7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Cơ chế thúc đẩy sự phát triển cốt truyện trong tiểu thuyết
Khái Hưng
Trong suốt chặng đường sáng tác, Khái Hưng đã viết về nhiều đề tài khác nhau. Khi miêu tả tình cảm yêu đương của tuổi trẻ thì ngòi bút của Khái Hưng rất lãng mạn, có khi là lãng mạn nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông thường tập trung khai thác những ước mơ mộng ảo, những tính cách khác thường của nhân vật như Lan và Ngọc, cũng như Mai và Lộc ái tình thanh cao lý tưởng, chỉ có trong tưởng tượng của tác giả mà thôi. Nhưng khi diễn tả những nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến, bảo thủ lạc hậu như: Bà Án, bà Ba, bà Phán… với cuộc sống của tầng lớp tri sản tri thức thì ngòi bút của
nhà văn đã phản ánh khá sâu sắc đúng đắn với những chi tiết hình ảnh trung thực…
Nhìn chung, cơ chế thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện trong tiểu thuyết của Khái Hưng chính là những mâu thuẫn, xung đột xã hội được nhà văn nhận thức. Trung tâm của sáng tác Khái Hưng là mâu thuẫn giữa quyền sống của con người cá nhân với môi trường xã hội trì trệ. Ý thức cá nhân, một khi được đánh thức thì không có gì cản được sự nổi loạn của nó. Bởi vậy, trong tiểu thuyết của nhà văn, các cốt truyện thường phát triển theo logic: nhân vật từ chỗ chung sống với nhau theo tập quán, quán tính bao đời đến chỗ cựa quậy, thắc mắc, nổi loạn. Đỉnh điểm của cốt truyện thường gắn liền với sự kiện nhân vật chính dứt bỏ một cái gì đấy hoặc công khai đối đầu với các lực lượng cản trở tự do của mình.
Ở góc độ khác, có thể nói cơ chế thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện trong tiểu thuyết Khái Hưng chính là tính luận đề của tác phẩm. Do luôn quan tâm phát biểu luận đề, tác giả thường triển khai cốt truyện dựa trên cơ sở phục tùng một ý đồ đã xác định sáng rõ từ trước. Đây chính là điểm tạo nên tính chặt chẽ của cốt truyện đồng thời cũng làm giảm thiểu tính bất ngờ, sinh động của nó.