Thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mớ

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 54 - 57)

B. Cơ sở thực tiễn

2.2.4.4.Thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mớ

Việc thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mới chính là nhằm củng cố và kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh ở ba bước trên. Đồng thời giúp học sinh vận dụng tri thức vào việc phân tích tiếp nhận văn bản hoặc tạo lập văn bản mới theo nhiệm vụ giao tiếp. Ở ba bước trên giáo viên đã đi từ việc đưa ra một tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp sau đó dẫn dắt học sinh phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp và cuối cùng để các em tự lĩnh hội các tri thức và rút ra những kĩ năng cần thiết. Tới bước thứ tư này, giáo viên lại bắt đầu từ việc đưa ra một tình huống giao tiếp sau đó yêu cầu các em tự thực hiện việc phân tích tình huống gắn với các nhân tố của hoạt động giao tiếp và lập dàn ý để tạo lập văn bản.

Ở đây, tình huống đưa ra cần đơn giản ngắn gọn và yêu cầu về văn bản mà học sinh tạo lập cũng ở mức độ vừa phải. Với lượng tri thức vừa lĩnh hội được ở những bước trên học sinh có thể sẽ tạo lập được một văn bản theo sự định hướng của lí thuyết. Ở bước này, học sinh sẽ được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hành giao tiếp bằng cách tạo lập một văn bản ngắn.

Đối với một giờ Làm văn, việc thực hành có nhiều hình thức. Có thể là thực hành tiếp nhận văn bản hoặc thực hành tạo lập văn bản. Dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng giao tiếp sẽ mất một lượng thời gian tương đối lớn. Chính vì vậy ở bước thứ tư này, việc thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mới sẽ tích hợp với phần luyện tập để đảm bảo đúng thời lượng một tiết học. Ở cả mục (I) và mục (II), giáo viên đều đưa ra một văn bản để học sinh tiếp nhận. Tới bước này, giáo viên sẽ giúp học sinh thực hành tạo lập, để các em không chỉ với vai trò là người nghe, người đọc mà còn đứng trong vai trò người nói, người viết. Đây chính là một khâu nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh.

Chẳng hạn như ở mục (I) sau khi giúp học sinh hiểu thế nào là thao tác lập luận bình luận và mục đích của thao tác lập luận bình luận giáo viên sẽ đưa ra một bài tập nhỏ: Em hãy xác định các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong đề bài sau:

Viết một đoạn văn ngắn thuyết phục mọi người tán đồng với nhận xét: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Để thực hiện được bài tập này học sinh sẽ phải xác định

được:

- Nhân vật giao tiếp: người viết là bản thân mỗi học sinh; người đọc là tất cả mọi người.

- Nội dung bình luận: tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của mỗi người. - Mục đích giao tiếp: thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Qua đó khuyến cáo mọi người nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

- Hoàn cảnh giao tiếp: trong lớp học - Phương tiện, cách thức giao tiếp:

+ Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, gần gũi, dễ hiểu + Cách lập luận: chặt chẽ, hợp lí, ngắn gọn, hàm súc

Do thời lượng của một tiết học hạn chế cho nên ở mục này việc thực hành tạo lập chỉ dừng lại ở khâu xác định các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong đề bài, sau đó giáo viên có thể gợi ý để học sinh lập dàn ý, còn việc hiện thực hóa dàn ý giao về nhà để các em thực hiện.

Tương tự như vậy, ở mục (II), với việc phân tích ngữ liệu trong SGK trang 73, học sinh đã nắm được ba bước để thực hiện thao tác lập luận bình luận. Sau khi đã nắm được lí thuyết giáo viên đưa ra một bài tập nhỏ để học sinh thực hành tạo lập văn bản theo đúng trình tự ba bước như đã học. Giáo viên có thể đưa ra bài tập

Em hãy viết một đoạn văn bản về nạn sử dụng tài liệu trong thi cử của học sinh theo trình tự ba bước. Khi được giao bài tập này, học sinh sẽ xác định nhanh các nhân tố

của hoạt động giao tiếp thể hiện trong đề bài để có những định hướng cụ thể cho việc tạo lập văn bản. Cụ thể:

- Nhân vật giao tiếp:

+ Người viết: cá nhân mỗi học sinh. + Người đọc: các bạn trong lớp.

- Nội dung giao tiếp: Viết về nạn sử dụng tài liệu trong thi cử, hậu quả và giải pháp khắc phục tình trạng này.

- Mục đích giao tiếp: Thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét: nạn sử dụng tài liệu trong thi cử hiện nay ngày càng phổ biến và đề xuất những giải pháp để hạn chế tình trạng trên.

- Hoàn cảnh giao tiếp: trong lớp học. - Cách thức, phương tiện giao tiếp:

+ Cách lập luận: theo 3 bước

▪ Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận: nạn sử dụng tài liệu trong thi cử của học sinh ngày càng phổ biến.

▪ Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận: đó là một hành vi xấu cần được bài trừ, vì:

→ Tạo cho học sinh thói quen lười học và ỷ lại → Ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ▪ Bước 3: Bàn luận mở rộng vấn đề:

+ Nguyên nhân của tình trạng + Giải pháp khắc phục

Sau khi lập được một dàn ý sơ lược như trên, học sinh sẽ tiến hành tạo lập văn bản ngay tại lớp (thay cho phần luyện tập) để giáo viên đánh giá hiệu quả sản phẩm giao tiếp ngay trong tiết học.

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 54 - 57)