Những điểm tơng đồng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục (Trang 26 - 32)

Là tác phẩm sử dụng thi pháp văn học trung đại, Thiên Nam ngữ lục mặc dù dùng thể thơ thuần dân tộc nhng tác giả sử dụng nhiều yếu tố Hán để trình bày về lịch sử dân tộc. Điều này đã tạo nên điểm tơng đồng với quốc sử.

Thiên Nam ngữ lục và quốc sử đều sử dụng các điển cố, điển tích, các

chuyện xa tích cũ, hay những câu chuyện đợc chép trong Kinh thi, Kinh th,

Kinh dịch, Luận ngữ, Tả truyện, Bắc sử,... để vận dụng vào trong tác phẩm

của mình một cách hợp lý, linh hoạt và sâu sắc, đặc biệt là trong việc xây dựng nhân vật chính diện. Để ca ngợi cảnh thái bình thị trị, quốc gia thống

nhất dới sự trị vì của những bậc vua sáng tôi hiền, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã sử dụng điển “xa th một mối”.

Kinh Dơng Vơng - vị vua đầu tiên của nớc Việt đã có công mở mang bờ cõi, chăn dắt muôn dân, trị yên nớc nhà:

Muôn năm truyền dõi lâu xa, Hanh thông hội gặp, thái hòa thời đăng.

Xa th một mối lâng lâng,

Dân không tập ngụy, vật không bắt càn.

Khi kể về sự nghiệp dấy nghĩa cứu nớc của Lê Lợi và sự thắng lợi oanh liệt, toàn diện, triệt để tác giả Thiên Nam ngữ lục cũng dùng điển tích đó:

Giết Ngô nh cắt cổ gà,

Ngời ngời mừng rỡ, nhà nhà hả hê.

Xa th một mối thu về,

Lòng thành xem trị thùy y cửu trùng. “Xa th một mối là lấy chữ ở sách Trung Dung: “Kim thiên hạ, xa đồng quỹ, th đồng văn (nghĩa là: Thiên hạ ngày nay xe cùng một trục bánh, chữ cùng một lối viết).

Điển tích Nghiêu Thuấn cũng đợc tác giả Thiên Nam ngữ lục sử dụng nhiều lần. Khi nói về việc Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi đã xóa bỏ những phép tắc không thuận lòng dân, tác giả Thiên Nam ngữ lục viết:

Việc gì dân nghe thì nghe, Bỏ lệ Kiệt Trụ, trở về Đờng Ngu.

Vua Lý Thái Tổ mất, Thái tử Phật Mã lên ngôi. Phật Mã khiêm tốn không dám dị hình, bày vẽ ra những phép tắc mới mà muốn giữ nguyên nh đời Thái Tổ:

Dị hình chẳng có vẻ vang,

Theo phép Ngu Đờng, trị sánh Thơng Chu.

Còn trong Đại Việt sử ký toàn th sử gia Ngô Sỹ Liên cũng đã không ít

th, Kinh dịch… Chẳng hạn bàn về việc bề tôi dâng tôn hiệu cho Lý Công Uẩn khi mới lên ngôi, Ngô Sỹ Liên đã dẫn sách Kinh th, tỏ ý không đồng tình với việc làm của cả vua và bề tôi: “Kinh th tôn xng vua Nghiêu là Phóng huân, vua Thuấn là Trùng Hoa, những bề tôi đời sau lấy đức hạnh thực mà tôn xng vua đến hơn mời chữ đã là nhiều lắm rồi. Bấy giờ bề tôi dâng tôn hiệu cho Lý Thái Tổ đến 50 chữ, thế là không có học kẻ cứu đời xa, chí cốt nịnh vua...” [34; 157]. Hay luận giải việc Lý Huệ Tôn không chọn ngời hiền để nối ngôi mà để đến lúc đau nặng lại mới truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng: “Đạo trời có khi thờng có khi biến, thánh nhân phối với đạo trời đất, giúp đỡ việc sinh thành, có đạo xử trí lúc biến mà vẫn không mất phép thờng. Nh Đan Chu con vua Nghiêu là ngời bất tiết không thể truyền ngôi thì vua Nghiêu tiến vua Thuấn với trời mà thiên hạ thịnh trị; Thợng Quân con vua Thuấn là ngời bất tiết không thể truyền ngôi thì vua Thuấn tiến vua Vũ với trời mà xã tắc đợc yên; đều là xử trí lúc biến mà không mất phép thờng cả. Đời sau chỉ truyền ngôi cho con mà không truyền ngôi cho ngời hiền, vì là không có ngời nào đợc nh Thuấn và Vũ. Nếu không may mà không có con thì chọn con của ngời tôn thất nuôi làm con mình để nối giữ nghiệp lớn, cũng là một cách xử trí trong lúc biến vậy. Lý Nhân Tôn đã làm nh thế rồi, Huệ Tôn sao không đem việc cũ mà làm theo, lại để đến lúc đau nặng rồi lập con gái mà truyền ngôi cho, thế có phải lẽ không?” [34; 261].

Tác giả Thiên Nam ngữ lục và các sử gia là những ngời thông hiểu Hán học, có t tởng phóng khoáng hào dật và hết lòng vì giang sơn xã tắc. Những điển cố rút ra từ ngoại th hay điển tích trong sử sách Trung Quốc đều là những điển rất hay, có thể dùng để ngợi ca, cổ vũ nhng cũng có thể dùng để khuyên răn giáo hóa.

Không chỉ có các điển tích, điển cố, chất liệu Hán học trong Thiên

Nam ngữ lục còn thể hiện ở cách dùng từ. Cha có một thống kê cụ thể và đầy

đủ về số lợng từ Hán Việt trong tác phẩm Thiên Nam ngữ lục nhng có thể khẳng định là sự xuất hiện từ Hán Việt trong tác phẩm tơng đối lớn. Đặc biệt, khi nói về các vua và khi nói đến quốc gia, lãnh thổ, dân tộc, tức là khi cần

nói đến những điều thiêng liêng, trọng đại hay những nhân vật đại diện cho chính nghĩa tác giả luôn sử dụng từ Hán Việt. Tác giả không viết “sông núi, biên giới” mà dùng “sơn xuyên, phong cơng”:

Sơn xuyên hiểm trở, phong cơng khỏe bền

Bên cạnh việc dùng vua để chỉ ngời trị vì tác giả còn dùng “Thiên tử”:

Mặc làm Thiên tử vệ nghi,

... Hễ Thiên tử đến muông mừng sủa lên.

Hay khi kể về việc Chu Văn An dâng sớ xin chém bảy lộng thần nhng vua không nghe tác giả cũng đã sử dụng từ Hán Việt:

Tri quân bất gián ở chi chật triều.

Nh vậy, mặc dù Thiên Nam ngữ lục dùng thể thơ dân tộc để diễn ca lịch sử nớc nhà nhng xen vào những câu, những dòng thơ ấy là những yếu tố Hán. Điều này do đặc điểm của thi pháp văn học trung đại tạo nên. Do đó mà ở Thiên Nam ngữ lục yếu tố Hán đã trở thành chất liệu để tác giả xây dựng hình tợng nhân vật, đặc biệt là đề cao các vị vua chúa, những bậc anh hùng có công với nớc cũng nh việc thể hiện những điều linh thiêng, trọng đại của quốc gia dân tộc.

Bên cạnh việc sử dụng các chất liệu Hán học, cả Thiên Nam ngữ lục và quốc sử đều chú ý sử dụng nguồn văn liệu dân gian. Nền văn hóa dân gian, trong đó có văn học dân gian, đã tồn tại và phát triển nh một sức mạnh tinh thần, bên cạnh các sức mạnh khác của dân tộc, luôn luôn chống lại một cách có hiệu quả chính sách đồng hóa tàn bạo và thâm độc của bọn xâm lợc thống trị. Tuy nhiên, cũng phải đợi đến khi nớc nhà độc lập thì vốn truyền thống quý báu ấy mới đợc phát huy mạnh mẽ. Nhân dân đợc tự do hơn trong việc ca ngợi các anh hùng dân tộc, những kỳ tích của cha ông. Những truyện về anh hùng dựng nớc, anh hùng chống xâm lợc từ đó sẽ đợc nâng lên trình độ ngày càng cao hơn cùng với sự trởng thành của ý thức dân tộc. Giai cấp phong kiến trong khi xây dựng văn hóa tinh thần của chế độ ít nhiều phải dựa vào những giá trị văn hóa cố hữu của dân tộc. Do vậy, các vị anh hùng, các vị

thần mà nhân dân truyền tụng trong văn học dân gian dần dần đợc các triều Lý, Trần, Lê công nhận.

Thực tế đó đợc thể hiện rõ trong Thiên Nam ngữ lục cũng nh ở quốc sử. Tác giả Thiên Nam ngữ lục và các sử gia đã sử dụng những tài liệu liên quan đến phong tục, tập quán, tín ngỡng vốn đã đợc phản ánh trong ca dao, tục ngữ, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích. Tác giả Thiên Nam ngữ lục trong phần cuối tác phẩm khẳng định:

Trải xem lịch đại đế vơng,

Nối hòa biện nghĩa, dọn đờng nôm na. Rồi nhân mới soạn chép ra, Cứ trong sử ký cùng là truyện chi.

còn trong quốc sử, Ngô Sĩ Liên khi viết Biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn th, có viết: “...thần đem hai bộ Đại Việt sử ký trớc tham khảo với dã sử, soạn

thành bộ Đại Việt sử ký toàn th” [34; 16]. Trong Thiên Nam ngữ lục cũng nh trong Đại Việt sử ký toàn th tín ngỡng dân gian, truyền thuyết dân gian đã

trở thành chất liệu để xây dựng hình tợng nhân vật.

Về việc xây thành của An Dơng Vơng, Thiên Nam ngữ lục viết:

Lòng trời có ý yêu vì,

Đêm sai thiên tớng hộ trì An Dơng. Thần thông hóa phép ai đơng,

Đất bụi thoắt thoắt nên tờng chan chan. Lạ thay trong núi Thổ Sơn,

Có tinh gà tắng đa đoan trêu ngời. Nó rình tiên nữ tới nơi, Vừa toan gánh đất ai ai khôn kề.

Vỗ cánh lên gáy te te,

Chúng tiên ngỡ sáng ruổi về thợng thiên. Vậy bèn lại lở vẹn tuyền,

Tác phẩm viết về việc thần Kim Quy bày cách trừ tinh gà trắng và cho nhà vua lẫy nỏ:

Lấy máu gà trắng để dành, Làm bùa bát quái, vạch hình cửu cung.

Điểm nó ngũ hành tứ tung,

Địa cùng lục sớ thiên cùng cửu đơn. Rình bao chừ nó gáy lên,

Máu cầm mà rảy, bùa liền yểm quanh. Vua nghe sau trớc sắm sanh, Rùa qua tuốt vuốt để dành giúp vua.

Đại Việt sử ký toàn th cũng viết về việc này: “Bấy giờ đắp thành ở

Việt Thờng, rộng hơn nghìn trợng, nh hình trôn ốc, nên gọi là Loa Thành, lại có tên là thành T Long. Thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo, mới trai giới để khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi hng công đắp lại” và: “Nếu giết con gà trắng để trừ tinh khí ấy đi, thì thành tự nhiên đắp xong đợc và bền vững. Rùa vàng trở về. Vua cảm tạ, hỏi rằng: Đội ơn ngài thành đắp đã vững, nếu có giặc ngoài đến, thì lấy gì mà chống giữ? Rùa vàng bèn rút ra chiếc móng, trao cho vua và nói: Nhà nớc yên hay nguy, do tự số trời, nhng ngời cũng nên phòng bị, nếu có giặc đến thì dùng cái móng thiêng này làm lẫy nỏ, nhằm vào giặc mà bắn thì không lo gì nữa [34; 49 - 50].

Những chi tiết trên vốn có trong truyền thuyết dân gian. Tác giả Thiên

Nam ngữ lục và tác giả Đại Việt sử ký toàn th đều đa vào tác phẩm của

mình.

Hay các chi tiết về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh với cờ lau tập trận và việc rồng vàng hiện lên cứu Bộ Lĩnh qua sông; thời thơ ấu của Lý Công Uẩn ở nhà chùa với những triệu chứng kỳ lạ; sự tích Từ Đạo Hạnh với những phép thuật cao cờng; chuyện Mai Thúc Loan là tinh muối và Quang Sở Khách là

tinh rắn mà rắn thì kỵ muối, cho nên Quang Sở Khách đã chết dới lỡi kiếm của Mai Thúc Loan... cũng đều có trong Đại Việt sử ký toàn th.

Rõ ràng tác giả Thiên Nam ngữ lục và các sử gia viết Đại Việt sử ký toàn th đều tin vào tín ngỡng dân gian. Các tác giả đã sử dụng những tín ng-

ỡng ấy nh một loại chất liệu cho tác phẩm nói chung cũng nh xây dựng hình tợng nhân vật nói riêng. Việc đa những truyền thuyết dân gian, tín ngỡng dân gian vào trong tác phẩm còn thể hiện niềm tự hào về truyền thống lịch sử về các anh hùng dân tộc và sự đề cao văn học dân gian.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w