0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Xuân Diệu và “Thơ thơ”, “Gửi hơng cho gió”

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÔI TRONG TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU VÀ TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC 1945 (Trang 48 -49 )

Xuân Diệu là một tác giả lớn, có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, ông đã để lại cho đời một di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau, ông có một phong cách riêng đặc sắc. Trớc và sau 1945, Xuân Diệu đều có những đóng góp lớn đối với nền văn học n- ớc nhà, Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Sau năm 1945, Xuân Diệu cũng thuộc số ít ngời ở hàng đầu của nền thơ ca cách mạng.

Đã có nhiều bài phê bình, tiểu luận, nghiên cứu về các sáng tác của Xuân Diệu. Số lợng bài viết về thơ Xuân Diệu khá phong phú. Điều đó nói lên rằng giới nghiên cứu phê bình văn học nớc ta ngày càng nhận thấy giá trị lớn lao của Xuân Diệu trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

Trong Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh cho rằng: Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào cha từng có. Khi vui cũng nh khi buồn ông đều nồng nàn tha thiết. Sau đó ông đi đến khái quát, đề cao đúng vị trí của Xuân Diệu:

“Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới - nên chỉ những ngời lòng còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê... Với một nhà thơ còn có gì quý cho bằng sự hoan nghêng của tuổi trẻ” [16; 120].

Là một tác giả đa tài, sự nghiệp sáng tác văn học của Xuân Diệu khá đồ sộ. Năm 1938 Xuân Diệu cho xuất bản tập “Thơ thơ”. Không chỉ đến với thơ, Xuân Diệu đã đến với văn xuôi từ rất sớm. Năm 1939, tập hợp các truyện ngắn đã đăng trên báo “Ngày nay”, Xuân Diệu cho xuất bản tập truyện “Phấn thông vàng”. Năm 1944 là tập thơ “Gửi hơng cho gió” và tập văn xuôi “Trờng ca”...

Xuân Diệu là ngời đã đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới. Nhà thi sỹ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê. Năm 1938, Xuân Diệu cho xuất bản “Thơ thơ” và ở lời tựa tập thơ, Thế Lữ vẫn tiếp tục dành những lời nồng nhiệt ca ngợi Xuân Diệu. Thế Lữ đã đa ra những nhận định phóng khoáng mà tinh tế về những đặc điểm của hồn thơ Xuân Diệu: “Thơ thơ là cụm đầu mùa

chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta đã có Xuân Diệu. Loài ngời hãy hiểu con ngời ấy” [7; 200].

Với Xuân Diệu thì hai tập “Thơ thơ” (1938) và “Gửi hơng cho gió” (1944) đều có giá trị, góp phần tạo nên phong cách Xuân Diệu, nhà thơ số một của phong trào Thơ mới thời thịnh kỳ. ở mỗi tập thơ đều có những bài hay, tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu.

“Thơ thơ” có nhiều chất non tơ, rạo rực, tha thiết và hồn thơ trong trẻo. Còn “Gửi hơng cho gió” đằm nh than hồng phủ một lớp tro mỏng và cũng có xen vị đắng cay trong tình đời và tình yêu.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh cho rằng: “Thơ thơ ra đời trong tâm lý chờ đợi của xã hội và đợc hoan nghênh đặc biệt. Gửi hơng cho gió không có đợc không khí xã hội đó. Thực chất đây là hai tập thơ hay của hai thời kỳ nhng có chung một phong cách. Rất khó để nói tập nào hơn tập nào. ở tập đầu rạo rực tơi trẻ, ở tập sau méditatiors của Xuân Diệu sâu hơn” [7; 226 - 227].

Xuân Diệu luôn bị ảm ảnh bởi không gian và thời gian. Không gian và thời gian trong hai tập thơ là không gian và thời gian của cuộc đời và trí tợng t- ợng. Không gian và thời gian của Xuân Diệu mang tính chất trần thế. “Thơ thơ” và “Gửi hơng cho gió” đã đem đến cho Xuân Diệu những thành công trên bớc đờng sự nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TÔI TRONG TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU VÀ TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC 1945 (Trang 48 -49 )

×