Dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” theo hướng giao tiếp phải gắn lí thuyết với thực hành giao tiếp của học sinh

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 39 - 40)

B. Cơ sở thực tiễn

2.2.3.1.Dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” theo hướng giao tiếp phải gắn lí thuyết với thực hành giao tiếp của học sinh

phải gắn lí thuyết với thực hành giao tiếp của học sinh

Như bất kì bộ môn nào trong nhà trường THPT, Làm văn cũng có những giờ lí thuyết. Nhưng lí thuyết của Làm văn không phải là lí thuyết thuần túy mà cơ bản là lí thuyết thực hành. Nguyễn Quang Ninh trong cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt đã khẳng định rằng: “Cần qua thực hành mà dạy lí thuyết, từ thực hành mà khẳng định lí thuyết, mỗi kiến thức lí thuyết phải được minh họa sinh động bằng một mẫu thực hành” [1, 201]. Dạy Làm văn là dạy cách thức tạo ra các văn bản để

giao tiếp, chính vì vậy khi dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” theo hướng giao tiếp giáo viên phải chú ý luôn gắn lí thuyết với thực hành giao tiếp của học sinh.

Dạy Làm văn, một mặt phải giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết về kiểu bài hay thao tác nào đó, mặt khác phải giúp học sinh biết cách tổ chức một văn bản sao cho phù hợp với nội dung lí thuyết, đảm bảo được các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Trước khi rút ra những kiến thức lí thuyết cơ bản giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào những hoạt động giao tiếp nhỏ, đơn giản. Đó có thể chỉ là hình thức giao tiếp miệng, phát vấn đàm thoại giữa giáo viên và học sinh. Nhưng

qua đó học sinh được hình thành ngay kĩ năng nói, diễn đạt. Sau khi đã nắm vững lí thuyết rồi học sinh sẽ được thực hành giao tiếp bằng cách tạo lập một văn bản theo đúng yêu cầu của lí thuyết đã được học. Trên thực tế chúng ta thấy, bản thân những tiết học lí thuyết không thể tạo nên những kĩ năng này. Lí thuyết không phải là mục đích cuối cùng của Làm văn nhưng đó lại là cơ sở để định hướng cho rèn luyện kĩ năng Làm văn. Cho nên khi dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” theo hướng giao tiếp việc gắn lí thuyết với thực hành giao tiếp là một việc làm quan trọng. Chẳng hạn, sau khi củng cố cho học sinh các kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bình luận giáo viên cần phải ứng dụng những kiến thức đó vào ngay thực tiễn giao tiếp của học sinh. Trên cơ sở những kiến thức nắm được học sinh có thể tạo lập được ngay một văn bản nói hoặc viết đảm bảo được các nhân tố của hoạt động giao tiếp.

Ở Làm văn, thực hành nằm ngay trong lí thuyết. Vì thế muốn phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh, bên cạnh việc cung cấp các kiến thức cần thiết về giao tiếp, giáo viên phải gắn những kiến thức đó với việc thực hành giao tiếp của học sinh. Điều đó có nghĩa là, sau khi hiểu lí thuyết, giáo viên phải dẫn dắt học sinh vào những tình huống giao tiếp cụ thể. Ở những tình huống đó học sinh được nhập vai và trực tiếp rèn luyện, thực hành kĩ năng giao tiếp. Đó mới là mục đích cuối cùng của một tiết học lí thuyết Làm văn.

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 39 - 40)