Nhận xét rút ra những nhận định yêu cầu, hiệu quả của hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 51 - 54)

B. Cơ sở thực tiễn

2.2.4.3.Nhận xét rút ra những nhận định yêu cầu, hiệu quả của hoạt động giao tiếp

học sinh lĩnh hội nội dung bài học. Việc lĩnh hội những kiến thức và kĩ năng này sẽ được chúng tôi cụ thể hóa ở bước sau.

2.2.4.3. Nhận xét rút ra những nhận định yêu cầu, hiệu quả của hoạt độnggiao tiếp giao tiếp

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng giao tiếp. Sau khi đã đưa ra được tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh, đồng thời định hướng cho các em phân tích những nhân tố của hoạt động giao tiếp, giáo viên sẽ giúp các em rút ra những nhận xét về yêu cầu hiệu quả của hoạt động giao tiếp.

Điều đó có nghĩa là học sinh phải rút ra những kiến thức cơ bản, cần thiết trên cơ sở những phân tích ở trên. Thông qua hoạt động giao tiếp, học sinh được nhập vai vào tình huống, được tìm hiểu các nhân tố giao tiếp, các em có thể dễ dàng phát hiện ra những kiến thức lí thuyết, đồng thời tiếp nhận được một số kĩ năng như kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng tiếp nhận văn bản. Ở mức độ sơ giản nhất, các em có thể hiểu được rằng muốn tạo ra một văn bản sử dụng một thao tác lập luận thì phải đảm bảo những yêu cầu nào, hay khi đứng trước một văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận thì phải căn cứ vào những nhân tố nào để tiếp nhận.

Chẳng hạn, ở tình huống trên, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nhân tố giao tiếp, giáo viên có thể đưa ra một hệ thống các câu hỏi để học sinh tự rút ra những nhận xét và kiến thức về khái niệm, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. Có một điều chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, khi chưa học bài “Thao tác lập luận bình luận” trong vốn kiến thức của các em hai chữ “bình luận” đã trở nên quen thuộc, thậm chí các em còn làm việc bình luận này rất thường xuyên và hiệu quả. Thế nhưng các em lại không biết được rằng bình luận trong cuộc sống với bình luận trong nhà trường (với tư cách là một thao tác lập luận) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ khi đi tìm hiểu các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong văn bản các em mới nhận ra điều đó. Như vậy học sinh có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi: Văn bản mà chúng ta vừa phân tích có sử dụng thao tác lập luận bình luận,

vậy em hiểu thế nào là thao tác lập luận bình luận? hay Qua mục đích giao tiếp em hãy xác định mục đích của thao tác lập luận bình luận? Việc làm này học sinh có

thể dễ dàng thực hiện bởi lẽ ngay trong khái niệm thao tác lập luận bình luận cũng chứa các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Với việc xác định những nhân tố này ở bước trên, tới đây học sinh có thể phát biểu được khái niệm theo cách hiểu của mình. Chẳng hạn, cách lập luận hay cách thức, phương tiện giao tiếp chính là cách thức tổ chức và sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng của người viết; nhân tố mục đích

giao tiếp chính là đề xuất và thuyết phục người đọc người nghe tán đồng với những

ý kiến đánh giá bàn bạc của người viết; hay nhân tố nhân vật giao tiếp chính là người đọc, người nghe, người viết; nhân tố nội dung giao tiếp chính là một hiện tượng một vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học. Như vậy ngay trong khái

niệm, các nhân tố giao tiếp đã thể hiện rất cụ thể, từ việc phân tích các nhân tố ấy học sinh có thể nắm được khái niệm ngay trên lớp. Khái niệm đó là, thao tác lập luận bình luận là cách thức tổ chức và sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với ý kiến đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, một vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học.

Hay thông qua việc xác định nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện, cách thức giao tiếp trong ngữ liệu ở mục (II), học sinh có thể nắm được các bước cơ bản để tiến hành lập luận bình luận. Ví dụ, ở đoạn văn thứ nhất, người viết đưa ra vấn đề để bàn bạc là thực trạng tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Điều đó sẽ tương đương với bước thứ nhất của thao tác lập luận bình luận, đó là nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận. Các đoạn 2, 3, 4, 5, 6 cũng tương tự như vậy. Cách lập luận của người viết sẽ cho chúng ta thấy được cách thức để tiến hành một thao tác lập luận bình luận. Cụ thể, để tiến hành tạo lập một văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận học sinh phải tiến hành theo đúng ba bước. Bước một, nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Bước hai, đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Bước ba, mở rộng bàn luận hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Như vậy thông qua việc phân tích tình huống giao tiếp (văn bản) học sinh tự mình tìm tòi và lĩnh hội kiến thức lí thuyết.

Không chỉ dừng lại ở đó, thông qua việc phân tích hoạt động giao tiếp (tình huống) học sinh sẽ tiếp thu được những kĩ năng cần thiết. Ở bước này, sau khi hướng dẫn học sinh phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp, giáo viên sẽ yêu cầu các em phát biểu, chính xác hóa khái niệm thành lời một cách trôi chảy, mạch lạc. Đây chính là cơ hội để học sinh rèn luyện kĩ năng diễn đạt, kĩ năng trình bày

trong hoạt động giao tiếp. Ngoài ra, thông qua hoạt động phân tích ở bước trên học sinh còn có thể rèn luyện được kĩ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản. Về tiếp nhận, học sinh đã vừa được giáo viên hướng dẫn tiếp nhận hai văn bản ở mục (I) và mục (II), cả hai văn bản này đều sử dụng thao tác lâp luận bình luận. Như vậy, ở những lần sau, khi đứng trước một văn bản, muốn biết văn bản đó sử dụng thao tác lập luận nào, học sinh có thể căn cứ vào các nhân tố giao tiếp để xác định. Về kĩ năng tạo lập chúng ta thấy, để tạo lập được một văn bản theo yêu cầu của đề bài, các em cũng cần phải xác định được các nhân tố giao tiếp thể hiện trong đề bài. Sau đó căn cứ vào các nhân tố giao tiếp đó để phác họa một dàn ý sơ lược. Những nhân tố như mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, phương tiện giao tiếp sẽ định hướng cho các em trong việc lựa chọn nội dung và cách dùng từ đặt câu trong bài viết. Riêng nội dung giao tiếp sẽ cung cấp cho các em những luận điểm và luận cứ xác đáng để viết văn bản.

Như vậy, việc đưa ra các tình huống giao tiếp và việc phân tích các tình huống gắn với các nhân tố của hoạt động giao tiếp không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lí thuyết mà qua đó còn giúp các em rèn luyện được những kĩ năng như kĩ năng diễn đạt, trình bày vấn đề hay kĩ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản.

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 51 - 54)