Quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 44 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng

Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối cách thức, nguyên tắc sáng của nhà văn. Khrápchencô đã từng nói: “Quan niệm con người là hiện thực đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với hình thái ý thức xã hội khác và mỗi thời đại văn học ra đời bao giờ cũng nảy sinh con người mới”. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học là tiêu chuẩn đánh giá các giá trị nhân đạo vốn có của văn học. Người sáng tạo nghệ thuật càng đi sâu vào khám phá, phân tích, lý giải cặn kẽ mọi ngõ ngách của con người càng thể hiện giá trị sâu sắc trong tác phẩm nghệ thuật. Khi đánh giá trình độ và ý thức của phát triển văn học, cụ thể là một trào lưu, khuynh hướng văn học, thậm chí một tác giả văn học nào đó, chúng ta không thể bỏ qua quan niệm nghệ thuật của anh ta về con người. Khi khám phá ra một quan niệm nghệ thuật mới về con người, người ta hiểu rằng văn học đang có một sự chuyển mình rõ rệt. Hơn thế, quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang theo nó những niệm phổ quát, đặc trưng cho thời đại mà họ đang sống. G.F Hêghen đã từng khẳng định “Mỗi thời đại đều có lối cảm xúc tế nhị cao siêu, hay tự do của nó. Qua đây ta có thể thấy được mỗi thời đại đều có quan niệm về thế giới riêng của nó, vì tiếng nói đó là dùng để diễn đạt tất cả những gì diễn ra trong đời sống tinh thần con

người”. Như vậy quan niệm nghệ thuật về con người vừa là sản phẩm của văn hoá tư tưởng vừa là sản phẩm của lịch sử.

Chúng ta thấy rằng, Khái Hưng đã khẳng định được vị trí của mình trong Tự lực văn đoàn và cuộc cách tân văn học, đồng thời ta thấy được vai trò của yếu tố con người trong sự vận động của văn hóa, của lịch sử văn học dân tộc. Có thể khẳng định rằng Khái Hưng nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung đã góp một tiếng nói trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nghiên cứu vấn đề này tác giả Lê Thị Dục Tú trong cuốn Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (chủ yếu qua Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo) đã có những thành công đáng kể. Đặt con người cá nhân trong dưới góc độ triết học và mỹ học, với vai trò là sản phẩm của lịch sử xã hội, văn hoá tư tưởng, Lê Thị Dục Tú đã xác định được các cấp độ biểu hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.

- Xung đột của con người với gia đình và truyền thống (hay là sự tung phá những ràng buộc phong kiến để khẳng định con người cá nhân)

- Con người cá nhân tìm sự giải thoát trong tình yêu, trong thế giới nội tâm hoặc trong những ước mơ về cải cách xã hội.

- Ý thức cá nhân cực đoan đòi hỏi bản năng tự do đứng trên hoặc bất chấp các quan hệ xã hội.

Quan niệm nghệ thuật là một sản phẩm của lịch sử, của văn hóa và tư tưởng. Nó chịu sự chi phối của cá tính sáng tạo của nhà văn, truyền thống văn hoá dân tộc và các mối quan hệ giao lưu văn hoá quốc tế (theo Lê Thị Dục Tú). Bên cạnh những cấp độ biểu hiện mang tính đặc thù, phổ quát của chung văn đoàn, Khái Hưng có những đóng góp của riêng mình. Bởi vì quan niệm về con người của một nhà văn, sẽ chi phối một cách toàn diện tới những sáng tác của tác giả đó và làm cơ sở cho việc sáng tạo các hình tượng nghệ thuật.

Con người cá nhân không phải chỉ đến Tự lực văn đoàn mới có mà ngay trong văn học trung cổ đại đã có sự xuất hiện của con người cá nhân. Theo ý của C.G.Jung thì: Con người cá nhân - cái Tôi xuất hiện rất sớm, khi con người tách ra khỏi vô thức tập thể của một cộng đồng bầy đàn” [69;15] và cho đến thời trung đại thì khái niệm cái tôi cá nhân được hình thành một cách trọn vẹn. Nhưng trong một thời gian khá dài (gần mười thế kỷ), mặc dù rất cố gắng nhưng nó vẫn không thoát ra khỏi vòng vây khắc nghiệt của chế độ phong kiến. Bởi vì trong văn học trung đại không chấp nhận những con người có cá tính mạnh mẽ, tự khẳng định mình. Trong văn học lãng mạn, biểu hiện của cái tôi cá nhân đã có phần thay đổi, có thể coi đây là dấu hiệu của sự trưởng thành. Cái dáng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tản Đà trên thi đàn ở một khía cạnh nào đó đã đưa cái Tôi từ cõi siêu nhiên, lý tưởng trở về với phàm tục. Đến đây cái Tôi cá nhân đã đi hết quãng đường của nó, và từ đây nó thực sự được “cởi trói”, và từ đây trên văn đàn có tiếng nói dõng dạc và tự tin của nó. Trong những sáng tác của Khái Hưng, cái quyền đó được vang lên trong hành trình đi đến tự do của Mai trong (Nửa chừng xuân), của Loan trong (Đoạn tuyệt), Hồng trong (Thoát ly) và cả Nhung

trong (Lạnh lùng). Ta thấy con người cá nhân có rất nhiều quyền: quyền lựa chọn cho mình được một cách sống, quyền bình đẳng hôn nhân, quyền được hưởng hạnh phúc, quyền được giải phóng khỏi những quan niệm trinh tiết hẹp hòi của lễ giáo, quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm khi bị xúc phạm, quyền được giải phóng người phụ nữ ra khỏi sự ghen ghét của mẹ ghẻ… Trong đó tự do hôn nhân là cái quyền mà người ta phải đấu tranh rất quyết liệt mới dành được. Tiếng nói này được phản ánh rất nhiều trong sáng tác của Khái Hưng. Trong mười hai cuốn tiểu thuyết của ông, các nhân vật đều đến với tình yêu một cách hồn nhiên và trong trẻo như thể không có một bức tường nào ngăn cản nổi. Tình yêu tìm đến một cách rất tự nhiên mà lý trí đành

bất lực trước ngưỡng cửa từ bi, Lan đã dành tình yêu cho Ngọc sau bao nhiêu lần gạt nước mắt và bắt mình “nhất định phải quên” (Hồn bướm mơ tiên). Rồi Mai và Lộc đã vượt qua bức tường ranh giới của sự hèn sang để hưởng cái hạnh phúc ngắn ngủi. Nam và Lan (Đẹp) đến với nhau không kể gì tuổi tác. Chỉ chừng ấy dẫn chứng cũng đã thấy được Khái Hưng hiểu được lòng người như thế nào. Đa phần các nhân vật của Khái Hưng đứng trước mọi thử thách ngay cả cái chết mà họ vẫn giữ được tình yêu của mình cho dù những mối tình đó chỉ trong ký ức.

Nếu như “trình độ ý thức về con người đánh dấu trình độ phát triển của văn học” thì quan niệm của Khái Hưng đã đánh dấu một bước tiến trong ý thức xã hội. Có thể nói, con người trong sáng tác của Khái Hưng có một ý thức rất cao về quyền tự do trong tình yêu hôn nhân. Và cũng có thể khẳng định rằng, họ đã tạo được chỗ đứng vững chắc cho các nhà thơ mới, để các nhà thơ mới dõng dạc, hiên ngang cất lên tiếng nói đòi quyền cho con người cá nhân trong thơ.

Bằng những quan niệm nghệ thuật mới mẻ Khái Hưng đã cho ra đời một thế giới nhân vật đa dạng. Đi sâu vào tìm hiểu thế giới nhân vật đó, ta có thể khám phá được những tư tưởng tình cảm, những quan điểm nhân sinh của nhà văn, đồng thời khám phá được cá tính sáng tạo của một nhà tiểu thuyết có biệt tài.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của khái hưng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w