4. Nghệ thuật biểu hiện nhân vật “tôi” trong tập thơ “Từ ấy”
4.3. Kết cấu thơ với việc thể hiện nhân vật “tôi“
Kết cấu trong các bài thơ không bao giờ là hiện tợng kỹ thuật, hình thức thuần tuý. Nó mang đậm dấu ấn quan niệm chủ quan về thế giới và con ngời của nhân vật “tôi”, mang dấu ấn của thời đại.
Kết cấu trong thơ có sự uyển chuyển và nhuần nhuyễn, tạo ra giọng điều trữ tình. Thành công của Tố Hữu là đã xây dựng đợc hình tợng nhân vật “tôi” kiểu mới, “tôi” giữa mọi ngời. Đọc “Từ ấy”, ta luôn thấy một con ngời cá thể giữa muôn ngời:
“Tôi chỉ một giữa muôn ngời đau khổ Tôi chỉ một giữa muôn ngời chiến đấu...”
Kết cấu thơ đã thể hiện đợc rõ nét cái “tôi”. Chính cái “tôi” ấy mang vào thơ một điểm nhìn mới mẻ, điều này cha hề có trong kiểu nhà thơ vũ trụ siêu cá thể, và trong kiểu nhà thơ tự biểu hiện khép kín. Kết cấu nhân vật “tôi” ý thức về vai trò ở giữa mọi ngời, làm cho “tôi” một lúc hớng về nhiều đối tợng đã phát triển ở thơ Tố Hữu, cái “tôi” trữ tình nhiều vai. Vì cái “tôi” nhiều vai này đã làm cho tiếng thơ Tố Hữu phong phú, biến hoá, giàu âm điệu trữ tình hơn. Đồng thời nó cũng cho thấy trong thơ Tố Hữu đã mở rộng rất nhiều giới hạn của cái “tôi” trữ tình cá nhân.
Thơ trữ tình thực chất là sự chiếm lĩnh bằng nghệ thuật các loại kinh nghiệm đời sống qua một cá nhân. Những bài thơ thành công của nhân vật “tôi” một phần là do kết cấu nghệ thuật tạo nên. Lần đầu tiên trong thơ chính trị Việt Nam xuất hiện một cái “tôi” chân thành cởi mở, tự thể hiện niềm vui, niềm say mê, nỗi buồn, sự đấu tranh bản thân trong những phút yếu đuối. Hiểu đợc cách mạng chính là con đờng giải phóng cá tính chân chính:
“Tôi đã sống những ngày điên phẫn uất Nhng cha hề một bữa nh hôm nay Tôi đã nghe ran nóng máu hăng say”
ở trong tôi, một núi lửa hơi đầy Thét vang trời, ghê gớm nh hôm nay”
(Tranh đấu)
Tất cả những điều đó đã tạo cho cái “tôi” (nhà thơ) đợc bộc lộ tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ công thức, chuẩn mực nào, tạo nên những vần thơ đẹp, bay bổng bậc nhất trong thơ ca cách mạng Việt Nam.
Trong thơ Tố Hữu, đấu tranh cách mạng là đề tài lớn bao trùm, kết cấu trong thơ không hề có sự trùng lặp, nó đợc vận dụng một cách tinh tế trên nhiều phơng diện khác nhau. Nhân vật “tôi” dùng quan điểm cách mạng để nhìn vào cuộc đời cá nhân, đây chính là sự đặc sắc của tập thơ, từ đây có một kết cấu thơ rất độc đáo và riêng biệt. Trong thơ luôn có cái “tôi” buồn, khao khát cuộc sống:
“Tôi thu tất cả trong thầm lặng Nh cánh chim buồn nhớ gió mây”
(Nhớ đồng) Hay: “Khát khao hoài, nh cô gái mong chờ
Sau cửa hé, ngời yêu cha biết mặt...”
(Huế tháng Tám)
Và chính cái “tôi” này còn thể hiện ở nỗi băn khoăn đau đớn của ngời kỹ nữ:
“Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh Tình ôi gian dối là tình
Thuyền em rách nát có lành đợc không?” (Tiếng hát sông Hơng)
Kết cấu thơ với việc thể hiện nhân vật “tôi” một cách phong phú, đa dạng và rất đặc sắc. Nhờ kết cấu này mà nhân vật “tôi” luôn hiện lên trong một t thế hiên ngang, một nhân vật “tôi” mà thời kỳ này cha có một nhà thơ nào theo kịp.