mấy chữ … của hai anh… tôi khổ sở… tôi đau đớn… tôi uất lên.
Và bà lại uất lên. Hai mắt lim dim, bà ngả người về phía sau rồi nằm vật lên đống chăn bong bọc nhiễu đỏ cạp nhiễu xanh.
Nhưng Tĩnh và Chuyên chỉ ngồi nhìn. Sợ cái ngất của mình sẽ trở nên khôi hài, bà Ba làm như cố gượng ngồi dậy, tựa lưng vào tường, rên khừ khừ, một tay chống xuống sập, một tay vuốt ngực:
Giời ơi, khổ sở thân tôi, sao tôi không chết quách đi để khỏi làm phiền biết bao người… Ới quan lớn ơi, quan lớn có khôn thiêng thì quan lớn cho tôi được đi theo... quan lớn…” [38;120 - 123].
Lần thứ hai, bà Ba dùng nước mắt và lời nói để củng cố lực lượng, tránh nguy cơ Trình và Khoa, biết đâu, có thể gây cản trở đám cưới của Cúc. Và phương cách bà dùng đã đạt được hiệu quả nhất định: “hình như những nỗi đau đớn mà người đàn bà ấy vừa thổ lộ ra đã làm dịu lòng căm hờn của bọn cừu địch”, bởi vì bà nói “nghĩ mà tôi buồn, em nó đi lấy chồng rồi thì… chỉ còn các anh các chị… mà các anh các chị chả thấu lòng cho tôi…” [38;156]. Nhưng nếu như họ nghe được lời nói sau đây mà bà Ba nói với bà Hai thì hẳn họ cũng chẳng có lý do gì để xúc động đến thế:
“Nào đã có gì đâu! Người ta cứ đồn ầm lên đấy thôi, cụ ạ…, tôi nhờ giời cũng được một mụn con. Thời buổi này con gái cũng như con giai, với lại theo luật mới thì con gái cũng được giữ việc hương hỏa như con giai. [38;144].
Lần thứ ba, bà Ba thể hiện trong ngày cưới Cúc, vừa khóc vừa nói để thỏa mãn cùng một lúc nhiều động cơ tâm lý của bà, giúp bà đạt được nhiều mục đích. Mục đích đầu tiên là che giấu sự biển lận của mình, bà giàu bà muốn ai cũng không biết. Bà kiệt, bà muốn ai ai cũng không hay. Mục đích thứ hai là hoãn binh khéo léo món quà mừng cô dâu chú rể mà lẽ ra bà phải
công bố trước mặt mọi người, bởi vì bề ngoài bà đã khiến cho nhà trai hiểu và hy vọng về món quà hồi môn hậu hĩ, nhưng trong thâm tâm thì thà “chết đi còn hơn ngồi đấy mà giương mắt nhìn người ta bóc lột”. Lần này thì bà không thể độc diễn được, phải nhờ thêm bà cả làm vai phụ:
“Chú rể và cô dâu vừa bước vào chiếu để làm lễ, bà Ba liền chu chéo khóc lóc và kể lể:
- Có phải là tôi không muốn nhận lạy của con tôi đâu…Nhưng tôi lại nhớ tới quan lớn tôi… Ông Án ơi, đó con ông đã thành gia thất rồi đó… Ông chả sống mà nhìn thấy con ông và con rể ông… Cực nhục cho tôi chưa?... Tôi sung sướng lấy một mình…
(…) Bà Hai toan nói, nhưng bà Cả vẫn giơ tay lên gạt:
- Bà Án tôi vẫn thế đấy, dễ cảm động lắm, để yên một lát. Bà Án tôi sẽ trấn tĩnh ngay.
Một lát sau, quả thực bà Ba đã trấn tĩnh, vui cười như không từng xảy ra việc gì. Nhưng cái món hồi môn không ai nhắc đến nữa cho tới lúc đón cô dâu lên ô tô” [38;162-163].
Nhân vật của tiểu thuyết luận đề Khái Hưng biểu trưng cho hai lực lượng đối lập: cô gái mới và bà mẹ chồng hoặc bà dì ghẻ. Các bà mẹ đại diện cho lề thói cũ gia đình đang cố níu kéo, duy trì quyền lực làm mẹ và nền luân lý, phong tục, tập quán, nếp nghĩ cũ, đặc biệt là quyền làm mẹ chồng hiện đang bị lung lay trước những biến đổi của tư tưởng xã hội. Các cô gái mới, những nàng dâu tân thời cũng quyết liệt không kém, đang tìm cách chứng minh và khẳng định quyền làm người, quyền suy nghĩ và hành động của mình. Căn cứ vào sự phân biệt tư tưởng cũ - mới, có thể gọi một bên là nhân vật phản diện và một bên là nhân vật chính diện. Đối thoại mang tính chất xung đột thường được dùng để biểu hiện sự đối kháng giữa các nhân vật có tính cách tư tưởng trái ngược nhau. Trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, khi
khắc họa một nét tâm lý mới là ý thức về quyền bình đẳng trong hôn nhân, về nhân phẩm người phụ nữ trên một nền tảng tâm lý cũ là đức hi sinh, sự nhường nhịn ở nhân vật Mai, Khái Hưng đã chứng tỏ tài năng của một cây bút tiểu thuyết già dặn. “Nhân vật trở nên sống động hơn qua các cuộc đối thoại trong hoàn cảnh bắt buộc phải phát huy hết bản năng, bản sắc, cá tính của mình. Ở đây, nhân vật phản diện ngoài sự tự bộc lộ mình, còn góp phần làm nổi rõ hơn tâm lý, tính cách của nhân vật chính diện, khiến cho tác giả che giấu được bàn tay của mình, tạo ra những pha tâm lý rất duyên dáng, nếu có sự can thiệp, thì chỉ ở một mức độ nào đó trong dẫn dắt giúp cho mạch tâm lý thêm uyển chuyển, ý vị mà thôi. Có thể gọi đó là thủ pháp đối ứng, soi sáng lẫn nhau giữa các nhân vật” [42;69].
Trong đoạn đối thoại giữa Mai và Hàn Thanh, thì sự tức giận, khinh bỉ của Mai đã tới tột cùng nhưng cô vẫn phải khéo léo che giấu bằng cái vẻ ngoài tuân phục, dịu dàng, để có thể hoãn binh giúp nàng chưa phải đưa ra quyết định cuối cùng. Còn tâm lý háo sắc, sự sàm sỡ của lão già Hàn Thanh được miêu tả rất khéo qua những câu nói hợm hĩnh, lối diễn đạt ỡm ờ hai mặt khi mượn Kiều, lẩy Kiều.
“…Ông Hàn mủm mỉm cười, mấy ngón tay vẩn vơ xoa cằm.
- Thôi, cô này… nói gần nói xa chẳng qua nói thật… cái nhà của cô mà… không cần bán… cũng có tiền… Tiện cho cô mà tiện cả cho tôi.
- Thưa cụ, cụ dạy gì cháu không hiểu…
- Lại còn không hiểu. Nghĩa là cô đứng ra trông nom nhà cửa ruộng nương bên ấy cho tôi.
Mai bỡ ngỡ hỏi: - Thưa cụ…
- Đã bảo đừng gọi người ta bằng cụ mà! Gọi bằng ông… hay anh cũng được. Mai hai má đỏ ửng, đứng phắt dậy, ra hiên gọi:
Thiết Thanh cười, chạy theo toan lôi Mai lại: - Làm gì mà cô phải gọi rối lên thế?
Mai sợ thất sắc tuy lúc bấy giờ người lão bộc ở nhà dưới nghe tiếng gọi chạy vội lên. Cô biết rằng nóng nẩy có khi gặp sự chẳng lành, liền đấu dịu ung dung gượng cười, trở lại chỗ cũ:
- Thưa cụ, cháu gọi ông ấy lên để xin phép cụ trở về, vì cụ chẳng thương mà mua nhà đất cho.
Thiết Thanh ghé tận tai, bảo sẽ Mai: - Có cô chẳng thương tôi thì có.
Mai vờ không tiếng, chắp tay vái chào: - Lạy cụ ạ, chúng cháu xin về.
(…) [80;109 - 110]
Trò mèo vờn chuột của Hàn Thanh tuy có “nghề” thật, nhưng vì gặp phái tay rắn hơn, nên ý đồ của hắn không được như ý, chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”. Với những nét miêu tả chấm phá mang tính chất dẫn dắt, lời thoại đã thể hiện được tâm lý, tính cách của Mai.
Với bà Án, Mai cũng có những lối đối đáp khôn khéo, cứng rắn, sắc sảo trong trường hợp nào cũng bảo vệ được nhân cách, tỏ được tư cách tự chủ của mình, kể cả khi yếu thế lẫn khi thắng thế. Trong lần thứ nhất gặp bà Án, mặc dù ở thế yếu Mai đã dẫn chính những nguyên tắc, lý lẽ của đạo Nho để biện luận cho mình và thuyết phục bà Án. Chỉ có điều, khác với bà ta, những nguyên tắc Mai đưa ra phù hợp với tinh thần vốn có trong truyền thống dân tộc. Khi thì thuở xưa cha con còn dạy con nhiều điều mà cha con cho là hay hơn và quý hơn những điều lễ nghi… là lòng thương người và lòng hi sinh.
“- Có lạ gì điều đó. Chính là điều nhân của đạo nho.
- Bẩm bà lớn, vâng, chính thế, nhưng điều nhân của đạo Nho ta cũng là điều nhân trong phạm vi nho giáo mà thôi” [80;151].
Khi thì Mai nói: “bà lớn chỉ là một người ích kỷ. Bà lớn theo nho giáo, mà bà lớn không nhớ câu: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” [80;154]. Khi thì: “… một lời đã hứa thì bao giờ cũng phải giữ…Trong năm điều nhân, lễ nghĩa, trí, tín, bà lớn viện ra ban nãy, có hai điều tôi trọng nhất là nhân và tín” [81;154].
Trong lần gặp thứ hai với bà Án, khi đã ở thế công, Mai càng tận dụng cơ hội để khẳng định nguyên tắc sống của mình: “sáu năm về trước, hình như tôi đã trình cụ biết rằng nhà tôi không có mả lấy lẽ. Đối với kẻ khác thì được lên làm cô huyện, rồi cô phủ, cô thượng nay mai là một cái vinh dự. Nhưng tôi, tôi cho làm cô thượng không bằng, không sướng bằng làm chị xã, chị bếp, chị bồi, mà được vợ một chồng một, yêu mến nhau… khi vui có nhau, khi buồn có nhau, khi hoạn nạn có nhau…” [80;214 - 215].
Những lời nói của Mai đã thể hiện nhận thức tiến bộ về hạnh phúc của con người, của đôi lứa. Nhận thức đó vượt lên lễ giáo cổ hủ của xã hội, mà giải phóng cho hạnh phúc lứa đôi. Dù cuộc sống có nghèo khổ, không được làm ông này bà nọ, nhưng không phải chịu cảnh vợ lẽ, cảnh chung chồng, mà được chung thủy một chồng một vợ sớm tối yêu thương nhau, đó mới gọi là hạnh phúc. Mai đúng là người thấu xưa, hiểu nay.
Qua những lời đối đáp giữa Mai và bà Án, Khái Hưng đã nhấn mạnh kịch tính của cốt truyện. Nếu như Mai khéo léo và quyết đoán bao nhiêu, thì bà án cũng rất giỏi đánh vào tâm lý của một cô gái giữ chữ tín, và giàu lòng tự trọng như Mai. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Mai, vì ở thế chủ động, nên bà lập tức phủ đầu: “Tôi nghe chuyện thì hình như cô cũng thâm hiểu lễ nghi đạo đức của thánh hiền lắm” [80;150]. Sau đó chuyển sang lục vấn, rồi kết luận: “Cô là gái mồ côi cha mẹ thì tránh sao cho khỏi được sự lầm lỡ” [80;148].
Bà lại tiếp tục thăm dò phản ứng, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi hơn bởi đối phương của bà đối đáp cũng chẳng phải tay vừa, thậm chí còn làm cho bà đôi lúc thấy cảm động. Bà bám ngay vào chỗ yếu của Mai, đó là
đức hi sinh cho người mình yêu. Cho nên bà quyết định đi thẳng vào vấn đề: bà sẽ cưới vợ cả cho Lộc, đó là con gái quan tuần, vì chữ tín với gia đình người ta, vì công danh địa vị của Lộc, sau đó sẽ hỏi Mai cho Lộc làm vợ lẽ: “Nếu trái lại, tôi để nó tự do kết hôn với cô, thì không những nó mất chỗ nương tựa, mà nó lại mang tiếng chơi bời bậy bạ, lấy người không xứng đáng, tránh sao được nốt xấu trong lí lịch. Đấy cô nghĩ mà xem, nếu quả cô yêu con tôi và cô giầu lòng hi sinh thì chả còn hi sinh nào to bằng, quý bằng, cao thượng bằng sự hi sinh này. Vì cô sẽ giúp cho tương lai của người cô yêu” [80;152].
Đây quả là một đòn tâm lý lợi hại khiến cho “Mai tức nấc lên, đã toan cãi lại, nhưng không tìm được lời kháng nghị, nên chỉ đứng nức nở khóc” [80;153]. Nhưng bà Án vẫn chưa chịu buông tha, bà tiếp tục dọa nạt, ép buộc, kích động, buộc Mai phải lựa chọn giữa hai con đường, một là làm lẽ Lộc, hoặc tự ý bỏ đi. Khi nắm chắc phần thắng vì biết Mai sẽ khẳng khái ra đi, bà còn bồi thêm một đòn cuối cùng: “Cô nên nghĩ đến lão già này tuổi tác chỉ có một con trai. Nếu nó say hoa đắm nguyệt mà sinh ra bất hiếu bất mục, thì tôi đến buồn mà khô héo, mà chết mất. Đó là sự hi sinh cuối cùng mà xin cô ban riêng cho tôi” [80;154].
Trong lần gặp gỡ thứ hai với Mai, tuy ở thế yếu, nhưng bà vẫn chủ động bởi bà rất cần đến cháu Ái con Mai để nối dõi tông đường, nếu Mai không chiều theo ý bà thì bà cũng phải chịu. Vì vậy bà soạn sẵn một kịch bản, chịu nước lún, nhưng kiên trì theo đuổi mục đích đến cùng. Lúc này, vở kịch đã đổi, trước kia thì bà Án mở màn công kích trước, bây giờ thì Mai xuất hiện, trước kia Mai “quả quyết ngẩng đầu lên đáp lại”, thì bà Án bây giờ cũng có một một cử chỉ tương tự như vậy để tiếp nhận thái độ khiêu khích của Mai. Đầu tiên bà xin lỗi về chuyện cũ, kể ra một câu chuyện hư cấu về lòng hối hận, về quá trình tìm kiếm mẹ con Mai, sau đó đặt vấn đề tái hợp Mai và Lộc
vẫn với chiêu bài làm lẽ. Khi bị phản đối thì bà không giữ nổi bình tĩnh để đóng nốt vai kịch nữa, phát khùng lên, quát tháo như đang là chủ nhân ở nhà mình vậy: “… Cô dám dạy cháu thôi những điều trái luân thường đạo lý như thế ư? ( …) Cô không được hỗn, cô không được phép khinh tôi”.
Đến lúc này bà mới trở lại đúng con người thực của mình, bà thực đến mức không biết liêm sỉ là gì nữa, lấy tiền bạc ra ngã giá với Mai như một con buôn ngoài chợ: “Nếu tôi đền ơn cô một nghìn bạc thì cô nghĩ sao? - Vậy hai nghìn nhé? [80;154 - 155]. Đáp lại Mai chẳng có một thái độ nào khác ngoài sự khinh bỉ.
Có thể thấy trong ngôn ngữ của nhân vật bà Án, Khái Hưng đã sử dụng một hệ thống ngôn từ thể hiện tâm lý của những con người cố công vớt vát những gì còn lại của đạo nho, bằng một loạt những khái niệm hết sức công thức, cứng nhắc, nó che đậy sự vô tình tàn nhẫn trong bản thân chủ thể của lời nói. Với Mai, bà luôn khẳng định: “Tôi đây hủ lậu, vẫn tưởng sự quý nhất của ta là lễ nghi, là ngũ luân ngũ thường, là cái đức tam tòng của người đàn bà” [80;127]; “Tôi chỉ thú thực với cô rằng tôi hủ lậu nghĩa là tôi chỉ trọng có: lễ,