Phân tích tình huống giao tiếp gắn với các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 48 - 51)

B. Cơ sở thực tiễn

2.2.4.2.Phân tích tình huống giao tiếp gắn với các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp

Việc phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp để nắm được nội dung bài học sẽ được chúng tôi triển khai ở bước sau.

2.2.4.2. Phân tích tình huống giao tiếp gắn với các nhân tố tham gia vàohoạt động giao tiếp hoạt động giao tiếp

Sau khi đưa ra được một tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh, giáo viên cần dẫn dắt để học sinh phân tích tình huống đó gắn với các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Nhân tố giao tiếp là những yếu tố có mặt trong cuộc giao tiếp và ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp, bao gồm: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp và phương tiện giao tiếp. Mỗi nhân tố đều có sự chi phối nhất định tới việc tạo lập văn bản của học sinh.

Ở những tiết dạy lí thuyết Làm văn thông thường (không theo hướng giao tiếp) việc phân tích mẫu chỉ xoáy vào đặc điểm của khái niệm, tìm ra những biểu hiện của khái niệm ở trong mẫu mà không chú ý đến đặc điểm của mẫu xét về mặt giao tiếp. Phân tích mẫu dưới góc độ giao tiếp vừa giúp học sinh khám phá, phát hiện những đặc trưng của khái niệm, vừa giúp học sinh hiểu mẫu một cách đầy đủ về mặt giao tiếp. Bởi mẫu chính là một sản phẩm hoàn chỉnh của hoạt động giao tiếp. Ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố của hoạt động giao tiếp mà các em đã được học trong bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” thuộc phần Tiếng Việt ở lớp 10. Do vậy việc xác định các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong mẫu không còn xa lạ với mỗi học sinh.

Ở giai đoạn này, để lĩnh hội được những tri thức cơ bản và tạo lập được văn bản học sinh phải xác định được các nhân tố giao tiếp trong đề bài. Việc làm này tạo điều kiện cho các em viết đúng yêu cầu của đề bài về mục đích, nội dung, cách thức giao tiếp… Như vậy, trước khi rút ra những vấn đề lí thuyết trọng tâm giáo viên cần đặt câu hỏi để hướng dẫn học sinh xác định lần lượt các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong đề bài.

- Xác định mục đích giao tiếp: nói/viết để làm gì?

- Xác định nhân vật giao tiếp: ai nói/viết? nói/viết cho ai nghe/ai đọc? - Xác định hoàn cảnh giao tiếp: nói/viết trong hoàn cảnh như thế nào? - Xác định nội dung giao tiếp: nói/viết cái gì?

- Xác định phương tiện giao tiếp: nói/viết như thế nào? Dùng từ đặt câu ra sao?

Những câu trả lời sẽ giúp học sinh có được những gợi ý quan trọng như lựa chọn nội dung cụ thể nào cho bài viết, xây dựng bố cục bài viết như thế nào và sử dụng phương tiện biểu đạt nào để việc tạo lập văn bản đạt hiệu quả.

Trở lại với hai tình huống giao tiếp (văn bản) đưa ra ở bước trước, tới bước này giáo viên sẽ đưa ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh xác định các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong mỗi văn bản. Việc làm này không chỉ giúp các em nắm được lí thuyết (khái niệm, mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện thao tác lập luận bình luận) mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản. Cụ thể, ở văn bản thứ nhất các em cần xác định được:

- Mục đích giao tiếp (mục đích của người viết là gì?): đó là bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề “bạo lực học đường”. Sau đó thuyết phục người đọc tán đồng với ý kiến đánh giá đó.

- Nhân vật giao tiếp (ai là người viết? viết cho ai đọc?): người viết là một cá nhân học sinh, người đọc là tất cả những học sinh biết và quan tâm tới vấn đề “bạo lực học đường”.

- Nội dung giao tiếp (viết về cái gì?): viết về tình trạng bạo lực học đường hiện nay, hậu quả và giải pháp để ngăn chặn tình trạng đó.

- Hoàn cảnh giao tiếp (viết trong hoàn cảnh như thế nào?): viết trong hoàn cảnh đời sống văn hóa xã hội phát triển, học sinh bị tác động mạnh bởi mặt trái của công nghệ thông tin như trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực…

- Phương tiện, cách thức giao tiếp (lựa chọn ngôn ngữ viết như thế nào?): ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Cách lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục được người đọc.

Tương tự như vậy, để dạy mục (II), giáo viên cũng sẽ hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu bằng việc xác định các nhân tố của hoạt động giao tiếp thể hiện trong văn bản, cụ thể:

- Mục đích giao tiếp: thuyết phục người đọc tán đồng với nhận định: “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố” và đưa ra những giải pháp nhằm khắc

phục tình trạng tai nạn giao thông. - Nhân vật giao tiếp:

+ Người viết: Võ Thị Hảo + Người đọc: tất cả các độc giả

- Nội dung giao tiếp: viết về vấn đề tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

- Hoàn cảnh giao tiếp: xã hội phát triển, có nhiều phương tiện tham gia giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân kém, nhiều tai nạn giao thông xảy ra.

- Phương tiện, cách thức giao tiếp: + Ngôn ngữ: trong sáng, dễ hiểu. + Cách lập luận:

 Đoạn 1: nêu ra vấn đề cần bình luận: tình trạng tai nạn giao thông.

 Đoạn 2: người viết đánh giá vấn đề đưa ra đúng và chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể.

 Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh

võng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố.

 Cho những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đến luật giao thông.

 Cho những kẻ đầu óc trống rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải…

 Đoạn 3, 4, 5, 6 người viết bàn bạc mở rộng vấn đề:

 Đưa ra nguyên nhân của tình trạng tai nạn giao thông (đoạn 3, 4).  Đưa ra biện pháp để khắc phục tình trạng đó (đoạn 5, 6).

Như vậy với việc xác định được năm nhân tố trên, học sinh đã bước đầu rút ra được khái niệm bình luận, mục đích, yêu cầu và cách thức thực hiện thao tác lập luận bình luận. Đồng thời có được một số kĩ năng tạo lập hay tiếp nhận một văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận. Tóm lại, việc phân tích tình huống (văn

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 48 - 51)