Nhân vật “tôi“ đối lập với thế giới cộng đồng

Một phần của tài liệu Nhân vật tôi trong từ ấy của tố hữu và trong thơ xuân diệu trước 1945 (Trang 65 - 67)

4. Nghệ thuật biểu hiện nhân vật “tôi” trong thơ Xuân Diệu trớc cách mạng

4.1. Nhân vật “tôi“ đối lập với thế giới cộng đồng

Trong cuộc sống thờng nhật cũng nh trong Thơ mới, cái buồn đã trở thành tâm thế chung của cả một thời đại, là bởi nó gắn chặt với sự khẳng định nhân vật “tôi” cá nhân. Mà “tôi” ở đây lại đối lập với thế giới cộng đồng, “tôi” đứng riêng một mình làm nên nét đặc biệt trong thơ ca. Có thể nói: Thơ mới đã tích tụ lại trong mình tất cả nỗi đau nhân thế và nỗi buồn thời thế để viết nên bản hoà táu mà tất cả các cung bậc đều ngậm ngùi, đau xót, ảo não, tái tê...

Hồn thơ Xuân Diệu đã lớn lên trong bối cảnh hết sức phức tạp ấy của xã hội. Nhân vật “tôi” trong thơ luôn khao khát một tình yêu mãnh liệt, yêu trong vội vàng và điều mà “tôi” sợ nhất đó là thời gian, một tình yêu rất đặc biệt, yêu vồ vập, yêu ham hố, yêu nh muốn cắm vào cuộc sống “Hỡi xuân hồng ta muốn cắm vào ngơi”. Cuộc sống đã không đáp lại đợc tình yêu của nhân vật “tôi”, nh- ng “tôi” không bỏ đời đợc mà ngợc lại “tôi” bám vào đời bằng một sức mạnh kỳ lạ:

Tôi kẻ đa răng bấu vào mặt trời Kẻ đựng trái tim trìu máu đất Hai tay chín móng bám vào đời

(H vô)

Sự đối lập với cộng đồng của nhân vật “tôi”, đó là cái “tôi” đã thực sự đ- ợc giải phóng, nó không còn dáng vẻ bỡ ngỡ, dè dặt trớc đó, nó phát biểu hết sức thành thật, táo bạo những cháy bỏng của nó. Con ngời ấy muốn uống cạn một cách vồ vập, “cái ly tràn đầy sự sống” (Lời - Tago).

Trong thơ Xuân Diệu toát lên một nhu cầu mãnh liệt: đợc cảm thông. Con ngời rất có ý thức về bản ngã ấy không phải là một cái “tôi” khép kín, chỉ biết có mình, mà là cái “tôi” luôn mở ra với cuộc đời.

Tác giả: “Thi nhân Việt Nam” đã khái quát thấm thía: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhng càng đi sâu càng lạnh” [16; 54].

đó sớm nhất. Tâm trạng cô đơn trở thành một cảm giác rất nhục thể. Cái “tôi” đã đào tới tận đáy của nó. “Xuân Diệu là ngời đã đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan).

Nhân vật “tôi” - đối lập với thế giới cộng đồng đợc Xuân Diệu thể hiện tiêu biểu qua bài “Hy mã Lạp Sơn”. Tuyệt vọng, cô đơn, đi tìm sự giải thoát. Nhng lại rơi vào cảm giác rợn ngợp ở trong cái đỉnh tháp ngà của cái “tôi” ấy:

Ta cao quá mà núi non thấp lắm Chẳng so chi, chẳng chi đến giao hoà

(Hy mã Lạp Sơn) Từ trên cao ấy, “tôi” (ta) nhìn xuống với cái nhìn tự kiêu, kênh kiệu:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta

(Hy mã Lạp Sơn)

Và “tôi” đã đóng cửa, thu mình lại trong cái thế giới “Riêng - Tây” và tự đày đoạ bản thân mình trong cô đơn:

Trời ma gió hôm nay ta đóng cửa ... Ta nằm đây nh một ải quan xa

Suốt năm tháng chẳng có ngời tiếc nối” (Riêng Tây)

Nhân vật thơ Xuân Diệu có khi xng “tôi” có khi xng “ta”, và tiêu biểu nhất là bài “Hy mã Lạp Sơn”. Xuân Diệu đề cao cái “tôi” (ta) của mình trớc cuộc sống. Nhân vật “tôi” đã đi đến với cuộc đời bằng một tâm hồn nồng cháy, nghĩ cuộc đời sẽ đáp ứng lại những khát vọng của “tôi”, cuộc đời sẽ đón nhận “tôi”, nhng “tôi” đã nhầm. Bởi vì xã hội lúc bấy giờ không đáp ứng đợc thèm muốn vô biên và tuyệt đích của ngời tiểu t sản. Cho nên cuộc đời cũng từ chối nhân vật “tôi” một cách tàn nhẫn:

Lòng anh là một cơn ma lũ Đã gặp lòng em là lá khoai

Trong “Thơ thơ” và “Gửi hơng cho gió”, Xuân Diệu xót xa cho tình yêu mong manh tội nghiệp của “tôi”:

Ta đợc em chăng lại mất liền

“Thơ thơ” và “Gửi hơng cho gió” đã phần nào cho độc giả thấy đợc nhân vật “tôi” - đối lập với thế giới cộng đồng, mà tiêu biểu nhất là bài “Hy mã Lạp Sơn”, ở đây nhân vật “tôi” đã đợc tác giả chuyển hoá và xng là “ta”. Nhng “tôi” và “ta” thì cùng chung một ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Nhân vật tôi trong từ ấy của tố hữu và trong thơ xuân diệu trước 1945 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w