Lý giải sự tơng đồng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục (Trang 32 - 33)

Thiên Nam ngữ lục và quốc sử đều là những văn bản ra đời thời Trung

đại. Đây là thời kỳ có quan niệm “văn sử bất phân”. Đơng thời rất coi trọng văn hoá Hán. Hơn nữa các tác giả đều là môn đồ của đạo Khổng. Chính tác giả Thiên Nam ngữ lục đã tự nhận là “cùng sinh trong đạo thánh hiền” cho nên không lấy gì làm lạ khi tác giả vay ý mợn lời hay sử dụng các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa. Hơn nữa việc ghi chép mô tả các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong quốc sử cũng nh Thiên Nam ngữ lục đều bắt

nguồn từ nhu cầu nhận thức lịch sử. Nhu cầu này bắt nguồn từ ý thức rất cao về đất nớc, dân tộc và nhân dân. Đây là thời kỳ ý thức dân tộc rất cao nên tác giả Thiên Nam ngữ lục và các sử gia rất coi trọng những giá trị văn hóa, văn học dân gian. Do vậy mà những truyền thuyết, cổ tích, thần thoại kể về các anh hùng, các vị thần mà nhân dân truyền tụng trong văn học dân gian đã đợc các tác giả công nhận và đề cao. Trên tinh thần coi trọng sự tích của các nhân vật đợc truyền tụng trong nhân dân các tác giả đã su tập đợc nhiều tài liệu cần thiết cho việc xây dựng tác phẩm. Ngô Sĩ Liên, một sử quan dới triều Lê Thánh Tông cũng đã thể hiện cả quan điểm chính thức của Nhà nớc đối với những tài liệu lu truyền trong dân gian. Trong Đại Việt sử ký toàn th, Ngô Sĩ

Liên đã chú ý tới những thần thoại và truyện cổ tích liên quan đến nguồn gốc dân tộc nh truyện Lạc Long Quân, Âu Cơ, truyện Rùa vàng... để viết phần

Ngoại kỷ. Đồng thời, tác giả cũng lại sử dụng những truyện dân gian về Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn,... trong khi viết phần Bản kỷ của bộ sách ấy. Còn với

Thiên Nam ngữ lục thì nguồn văn liệu dân gian cũng đợc sử dụng thờng

xuyên.

Có thể nói các tác giả muốn tìm những truyền thống tốt đẹp tiềm tàng trong văn học dân gian để củng cố thêm ý thức dân tộc và niềm tự hào dân tộc. Khi viết Thiên Nam ngữ lục, tác giả không dựa hẳn vào một bộ sử nào, mà có thể đã tham khảo nhiều bộ sách nh Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích

quái, Thần tích, Ngọc phả hay đã sử dụng rộng rãi truyền thuyết dân gian.

Tuy nhiên, bộ sách mà tác giả theo sát nhất tất nhiên phải là bộ sử chính thống của thời đại tác giả: bộ Đại Việt sử ký toàn th của Ngô Sĩ Liên. Nh vậy, ở một chừng mực nào đó tác giả Thiên Nam ngữ lục đã tiếp thụ những truyền thuyết dân gian từ Ngô Sĩ Liên. Vậy nên cũng không lấy gì làm lạ khi

Thiên Nam ngữ lục với quốc sử lại có điểm tơng đồng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của thiên nam ngữ lục (Trang 32 - 33)