Miêu tả phẩm chất, tài năng và chiến công của những anh hùng dân tộc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục (Trang 78 - 83)

hùng dân tộc

Hình tợng nhân vật chính diện trong văn học của mỗi thời đại biểu hiện lý tởng xã hội hay chủ nghĩa anh hùng của thời đại đó. Thời đại nào, giai cấp nào cũng có những con ngời đại diện cho chính nghĩa. Giai cấp thống trị có anh hùng của giai cấp thống trị, nhân dân có anh hùng của nhân dân. Cũng có khi nhân vật xuất thân từ giai cấp thống trị là anh hùng của giai cấp mình và cũng là anh hùng của nhân dân. Đó là trờng hợp mà giai cấp thống trị trong những điều kiện lịch sử nhất định, những giai đoạn lịch sử nhất định đại diện cho lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân. Hoặc cũng có trờng hợp một nhân vật thuộc tầng lớp trên từ bỏ giai cấp của mình để đứng vào hàng ngũ nhân dân và trở thành ngời anh hùng của nhân dân. Chính vì thế mà hình tợng nhân vật chính diện dù ở trong sáng tác của nhà nho hay trong sáng tác của quần chúng lao động đều đợc đề cao, ca ngợi. Vẻ đẹp của họ đợc thể hiện thông qua phẩm chất, tài năng và những chiến công hiển hách trớc kẻ thù xâm lợc.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục và tác giả dân gian kể về lịch sử dân tộc, về những anh hùng có công dựng nớc và giữ nớc đã rất chú ý đến phẩm chất, tài năng và chiến công của họ. Thông qua những sự kiện, sự việc chúng ta có thể nhận ra điều đó.

Phẩm chất của ngời anh hùng trong Thiên Nam ngữ lục cũng giống nh trong truyền thuyết dân gian. Đó là những con ngời có tấm lòng yêu nớc nồng nàn, có tinh thần kiên cờng bất khuất và một khí phách hiên ngang.

Trong truyện dân gian, cậu bé làng Gióng sinh ra không biết nói, biết cời, không biết lẫy, biết bò. Vậy mà khi nghe sứ giả rao tìm ngời hiền tài đánh giặc thì bỗng cất lời bảo mẹ gọi sứ giả vào, yêu cầu ngựa sắt, roi sắt, áo sắt để xung

phong ra trận... Với tinh thần yêu nớc, tinh thần dân tộc cao, tác giả Thiên Nam

ngữ lục đã mô tả nhân vật Thánh Gióng gần gũi với văn học dân gian. Câu

chuyện dẫn dắt từ chỗ nói lên, với mối căm thù sâu sắc, sự tàn bạo của quân giặc cớp nớc và tính ác liệt của cuộc chiến tranh xâm lợc:

Ân Vơng sai tớng phá thành, Binh dàng muôn đội, tớng tinh một ngàn.

Đạp bằng đất Việt sơn xuyên, Cỏ chẳng cho mọc, đờng nên tuyệt ngời.

Bắc phơng ngoài dặm xa khơi, Gái đòi làm thiếp, trai đòi làm quân.

Biết bao binh mã rân rân,

Gơm mài khuyết núi, bớc chân lỡ đờng.

Sau đó tác phẩm phác họa đợc cái uy thế và khí phách của ngời anh hùng khi xung trận:

Thần uy nh gió ngựa bay, Vào trong Ân trận xem tầy nh không.

Một mình tả đột hữu xung,

Muôn quân chẳng sợ, ngàn vàng chẳng lo. Ngày bằng trờng dạ mịt mù,

Tung hoành ngựa sắt thế nh trờng xà.

Hai Bà Trng dù là phận nữ nhi nhng không cam chịu làm nô lệ đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm nh bao trang anh hùng nam tử khác. Hình tợng Hai Bà Trng trong truyện dân gian là hình tợng anh hùng. Bấy giờ có quan thái thú là Tô Định, tính tham tàn. Tô Định nghe thấy Thi Sách đã lấy bà Trng Trắc, sợ có mu phản, liền đem quân vây thành Chu Diên giết Thi Sách. Nỗi đau khổ tột cùng vì mất mát này đã biến thành sức mạnh và lòng căm thù sâu sắc đối với kẻ thù. Hai Bà thề quyết tâm trả thù nhà, nợ nớc, hai bà truyền hịch đi khắp nơi, chiêu tập binh sĩ dựng cờ khởi nghĩa đợc nhân dân khắp các châu huyện hởng ứng. Câu chuyện bắt nguồn từ hiện thực lịch sử, đã đi vào cảm thức của

nhân dân, và đợc nhân dân truyền tụng. Đó cũng là tình cảm đặc biệt của tác giả dân gian đối với ngời anh hùng dân tộc.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục cũng có tình cảm, quan niệm gần gũi với tác giả dân gian khi xây dựng hình tợng Hai Bà Trng. Tuy nhiên, tác giả

Thiên Nam ngữ lục không đặt thù chồng lên trớc nh tác giả dân gian mà Hai

Bà đánh Tô Định trớc hết là để rửa sạch nớc thù và đem lại nghiệp xa họ

Hùng rồi mới đến trả thù nhà:

Một xin rửa sạch nớc thù, Hai xin đem lại nghiệp xa họ Hùng.

Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẹn vẹn thửa công lênh này.

Dù mỗi tác giả có mỗi cách sắp xếp chi tiết khác nhau nhng tất cả đều muốn tô đậm bản tính anh hùng, tinh thần kiên cờng bất khuất của Hai Bà Tr- ng.

Phẩm chất của Mai Thúc Loan trong Thiên Nam ngữ lục cũng đợc hình thành từ sự chứng kiến cảnh tợng đau lòng của nhân dân:

Thấy đời xao xác chiến phong, Ngay hiền thời hết, bạo hung thời còn.

Cớp ngời của chất bằng non, Dân tựa gỗ tròn, dầu mặc nẻo lăn.

Thời thế loạn lạc nhng “chẳng thấy thánh minh”, Mai Thúc Loan đã dựng cờ khởi nghĩa, truyền hịch xa gần, chiêu binh mãi mã:

Hịch truyền Nghệ An Thanh Hoa, Binh gia tử đệ đợc về bốn muôn.

Mở cờ ra cửa hiên môn, Bốn bể nghe đồn, một lời liền nên.

Hành động dựng cờ khởi nghĩa, quy tụ những ngời hiền tài trong truyện dân gian và trong Thiên Nam ngữ lục đều là tiêu biểu cho khí phách

của ngời anh hùng trong thời loạn. Cũng với tinh thần ấy, đứng trớc nạn ngoại xâm, Anh em Phùng Hng luôn có ý thức bảo tồn quốc thể:

Căm hờn nổi sự đè cam,

ở gần sao bỗng đi làm tôi xa. Bé thể anh hùng nớc ta, Bé cũng đầu gà lớn cũng đuôi trâu.

Trần Hng Đạo đã quên thù nhà, không làm theo lời trăn trối của cha để vua tôi toàn tâm toàn lực chống giặc, để giữ mãi khí tiết của một bề tôi:

Tôi nguyền trọn kiếp làm tôi,

Chẳng nguyền bội nghịch ra loài muông chim.

Trần Bình Trọng đã không vì lợi ích cá nhân mà quay lng lại với dân tộc:

Đã sinh làm kẻ tôi con,

Tham ân, phụ chúa, bao nên anh hùng!

Tinh thần bất khuất, hiên ngang của ngời anh hùng dân tộc đều đợc thể hiện trong Thiên Nam ngữ lục và trong văn học dân gian.

Nhiều anh hùng trong Thiên Nam ngữ lục không chỉ là những con ng- ời có tinh thần kiên cờng bất khuất, quả cảm, hiên ngang hay biết đau lòng khi chứng kiến nhân dân phải chịu lầm than mà còn là những con ngời có tài năng xuất chúng. Hình tợng anh hùng trong truyện dân gian mang một năng lực gấp bội khả năng của ngời bình thờng. Năng lực khác thờng ấy đợc mô tả qua đặc điểm khác thờng về hình thức và tài trí xuất chúng của nhân vật. Nét nổi bật của hình tợng anh hùng trong văn học dân gian là sức khỏe và tài trí hơn ngời. Nét nổi bật ấy đợc tiềm ẩn trong một ngoại hình dị biệt, khác th- ờng.

Nhân vật anh hùng trong Thiên Nam ngữ lục cũng có những sự khác th- ờng về hình thức. Tác giả đã sử dụng yếu tố kỳ diệu để miêu tả ngoại hình của các nhân vật. Thánh Gióng Cao dờng mời trợng sức dờng trăm cân; Lý Ông Trọng Bề cao hai trợng bề dày mời gang; Hai Bà Trng Phong t khác thói tầm th-

ờng, Tóc mây, lng tuyết, hơi hơng da ngà; bà Triệu Cao trong tám thớc rộng ngoài mời gang...; Đinh Bộ Lĩnh mày trăng, tóc phợng, mũi rồng; Lý Công Uẩn

nhìn xem mặt mũi phơng viên; Diện phơng, nhĩ đại, đích nên thái bình,... Tô vẻ

cho nhân vật anh hùng nhằm đề cao họ bằng những yếu tố kỳ diệu, khác thờng, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã bao phủ ngời anh hùng dân tộc trong một vầng hào quang kỳ diệu. Hình tợng Thánh Gióng, Lý Ông Trọng, Hai Bà Trng, bà Triệu,... vì thế mà đẹp hơn, rực rỡ hơn.

Đặc điểm khác thờng về nhân dạng ấy ẩn chứa tài năng xuất chúng. Lý

Ông Trọng có tài thao lợc đã giúp nhà Tần đánh tan quân Hung Nô; Đinh Bộ Lĩnh, thuở nhỏ với những cờ lau tập trận lúc nào cũng đứng đầu các bạn chơi, để lớn lên trở thành một thủ lĩnh quân sự tài danh, dẹp loạn mời hai sứ quân, đánh tan cát cứ, thống nhất giang sơn, trở thành vị hoàng đế anh hùng; Lý Công Uẩn lớn lên nơi cửa Phật, khôn khéo, có tài thao lợc, khi lên ngôi Hoàng đế đã đem lại cảnh thái bình cho dân chúng...

Những ngời anh hùng trong Thiên Nam ngữ lục có tài trí tuyệt vời, khả năng xử trí linh hoạt với tinh thần dũng cảm và mu trí. Trớc sự bành tr- ớng của quân Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã tơng kế tựu kế:

Nguyên binh thế nhuệ đơng hăng, Kíp đánh chẳng bằng có phép chờ suy.

Bãi ngoài gắng cắm một cờ, Trên th hàng tự, chớc dùng nhiệm thay.

Một mặt giả xin hàng và cho ngời đến cầu hòa, một mặt thì cho quân đi lại để điều tra xem xét. Quân Nguyên trúng kế, thừa cơ tất cả tớng lĩnh đều xông vào:

Lửa ngoài tựa chớp sáng lòa, Trớc thời Hng Đạo, sau thời Tợng, Kiêu.

Tinh thần dũng cảm và mu trí của tớng lĩnh nhà Trần khiến cho:

Quân sa xuống nớc lềnh dềnh dạt sông. Trần binh ch tớng hội đồng,

Bạch Đằng máu chảy nớc hồng nh vang.

Hình tợng ngời anh hùng trong Thiên Nam ngữ lục có phẩm chất đẹp đẽ, tài năng xuất chúng và những chiến công vang dội. Đó cũng là đặc điểm hình tợng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết lịch sử nói riêng và trong văn học dân gian nói chung. Xây dựng nhân vật lịch sử, tác giả Thiên Nam

ngữ lục thông qua việc miêu tả những kỳ tích của ngời anh hùng, bằng thủ

pháp cờng điệu hóa và kỳ diệu hóa để gắn cho nhân vật tất cả những khả năng mà nhân vật có. Phẩm chất, tài năng, chiến công của nhiều anh hùng, vì vậy đợc nâng lên đến mức phi thờng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w