Những nhân tố tâm lí, sinh lí tham gia vào quá trình giao tiếp

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 25 - 28)

Hoạt động giao tiếp yêu cầu các nhân vật giao tiếp tham gia với tư cách cá nhân, phải thể hiện được cái “tôi” cá nhân của mình trong quan hệ giao tiếp với người khác. Để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả, người tham gia giao tiếp phải đáp ứng những yêu cầu về thể chất và sự phát triển tâm lí. Ý thức về sự phát triển thể chất là yếu tố đầu tiên tham gia vào quá trình giao tiếp. Trong quá trình tạo lập văn bản để giao tiếp, các giác quan của người tham gia giao tiếp được vận động, các thao tác trình bày, thuyết phục cũng có vai trò đáng kể. Ý thức về sự phát triển như là một cá thể đầy đủ sẽ có vai trò quyết định trong hoạt động giao tiếp. Người tham gia giao tiếp phải chứng tỏ cái “tôi” cá nhân của mình trong quá trình tạo lập và tiếp nhận văn bản.

Giao tiếp còn có sự tham gia của quá trình tâm lí, mà ở đó cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tư duy được huy động tối đa. Việc tạo lập một văn bản bao giờ cũng bắt đầu bằng hoạt động phân tích đề. Quá trình phân tích này làm nảy sinh ở học sinh cảm giác về vấn đề cần giải quyết. Cảm giác này sẽ là cơ sở để hoạt động tri giác phát triển tiếp theo. Cùng với tri giác là tưởng tượng để lựa chọn ngôn ngữ.

Khi tiến hành tạo lập văn bản, học sinh sẽ thể hiện những gì mình tưởng tượng, hình dung ở quá trình phân tích đề. Như vậy, bằng tri giác người tạo lập văn bản đã thể hiện được cái “tôi” nhận thức của mình trong văn bản mà các em tạo lập.

Cảm giác và tri giác tham gia vào hoạt động giao tiếp với vai trò của hoạt động nhận thức cảm tính. Tuy nhiên, nếu chỉ nhận thức bằng cảm tính thì chưa đủ, việc tạo lập một văn bản để tham gia vào hoạt động giao tiếp phải nhận thức bằng cả lí tính nữa. Nhận thức cảm tính là bước khởi đầu giữ vai trò quan trọng trong giao tiếp. Nó có nhiệm vụ cung cấp “nguyên vật liệu” cho những hoạt động tâm lí cao hơn, hoạt động tư duy và tưởng tượng. Tư duy là một hoạt động trí tuệ, một hoạt động nhận thức. Học sinh tư duy bằng cách thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa những kết quả thu được của nhận thức cảm tính. Kết quả của tư duy trong hoạt động giao tiếp là những phán đoán và lí giải cho những phán đoán của học sinh, với tư cách là chủ thể giao tiếp. Bằng hoạt động tư duy người học đã thể hiện được rõ nét hơn cái “tôi” của mình trong việc tạo lập và tiếp nhận văn bản. Những phán đoán do tư duy mang lại là thước đo khả năng nhận thức và mức độ tiếp nhận của học sinh.

Bên cạnh yếu tố tâm lí còn có yếu tố sinh lí tham gia vào quá trình giao tiếp. Đó là các yếu tố về độ tuổi, thể chất, trí tuệ, thói quen, nếp sống và mặt bằng văn hóa của người tạo lập và tiếp nhận văn bản. Các yếu tố này tham gia vào quá trình giao tiếp như là phương diện cơ bản của nhân vật giao tiếp, có tác dụng phát huy tối đa năng lực giao tiếp của người tạo lập và tiếp nhận văn bản.

1.4.2. Những nhân tố khích lệ quá trình giao tiếp

Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là một nét đặc trưng trong nhân cách học sinh THPT, là yếu tố đầu tiên khích lệ quá trình giao tiếp. Đến tuổi này, cơ thể các em đã phát triển và học sinh THPT ý thức rõ về sự phát triển mạnh mẽ trong cơ thể, thấy sức lực của mình ngày một dồi dào, thấy tầm hiểu biết được mở rộng, kĩ năng, kĩ xảo được phát triển. Các em muốn chứng tỏ mình là người lớn

nên có nhu cầu tham gia nhiều hơn các vấn đề của xã hội. Mối quan hệ của học sinh THPT với bạn bè, người lớn cũng có nhiều thay đổi. Trong các quan hệ giao tiếp, học sinh THPT luôn có xu hướng coi mình là người đã trưởng thành, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động để khẳng định mình. Do sự phát triển khá đầy đủ về thể chất, về tâm lí, học sinh THPT dễ tự giác, độc lập thực hiện các hoạt động học tập của bản thân mình. Đó là các điều kiện phát triển khả năng giao tiếp của học sinh.

Về trí tuệ, khả năng phân tích và tổng hợp của học sinh THPT ngày càng phát triển, là điều kiện để các em tham gia sâu hơn vào hoạt động giao tiếp. Các em đã thực hiện thành công những hoạt động trí tuệ cao. Từ sự tri giác các sự vật hiện tượng riêng lẻ học sinh THPT đã có ý thức khái quát tìm ra bản chất của nó. Sự chú ý của học sinh THPT cũng có tính lựa chọn, tri giác có mục đích chiếm ưu thế. Tư duy trừu tượng của học sinh THPT đã phát triển. Bên cạnh tư duy hình tượng vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy của các em, học sinh THPT đã hình thành tư duy phê phán. Các em biết lập luận giải quyết một vấn đề có căn cứ. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách dời khỏi tư duy ngôn ngữ. Các em có thể điều khiển được hoạt động của mình theo kế hoạch chung. Về trí nhớ, ghi nhớ có chủ định chiếm ưu thế, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Ghi nhớ lôgic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng rõ rệt. Các em biết sử dụng các phương pháp ghi nhớ như: tóm tắt ý chính, so sánh đối chiếu… Đặc biệt, các em đã tạo được sự phân hóa trong ghi nhớ. Những đặc điểm phát triển trí tuệ khiến học sinh THPT có khả năng tham gia ngày càng sâu hơn vào hoạt động giao tiếp.

Đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT là sự tự ý thức. Đây là một yếu tố khích lệ quá trình giao tiếp. Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, của trí tuệ và đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ giao tiếp với xã hội, với mọi người mà đã xuất hiện ở học sinh THPT nhu cầu quan tâm đến đời

sống nội tâm của mình, xuất hiện nhu cầu tự đánh giá. Phẩm chất tự ý thức xuất hiện và phát triển có ý nghĩa lớn lao đối với quá trình phát triển nhân cách lứa tuổi học sinh THPT.

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 25 - 28)