Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 37 - 39)

B. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Mục tiêu bài học

- Về mặt kiến thức: giúp HS hiểu được thế nào là lập luận bình luận và vai trò của lập luận bình luận trong bài văn nghị luận, nắm được cách thức tiến hành thao tác lập luận bình luận.

- Về mặt kĩ năng: giúp HS có kĩ năng tạo lập một văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận.

- Về ý thức thái độ: giúp HS hình thành thói quen sử dụng thao tác lập luận bình luận để mạnh dạn phát biểu những ý kiến riêng biệt và trung thực của bản thân trước những hiện tượng, vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.

2.2.2. Nội dung bài học

Bài “Thao tác lập luận bình luận” trong SGK Ngữ văn 11 được dạy trong thời gian một tiết, bao gồm 2 phần chính, phần thứ nhất là lí thuyết, phần thứ hai là luyện tập, cụ thể như sau:

Phần lí thuyết:

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận 1. Khái niệm

- Bình luận: bàn bạc, nhận định, đánh giá về một hiện tượng vấn đề nào đó.

- Thao tác lập luận bình luận: cách thức tổ chức, sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với ý kiến bàn bạc, đánh giá của mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học. 2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

- Mục đích: nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với ý kiến đánh giá của mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó.

- Yêu cầu: phải nắm vững kĩ năng bình luận, tức là biết cách tổ chức và sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ sao cho đạt được mục đích đề ra.

II. Cách bình luận: gồm 3 bước

1. Bước thứ nhất: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Cần trình bày rõ ràng hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, trung thực, khách quan. 2. Bước thứ hai: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

- Đề xuất được ý kiến đánh giá của riêng mình.

- Bảo vệ chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng. 3. Bước thứ ba: bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận.

- Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

- Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của những người đang nghe bình luận.

- Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng được bình luận có thể gợi ra.

* Ghi nhớ:

 Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

 Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:

- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình xác đáng. - Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

 Bài tập 1: Tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 3 thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, bình luận.

 Bài tập 2: Đề bài đưa ra một đoạn văn về tình hình tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên và yêu cầu HS chứng minh đoạn văn ấy có sử dụng thao tác lập luận bình luận.

 Bài tập 3: Bình luận về vai trò của pháp luật và việc giáo dục pháp luật trong xã hội sau khi tìm hiểu đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ.

2.2.3. Định hướng chung về dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” trong

SGK Ngữ văn 11 theo hướng giao tiếp

Một phần của tài liệu luận văn thao tác lập luận bình luận (phương pháp lí luận dạy hoc văn) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w