Xu hớng thần thánh hóa những ngời có công với dân tộc, với đất nớc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục (Trang 83 - 89)

đất nớc

Nớc ta có lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm. Dân tộc ta luôn luôn phải chống lại giặc ngoại xâm từ mọi ngả. Đặc biệt là phong kiến phơng Bắc, không bao giờ bỏ tham vọng thôn tính nớc ta, đồng hóa nớc ta. Vì vậy, cuộc đấu tranh bảo vệ đất nớc, bảo vệ quyền sống, bảo vệ nền văn hóa dân tộc là một nội dung rất phong phú của lịch sử nớc ta. Truyền thuyết nói riêng, văn học dân gian nói chung đã nói lên niềm tự hào dân tộc, phản ánh các cuộc chiến tranh ái quốc anh dũng của nhân dân ta ngày trớc.

Các nhân vật lịch sử khi trở thành nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian đã đợc tô điểm thêm rất nhiều. Cũng nh truyện về các anh hùng dân tộc đã trùm lên một vầng hào quang kỳ diệu. Hơn nữa, đối với các anh hùng dân tộc thì họ mãi sống trong lòng mọi ngời. Họ là những anh hùng có công với cộng đồng nên đã đợc nhân dân bất tử hóa. Thánh Gióng làm xong nhiệm vụ quét sạch giặc Ân, lên đỉnh núi Vệ Linh trút áo nón lại, bay lên chín tầng mây; Hai Bà Trng sau khi làm xong nhiệm vụ với nớc, với nhà, đã lên trời thành tiên; An Dơng Vơng cầm sừng tê bảy tấc rẽ sóng xuống biển khơi. Còn

Bà Triệu sau khi chết, anh hồn của bà quyện với thanh gơm báu cũng biến thành ánh hào quang bay vụt lên trời... Đây là cách xử lý thật là đặc sắc của nhân dân ta đối với cái chết của các vị anh hùng dân tộc. Cách xử lý đó xuất phát từ lòng tôn kính vô hạn, thơng tiếc khôn cùng và coi sự nghiệp của các anh hùng còn có tác dụng mãi trong lịch sử cho nên họ có tâm lý không muốn cho ngời anh hùng của mình phải chết.

Chịu ảnh hởng của t tởng dân gian thể hiện trong các truyền thuyết về nhân vật lịch sử với xu hớng thần thánh hóa những ngời có công với dân tộc, với đất nớc, tác giả Thiên Nam ngữ lục cũng đã biến cái chết của nhiều nhân vật trở nên thần bí.

Về cái chết của Phù Đổng Thiên Vơng, giống nh trong truyện dân gian, Thiên Nam ngữ lục không cho rằng Gióng chết trong khi đánh trận mà kể lại là Gióng cỡi ngựa bay về trời:

Thần Vơng ngựa đã thăng thiên, Chng ngàn An Việt, ở miền Vệ Linh.

Hai Bà Trng chiêu mộ binh sĩ, dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi đợc quân của Tô Định nhng vua Đông Hán lại cho Mã Viện sang thay. Hai Bà Trng một mặt chống cự, một mặt sai sứ sang giảng hòa với Mã Viện. Nhng rồi cả hai bỗng lâm bệnh nặng, nửa đêm bay lên trời:

Chị em nhiễm bệnh yên hà, Nửa đêm bỏ đất ruổi ra lên trời.

Vua An Dơng Vơng mặc dù có lỗi khinh suất dẫn đến nớc mất nhà tan, bản thân bị truy sát đến cùng nhng trong tâm tởng của nhân dân ta, ông vẫn là ngời có công hơn là có tội cho nên đã đợc bất tử hóa. Truyền thuyết

An Dơng Vơng kể rằng khi vua và Mỵ Châu chạy đến một vùng biển ở Nghệ

An thì gặp đờng cùng, trời lại tối, quân Triệu Đà đuổi tới sau lng. Nhà vua hớng ra biển kêu rằng: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng hiện lên mặt nớc thét lớn: “Kẻ ngồi đằng sau ngựa chính là giặc đó”, vua

bèn rút kiếm chém chết Mỵ Châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nớc dẫn vua đi xuống biển” [62; 378 - 379]. Thiên Nam ngữ lục khi kể về đoạn kết thúc cuộc đời của An Dơng Vơng cũng không khác truyền thuyết:

An Dơng giận sự thua cơ,

Con bèn chẳng đoái, gơm hòa giết tơi. Thốt đoạn giang sứ Kim Quy, Rớc vua bèn xuống thủy tề long cung.

Những anh hùng dân tộc, những ngời có công dựng nớc và giữ nớc thì ở Thiên Nam ngữ lục hay ở truyện dân gian đều trở nên bất tử. Tuy nhiên sự bất tử của họ không chỉ là sự kết thúc mang tính huyền thoại mà hơn hết sự bất tử đó vẫn gắn với những thăng trầm của lịch sử, gắn với cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng đời sau.

Trong tâm thức của nhân dân, sức mạnh mà ông cha ta tích lũy đợc đều tập trung vào những nhân vật anh hùng của nhân dân, của dân tộc. Và trong văn học dân gian hình tợng nhân vật anh hùng trong các thời đại đã sáng chói nh những ngọn đuốc truyền thống chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình tợng anh hùng dân tộc luôn bất tử trong lòng quần chúng nhân dân. Có lẽ một phần vì thế mà khi kể về kỳ tích của nhân vật anh hùng đời sau, truyện dân gian lại thờng nói đến sự tham gia của anh hùng đời trớc. Khi giặc Ân sang cớp nớc thì vua Hùng đã cầu cứu Lạc Long Quân, và Lạc Long Quân đã hiển linh mách bảo nhà vua đi tìm cậu bé làng Gióng để đuổi giặc và giữ nớc; khi Triệu Quang Phục cầu viện thì Chử Đồng Tử hiển linh; khi Lê Hoàn cầu viện thì Thánh Gióng hiển linh, Trơng Hống, Trơng Hát hiển linh; khi vua Trần cầu viện thì Lý Phục Nam hiển linh; Lý Anh Tông gặp đại hạn cầu đảo thì Hai Bà Trng hiển linh,... Sự hiển linh của các anh hùng đời trớc giúp các anh hùng đời sau cũng xuất phát từ quan niệm của ngời xa. Ngời xa cho rằng đã có chính nghĩa thì tất phải đợc âm phù dơng trợ, thì tất phải đợc thần và ngời cùng giúp. Theo ngời xa, những tài năng xuất chúng chỉ chết về

thân xác còn anh linh trờng tồn. Những quan niệm này đợm màu thần bí. Nh- ng đấy là t duy ảnh hởng đến phơng thức sáng tác của văn học dân gian. Tác giả dân gian thờng kể lại việc âm phù của anh hùng đời trớc đối với anh hùng đời sau để biểu hiện sự đồng tâm hiệp lực giữa các thế hệ cũng nh muốn khẳng định sự bất tử của họ.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục là nhà nho nhng có quan điểm gần với quan niệm dân gian. Hình tợng ngời anh hùng trong Thiên Nam ngữ lục vì thế mà rất giống trong văn học dân gian. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, các anh hùng đều có một sự kết thúc mang tính huyền thoại. Sự kết thúc đó không phải là chấm dứt tuyệt đối mà họ vẫn luôn theo dõi những diễn biến của lịch sử, hễ có giặc ngoại xâm thế nào cũng hiển linh, về âm phù cho ngời đời sau kháng chiến thắng lợi. Hoặc dân chúng gặp khó khăn, cầu viện, tất sẽ hiển linh giúp sức. Ở đây lịch sử đợc hình dung là một quá trình liên tục và vô cùng.

Chử Đồng Tử là con rể vua Hùng, trớc kia đã từng có công lao kinh doanh mở mang cả một vùng đất nớc, về sau lại giúp Triệu Quang Phục chiến đấu để giữ nớc. Thiên Nam ngữ lục kể rằng, Bá Tiên, ngời nớc Lơng muốn

kiêm tính bốn phơng về nhà. Sau khi đánh thắng đợc Lý Nam Đế, Bá Tiên

thấy nớc đã bằng nên trở về Lơng quốc và trao quyền cho Dơng Sàn. Dơng

Sàn tham lam, độc ác, làm dân chúng cực khổ. Bấy giờ trong số tớng của nhà Lý còn Triệu Quang Phục đang ở chằm Dạ Trạch. Quang Phục ăn chay lập đàn ở giữa chằm, đốt hơng mà cầu đảo, đến nửa đêm thì thấy một ngời cỡi

rồng thoắn thoắt trên trời xuống nay mà bảo Quang Phục rằng: Rằng ta ơn thiên địa rày,

Vì chng bởi một nết ngay lòng hằng. Cho nên tạo hóa phi thăng, Thịnh suy biết số, phế hng biết thì.

Lòng thơng bách tính, lòng vì Đại Vơng. Vậy mà giáng phó đàn tràng, Lột cho một vuốt rồng vàng cầm tay.

Dặn rằng giữ lấy của này,

Để làm bảo bối mai ngay ra đời.

Đơng khi chinh chiến bời bời,

Đâu mâu cùng tóc dầu trời cũng kinh.

Thần trao vuốt rồng cho Triệu Quang Phục xong thì liền biến hóa tàng hình. Quang Phục đợc vật đó càng dốc lòng dốc sức, chiêu mộ binh sĩ, đắp lũy xây thành, xông ra đột chiến với quân Lơng:

Triệu Quang dậy chí anh hùng,

Đầu đội vuốt rồng giữa trận xông ra.

khiến cho Dơng Sàn ngời còn nớc Việt, hồn hoàn bên Ngô. Còn quân sĩ thì

đứa co nh dế đứa xông nh cò.

Triệu Quang Phục thắng trận là do có thần nhân giúp đỡ. Thần nhân ở đây là Chử Đồng Tử. Vị anh hùng đời sau đợc vị anh hùng đời trớc giúp đỡ, cuối cùng đã toàn thắng. Sự nghiệp đánh tan giặc Lơng của Triệu Quang Phục không tách rời chiếc vuốt rồng đầy sức mạnh mà Chử Đồng Tử trao cho. Và đến lợt những vị anh hùng đã từng đuổi giặc Lơng ấy lại giúp đỡ cho con cháu bảo vệ đất nớc. Trơng Hống, Trơng Hát là hai anh em và cũng là hai vị tớng giỏi của Triệu Quang Phục, về sau lại giúp vua Lê Đại Hành đánh giặc Tống.

Lê Đại Hành sau khi lên ngôi đã sửa sang binh mã để đối địch với quân Tống. Khi qua đất Phù Lan, đêm đến thì thấy có ngời đến bên màn xng tên Hát, xng tên là Hông. Xa kia theo Triệu Việt Vơng cầm quân chinh phạt nghịch

tặc mà lấy đợc thiên hạ. Nhng nhiều lần can gián vua mà vua không nghe, hai ng- ời đành bỏ quan về ở Phù Lan. Là ngời có công lại trung nghĩa một lòng, nên đợc Thợng đế xét thơng ban cho chủ tể giữ phơng dân này. Nay quân Tống phạm

cõi, làm khổ dân chúng mà bệ hạ cũng đã đến đây. Vậy nên “nguyện xin đem sức phá rày giặc Ngô”. Ngay ngày hôm sau khi Nhân Bảo đem quân đến thì bỗng trên không có tiếng ngời ngâm thơ rằng:

Nam quốc sơn hà Nam Đế c, Hoàng thiên dĩ định tại thiên th. Nh hà Bắc lỗ lai xâm phạm, Hội kiến phong trần tận khử trừ.

Quân Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau mà chạy:

Binh Ngô phá chạy rân rân, Tớng Nam quân Bắc biết thân là gì.

Mù trời khôn biết nẻo đi, Trớc thì rừng rậm, sau thì sông sâu.

Lê Đại Hành đuổi đợc giặc Tống một phần là nhờ vào sự giúp đỡ của hai vị anh hùng họ Trơng. Mỗi khi gặp gian nguy, các vị anh hùng đời sau lại cầu đến sự giúp đỡ của các vị anh hùng đời trớc, các bậc tiền bối đều hiển linh, giúp đỡ.

Tuy nhiên, chẳng phải những khi đánh giặc cứu nớc các anh hùng đời trớc mới hiển linh âm phù cho các anh hùng đời sau. Trong nhiều trờng hợp khó khăn khác, các vị anh hùng đời trớc cũng thờng hiển linh hoặc âm phù giúp con cháu. Hai Bà Trng nhiễm bệnh rồi nửa đêm bỏ đất ruổi ra lên trời đã đợc thợng đế xét soi phong cho chức vơng dự công đồng hành vũ hành

vân. Vì thế mà mỗi khi hạn hán, cầu đảo thì tất Hai Bà sẽ làm ma để cứu dân.

Lý Phục Man sau khi thấy Lý Nam Đế thất thế trớc quân Lơng thì cũng liều

thác theo vua dơng đài, cảm kích trớc tấm lòng trung hiếu thợng đế đã sắc

phong thần cho Lý Phục Man và luôn âm phù cho dân chúng: Trừ tai khử

ách đến cùng dân nay.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục và tác giả dân gian khi nói đến những ngời có công với dân tộc, với đất nớc thì đều không muốn để cho họ phải chết. Hoặc là rẽ nớc đi xuống biển nh An Dơng Vơng, lên núi Sóc Sơn để về trời

nh Thánh Gióng, ruổi ra lên trời nh Hai Bà Trng. Nếu không thì cũng là “sinh vi tớng, tử vi thần” chứ không phải là chết. Mà dù có chết rồi đi chăng nữa thì vẫn luôn theo dõi diễn biến của lịch sử, hễ có giặc ngoại xâm hoặc khó khăn thì hiển linh, về âm phù cho ngời đời sau. Do đợc thần thánh hóa nh vậy, nên các anh hùng có công với đất nớc, dân tộc mãi bất tử trong văn học dân gian cũng nh trong Thiên Nam ngữ lục.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w